Khuyến khích mùa khai giảng 2019 không thả bóng bay

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa gửi lời khen đến em Nguyễn Nguyệt Linh (học sinh lớp 5M2, Trường Marie Curie, Hà Nội) đã viết bức thư gửi tới 40 trường học, kêu gọi ngừng hoặc hạn chế thả bóng bay trong ngày khai giảng và cho biết, ngành Giáo dục khuyến khích khai giảng “không bóng bay”.
 
 

Sau khi mạng xã hội chia sẻ bức thư của Nguyễn Nguyệt Linh - học sinh lớp 6 trường Marie Curie, Hà Nội - gửi 40 hiệu trưởng, đại diện nhiều trường học cho biết sẽ tổ chức lễ khai giảng không bóng bay.
Sau lá thư khen ngợi của Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường ngày 28/7, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa đã biểu dương Nguyễn Nguyệt Linh và cho biết ngành cíao dục khuyến khích khai giảng “không bóng bay”.
Thông tin đến báo chí, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, bà rất ấn tượng và xúc động khi đọc bức thư của Nguyệt Linh, em học sinh dù còn nhỏ tuổi nhưng đã biết bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình trước một vấn đề nóng của xã hội và có ý thức, trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường.
"Bức thư của em những ngày qua đã truyền cảm hứng và “đánh thức” người lớn nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa từ việc thả bóng bay - một việc thường được làm trong mỗi dịp khai giảng nhưng ít ai nghĩ về tác hại của nó. Bộ GD&ĐT hoan nghênh và biểu dương, khen ngợi ý tưởng xuất sắc, thiết thực của em Nguyệt Linh", bà Nghĩa nói.
Khuyen khich mua khai giang 2019 khong tha bong bay
Ảnh minh họa. 
"Nhiều trường học ở Hà Nội và một số địa phương đã ủng hộ ý tưởng này. Đây là việc nên nhân rộng. Bộ đề nghị các trường có cách làm sáng tạo, phù hợp để vừa tạo không khí hứng khởi ngày khai giảng, vừa bảo vệ môi trường.
Tôi hy vọng lá thư của em Linh sẽ khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường. Trước hết là giữ gìn, bảo vệ môi trường ngay trong lớp học, trường học và nơi các em học tập, bằng các việc làm thiết thực.
Từ việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn của em Nguyệt Linh, hy vọng sẽ lan tỏa, nhiều em học sinh sẽ có thêm những ý tưởng mới, sáng tạo, gắn liền với cuộc sống và học tập của các em", Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho hay.

Giảm ùn tắc là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, sao lại đẩy cho dân?

(Kiến Thức) - Cần thống nhất quan điểm rằng, nghĩa vụ “giải bài toán” ủn tắc, trách nhiệm chính thuộc về cơ quan quản lý nhà nước nên không thể đẩy cái khó về phía dân.

UBND TP Hà Nội vừa báo cáo HĐND TP việc thực hiện nghị quyết về đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030", trong đó có nội dung thu phí phương tiện vào nội đô. Dù mới là chủ trương nhưng đã vấp phải sự phản ứng từ dư luận với nhiều ý kiến không đồng tình.
Trao đổi với PV Kiến Thức, Luật sư Trương Anh Tú - Đoàn Luật sư Hà Nội nhận định, đề xuất thu phí sử dụng giao thông tự động đối với xe hơi đi vào khu vực trung tâm hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM, nhằm mục đích điều tiết, giảm thiểu ùn tắc giao vừa đưa ra đã bộc lộ nhiều điều bất hợp lý gây nhiều ý kiến trái chiều và không có tính thực tiễn, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân.

Khu vực đặt thí nghiệm làm sạch sông Tô Lịch của Nhật ra sao sau vụ xả nước Hồ Tây?

Theo quan sát của PV, 4 chiếc 'bảo bối' của Nhật vẫn hoạt động bình thường, chạy 24/24 tại khu thí điểm trên sông Tô Lịch. Chuyên gia Nhật đã xây dựng các phương án để làm sao các tấm Bioreactor đặt trong lòng sông vẫn kích hoạt vi sinh vật và giữ được các vinh sinh vật này, dù có xả nước hồ Tây hay xả mạnh hơn thì sẽ không bị cuốn trôi kết quả. 

Khu vuc dat thi nghiem lam sach song To Lich cua Nhat ra sao sau vu xa nuoc Ho Tay?

Dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản được khởi động ngày 16/5. Dự kiến sẽ báo cáo kết quả sau 2 tháng, tuy nhiên việc xả hơn 1 triệu m3 nước từ hồ Tây ra sông Tô Lịch đã khiến kết quả bị ảnh hưởng.

Khu vuc dat thi nghiem lam sach song To Lich cua Nhat ra sao sau vu xa nuoc Ho Tay?-Hinh-2
Ngày 16/7, Tổ chức xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản có công văn báo cáo và thông báo lùi thời gian lấy mẫu, đánh giá và công bố kết quả giai đoạn thí điểm làm sạch sông Tô Lịch thêm 2 tháng nữa.
Khu vuc dat thi nghiem lam sach song To Lich cua Nhat ra sao sau vu xa nuoc Ho Tay?-Hinh-3
Theo quan sát của PV, 4 chiếc 'bảo bối' của Nhật vẫn hoạt động bình thường, chạy 24/24 tại khu thí điểm trên sông Tô Lịch. 
Khu vuc dat thi nghiem lam sach song To Lich cua Nhat ra sao sau vu xa nuoc Ho Tay?-Hinh-4
Chuyên gia Nhật đã xây dựng các phương án để làm sao các tấm Bioreactor đặt trong lòng sông vẫn kích hoạt vi sinh vật và giữ được các vinh sinh vật này, dù có xả nước hồ Tây hay xả mạnh hơn thì sẽ không bị cuốn trôi kết quả. 
Khu vuc dat thi nghiem lam sach song To Lich cua Nhat ra sao sau vu xa nuoc Ho Tay?-Hinh-5
"Các giá thể đang thử nghiệm ở sông Tô Lịch giống như các tòa chung cư, các vi sinh vật cũng giống như con người sống trong tòa chung cư đó. Sắp tới, chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp sinh học để tòa chung cư đó không bị cuốn trôi khi nước lũ về", chuyên gia Nhật cho biết. 
Khu vuc dat thi nghiem lam sach song To Lich cua Nhat ra sao sau vu xa nuoc Ho Tay?-Hinh-6
Khu vực trình diễn xử lý bùn vẫn hoạt động hết công suất. 
Khu vuc dat thi nghiem lam sach song To Lich cua Nhat ra sao sau vu xa nuoc Ho Tay?-Hinh-7
Theo chuyên gia Nhật bản, phải xử lý được lượng bùn tồn đọng trên dòng sông Tô Lịch, ngay cả khi nạo vét cũng không thể hết được, khi có máy móc nạo vét vẫn phải tìm nơi chôn lấp bùn và việc chôn lấp rất lãng phí và gây ô nhiễm cho người dân. 
Khu vuc dat thi nghiem lam sach song To Lich cua Nhat ra sao sau vu xa nuoc Ho Tay?-Hinh-8
Về chi phí vận hành, chuyên gia Nhật khẳng định dự án này ngay từ đầu được Nhật Bản tài trợ 100% nên dù kéo dài 2 tháng thì Nhật Bản vẫn tiếp tục tài trợ, phía Việt Nam không phải bỏ ra bất kì chi phí nào. 
Khu vuc dat thi nghiem lam sach song To Lich cua Nhat ra sao sau vu xa nuoc Ho Tay?-Hinh-9
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị JVE cho biết muốn làm sạch sông Tô Lịch thì phải xử lý nước thải hằng ngày từ 280 cống và cả nước đang ô nhiễm bên trong. "Công nghệ Nhật Bản sẽ xử lý được nước thải trong ngày chứ không phải lưu chuyển nước thải đi đâu cả". 
Khu vuc dat thi nghiem lam sach song To Lich cua Nhat ra sao sau vu xa nuoc Ho Tay?-Hinh-10

Ghi nhận của PV trong ngày hôm nay, nước sông Tô Lịch tại khu vực xử lý công nghệ Nhật nút giao Hoàng Quốc Việt đang có màu xanh nhạt, trong và không có mùi.

Khu vuc dat thi nghiem lam sach song To Lich cua Nhat ra sao sau vu xa nuoc Ho Tay?-Hinh-11
TS Tadashi Yamamura khẳng định sẽ làm sạch được sông Tô Lịch: "Chúng tôi rất mong có thể kết hợp các dự án để có thể khiến sông Tô Lịch giống dòng sông Thames ở Anh. Chuyên gia Nhật Bản khẳng định họ sẽ làm sạch được dòng sông Tô Lịch này. Sau 2 tháng có kết quả, chúng tôi sẽ công bố tất cả sau". 
Khu vuc dat thi nghiem lam sach song To Lich cua Nhat ra sao sau vu xa nuoc Ho Tay?-Hinh-12
Việc làm sạch sông Tô Lịch được nhiều sự quan tâm của người dân Thủ đô, tuy nhiên nếu không được sự hợp tác, hỗ trợ thì vẫn còn nguyên nỗi lo con sông luôn trong tình trạng ô nhiễm, thậm chí nặng nề hơn nữa sau hàng chục năm.