Khủng hoảng Ukraine: Hậu quả việc Mỹ áp đặt chính sách

(Kiến Thức) - Cuộc khủng hoảng ở Ukraine là hậu quả việc Mỹ  bắt các quốc gia khác phải có những hành động phù hợp với chương trình nghị sự của họ.

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine là hậu quả việc Mỹ và đồng minh bắt các quốc gia khác phải có những hành động phù hợp với chương trình nghị sự của họ, Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin cho hay.
Ông Putin, trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Al-Ahram của Ai Cập, nhấn mạnh rằng “cuộc khủng hoảng ở Ukraine không phải là do Liên bang Nga. Cuộc khủng hoảng đó đã xuất hiện nhằm đáp trả lại những nỗ lực của Mỹ và những đồng minh phương Tây của mình  - những người tự coi là “kẻ thắng cuộc” trong cuộc chiến tranh lạnh - áp đặt những ý muốn của họ ở bất kỳ nơi đâu”.
Cuộc xung đột quân sự ở Ukraine bắt đầu vào mùa xuân 2014, khi chính quyền Ukraine triển khai một chiến dịch đặc biệt nhằm đàn áp người ủng hộ tự do ở miền Đông Nam – những người không chấp nhận chính quyền mới sau vụ đảo chính.
Khung hoang Ukraine: Hau qua viec My ap dat chinh sach
Ông Putin đã liên tục cảnh báo Mỹ về hậu quả bởi các hành động của họ.
Theo như ông Putin, Mỹ và các nước thành viên của EU đã hỗ trợ vụ đảo chính ở Ukraine vào tháng 2 và các cuộc xung đột đang diễn ra được chăm ngòi bởi “đảng phái hiếu chiến đang được hỗ trợ bởi những thế lực bên ngoài”.
Ông Putin giải thích rằng: “Trong khuôn khổ của Chương trình Đối tác Đông Âu, có những nỗ lực nhằm tách rời những quốc gia từng là một phần của Liên bang Xô Viết ra khỏi Nga và bắt họ phải lựa chọn giữa Nga và châu Âu”.
“Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã đạt tới đỉnh điểm của những xu hướng tiêu cực này”, ông Putin nhấn mạnh.
Tổng thống Nga nói thêm rằng đất nước của ông đã “liên tục cảnh cáo Mỹ và các đồng minh phương Tây về những hậu quả nghiêm trọng của việc can thiệp vào vấn đề nội bộ ở Ukraine”, nhưng phương Tây đã không màng đến những điều mà nước Nga đã nói.
Phương Tây còn liên tục cáo buộc Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine và hơn nữa là cáo buộc Nga cung cấp vũ khí cho lực lượng dân quân ở Donetsk, nhưng những cáo buộc đó không có những bằng chứng thực tế.
Trong khi đó, đại diện của nhà nước Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk (DPR và LPR) đã tuyên bố rằng họ tìm thấy các loại vũ khí có mác của Mỹ và NATO tại khu vực bị lực lượng quân đội chính phủ vứt bỏ.
Tổng thống Nga nhấn mạnh rằng những lời hứa của NATO về việc sẽ không mở rộng ra phía Đông “đã trở thành lời hứa suông”.
“Chúng ta đã thấy cách các cơ sở hạ tầng của NATO đang ngày càng tiến gần tới sát biên giới của Nga và các lợi ích của Nga đã bị phớt lờ như thế nào”, ông Putin cho hay.
Sau khi Nga sát nhập Crimea vào tháng 3/2014, NATO đã bắt đầu đẩy mạnh sự hiện diện quân sự ở biên giới phía Đông của Nga và ngừng tất cả những hợp tác với Nga, hạn chế liên lạc với các đại sứ và những nhà lãnh đạo cấp cao của Nga.
Tuần vừa qua, NATO đã tuyên bố rằng lực lượng phản ứng nhanh của họ sẽ gia tăng quân số từ 13,000 người lên 30,000 người, 6 trung tâm chỉ huy mới sẽ được dựng nên ở các nước láng giềng của Nga.
Nga liên tục bày tỏ các lo ngại về việc NATO xây dựng quân đội ở miền Đông châu Âu và nhấn mạnh rằng điều đó đe dọa đến sự ổn định của khu vực và toàn cầu.
http://sputniknews.com/politics/20150209/1017980766.html

Kiev dùng chiêu mới tấn công dân quân?

(Kiến Thức) - Đại diện Bộ quốc phòng DPR Eduard Basurin tiết lộ Kiev mới cử một nhóm lật đổ tới các nhà nước tự xưng để hạ uy tín của dân quân.

Ông Basurin cho biết nhóm này thường mặc quân phục của ly khai và của quân đội Nga.
"Lực lượng an nin Ukraine đang sử dụng chiến thuật hạ uy tín trên trường quốc tế của không chỉ lực lượng vũ trang Donetsk và Lugansk, mà còn cả quân đội Nga, lực lượng mà họ cáo buộc có tham gia vào hoạt động quân sự ở Donbass".

Kiev không thể trưng giấy tờ của binh lính từ Nga

(Kiến Thức) - Nga cho rằng Kiev đã không thể đưa ra bản copy tài liệu có tên tuổi của các chiến binh Nga mà Tổng thống Poroshenko nói đang ở Ukraine.

Giám đốc Vụ Các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) của Bộ Ngoại giao Nga, ông Sorokin cho biết Ukraine đã không đưa cho phía Nga xem bản copy giấy tờ của những binh lính đến Ukraine từ Nga.
Trước đó, Tổng thống Poroshenko trong cuộc họp an ninh ở Munich đã đưa ra vài quyển hộ chiếu và thẻ quân nhân, những thứ mà ông gọi là "bằng chứng rõ ràng" của quân đội Nga tại Ukraine.