Khủng hoảng khí đốt Nga-châu Âu giúp Trung Quốc dễ thở?

(Kiến Thức) - Việc Nga có thể ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine sẽ là một tin vui cho người Trung Quốc.

Nếu Nga ngừng xuất khẩu khí đốt tới châu Âu như lời đe dọa, ông Putin sẽ cần phải tìm khách hàng mới ở phía đông. Điều này khiến cho những người dân Trung Quốc ở các vùng bị ô nhiễm nặng có thể sẽ dễ thở hơn.
Việc Trung Quốc mua khí đốt từ Nga sẽ giúp nước này giảm sự phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện sử dụng than – một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí nặng ở nước này.
Trong tháng 4/2014, Ủy ban Bảo vệ Môi trường của Bắc Kinh ra thông báo, số lượng các chất ô nhiễm có đường kính nhỏ hơn 2,6 micromet trong không khí ở thành phố này đã vượt qua tiêu chuẩn của Trung Quốc 156%. Tình trạng khói mù quang hóa thì hiện hữu khắp nơi ở Bắc Kinh.
Đường dẫn khí đốt giữa Nga và Trung Quốc sẽ thành hiện thực trong tương lai gần.
 Đường dẫn khí đốt giữa Nga và Trung Quốc sẽ thành hiện thực trong tương lai gần.
Để chống lại tình trạng ô nhiễm, chính phủ Trung Quốc đang cố gắng giảm sự phụ thuộc của nước này vào than đá. Trung Quốc đã ra lệnh cấm nhập khẩu than có chứa nhiều lưu huỳnh và tro cũng như cố gắng nhập khẩu than có chất lượng cao.
Trung Quốc cũng muốn nhập khẩu nhiều khí đốt tự nhiên như nguồn năng lượng sạch hơn để thay thế than. Trung Quốc và Nga đang rất gần bước đột phá về khí đốt tự nhiên sau cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Zhang Gaoli của Trung Quốc và Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich. Hai vị đồng chủ tịch ủy ban Hợp tác Năng lượng đều bày tỏ sự lạc quan trong việc đẩy nhanh sự hợp tác trong nhiều dự án.
Tờ nhật báo China Daily cũng cho biết, một dự án đường ống dẫn khí đốt từ Nga tới Trung Quốc sắp được tiến hành.
Phó Thủ tướng Nga Dvorkovich cho rằng, hợp đồng sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2014. Các quan chức đến từ các tập đoàn năng lượng của 2 nước cũng cho biết thêm về quá trình thương thảo trong việc Trung Quốc nhập khẩu khí đốt từ Siberia đang diễn ra một cách tích cực.
Trong tháng 5/2014, Tổng thống Nga Putin sẽ có chuyến thăm tới Trung Quốc. Nhiều khả năng, hợp đồng cung cấp khí đốt giữa Nga và Trung Quốc sẽ được công bố trong chuyến thăm này.

Rộ biểu tình ở Kharkov đòi tự trị các tỉnh đông nam Ukraine

(Kiến Thức) - Hàng ngàn người biểu tình hôm nay tập trung ở trung tâm Kharkov để yêu cầu lập nước cộng hòa tự trị gồm các tỉnh miền đông nam Ukraine.

Sự kiện trên diễn ra theo sau một loạt các cuộc biểu tình rầm rộ ở các tỉnh khác như Donetsk, Odessa và Lugansk. Theo đó, những người có tư tưởng ủng hộ điện Kremlin ở Kharkov không ngừng kêu gọi các tỉnh miền đông nam đoàn kết chống lại chính quyền trung ương ở Kiev.
“Chúng tôi là những người kế vị các nước cộng hòa Donetsk-Krovoy Rog và Odessa. Chúng tôi không phải là tàn dư còn sót lại của lực lượng Bandera. Chúng tôi đã, đang và sẽ là trụ cột của đất nước”, Thủ lĩnh Diễn đàn dân sự Yuri Apukhtin phát biểu trước toàn thể những người tham gia biểu tình.

Binh sĩ Ukraine đồn trú dọc biên giới Nga căng mình huấn luyện

(Kiến Thức) - Những binh sĩ Ukraine đóng ở khu vực biên giới, đang dốc sức tập trung cho các cuộc huấn luyện nhằm đối phó với cuộc xâm lược "tiềm tàng" từ phía Nga.

Mặc dầu trông khá mệt mỏi, song những tân binh Ukraine mặt rạng rỡ nhìn về phía biên giới Nga và chờ đợi để đẩy lùi một cuộc xâm lược từ đội quân vô hình ở phía bên kia đường giáp ranh giữa hai nước.
Các binh sĩ lê bước chậm chạp giữa đống bùn đen ở một vùng quê phía đông Ukraine, nơi những lều trại quận đội được dựng ngay trên nền một trang trại chăn nuôi gà và chỉ cách khoảng vài km là tới đất của Liên bang Nga

Mỹ "ghét" Yanukovich vì bán vũ khí cho Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Một báo cáo đăng trên trang website Nga tố rằng, vụ lật đổ Tổng thống Ukraine Yanukovych có liên hệ với quyết định cung cấp kỹ thuật tàu sân bay cho Trung Quốc.

Theo đó, kể từ khi ông Viktor Yanukovych bị phế truất hồi tháng 2, thông tin nội bộ về vụ lật đổ của ông đã bắt đầu nổi lên. Một báo cáo trên trang website của Tập đoàn Kỹ nghệ Quân sự Nga (Russian Military-Industrial Complex) đã liên hệ vụ "ngã ngựa" của ông Yanukovych với quyết định cung cấp các công nghệ tàu sân bay cho Trung Quốc.
Vào năm 1998, Ukraine đã bán con tàu sân bay cũ kĩ từ thời Liên Xô mang tên Varyag cho chính phủ Trung Quốc với giá 20.000 USD. Đi kèm trong bản hợp đồng mua bán này, Kiev đã quy định phía bạn không được phép sử dụng con tàu này vào mục đích quân sự.