Khu vườn đáng sợ nhất: Ngửi một chút có thể nguy hiểm tính mạng

Khu vườn đặc biệt này được tạo ra với sứ mệnh giáo dục và giúp mọi người nhận biết các loài cây độc trong tự nhiên.

Tọa lạc tại vùng đông bắc nước Anh, khu vườn Alnwick trông thật nên thơ với bãi cỏ xanh ngọc bích cùng những rặng tre và cành hồng khoe sắc thắm. Băng qua thung lũng nhỏ, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp một đài phun nước hình bậc thang với kích thước đồ sộ.

Thế nhưng, trái ngược với vẻ ngoài đẹp đẽ, khu vườn này lại ẩn chứa những mối nguy hiểm chết người. Điều này được thể hiện thông qua cánh cổng sắt được đánh dấu chéo và tấm bảng cảnh báo viết rõ: “Những loại cây này có thể gây chết người".

Khu vuon dang so nhat: Ngui mot chut co the nguy hiem tinh mang

Cánh cổng viết dòng chữ: "Những loại cây này có thể gây chết người".

Khu vuon dang so nhat: Ngui mot chut co the nguy hiem tinh mang-Hinh-2

Lâu đài Alnwick - nơi sinh sống của các đời Công tước xứ Northumberland. 

Khu vườn này là kiệt tác của Jane Percy, người trở thành Nữ công tước xứ Northumberland (một quận nằm ở vùng Đông Bắc nước Anh trải dài đến biên giới Scotland) sau khi anh trai của chồng bà đột ngột qua đời.

Sau khi đến sinh sống tại Lâu đài Alnwick, chồng của Percy đã đề nghị bà làm gì đó với khu vườn, lúc đó chỉ mới là một khu đất bị bỏ hoang chẳng có gì khác ngoài những hàng cây thông trơ trọi. Nữ công tước cho hay, ban đầu chồng bà nghĩ rằng bà chỉ trồng một vào bụi hoa hồng là xong, nhưng bà đã làm nhiều hơn thế.

Năm 1996, bà thuê một kiến trúc sư cảnh quan tên Jacques Wirtz để giúp thiết kế lại khu vườn. Nữ công tước nhận thấy rằng bản thân có thể làm một điều gì đó để khiến khu vườn của mình trở nên khác biệt với tất cả những khu vườn khác ở vùng nông thôn nước Anh.

Nữ công tước chia sẻ: “Nếu bạn đang xây dựng một thứ gì đó, đặc biệt là một địa điểm để thu hút du khách, thì nó cần phải thực sự độc đáo. Một trong những điều khiến tôi ghét nhất ở thời đại hiện nay là việc chúng ta tiêu chuẩn hóa mọi thứ. Vậy nên tôi đã nghĩ: Hãy thử làm điều gì đó thật sự khác biệt”.

Khu vuon dang so nhat: Ngui mot chut co the nguy hiem tinh mang-Hinh-3

Nhựa và quả mọng của cây Daphne laureola (trái) có thể gây phát ban và tử vong, trong khi cây Vinca major (phải) có thể gây đau bụng nhẹ hoặc dẫn đến các biến chứng về tim mạch nếu ăn phải

Khu vuon dang so nhat: Ngui mot chut co the nguy hiem tinh mang-Hinh-4

Hạt của cây thầu dầu (Ricinus communis) có thể dùng để làm thuốc, nhưng đồng thời cũng chứa độc tố ricin cực mạnh

Khu vuon dang so nhat: Ngui mot chut co the nguy hiem tinh mang-Hinh-5

Cây Nicandra - một loài thực vật thuộc họ cà.

Ban đầu, Nữ công tước nghĩ rằng bà có thể tạo ra một khu vườn với các loại cây dược liệu dùng để bào chế thuốc, nhưng chuyến đi đến Ý đã đưa cô đến một hướng hoàn toàn khác. Sau khi có cơ hội thăm thú vườn thuốc độc khét tiếng Medici, Nữ công tước bị mê hoặc với ý tưởng tạo ra một khu vườn thực có thể giết người thay vì chữa lành.

Vì vậy, Percy đã bắt đầu thu thập các loại cây có độc cho khu vườn trong mơ của mình. Trong quá trình lựa chọn, bà chỉ đòi hỏi một điều duy nhất: mỗi một loại cây trồng phải có câu chuyện đặc biệt của riêng nó.

Do tính chất nguy hiểm, một số biển cảnh báo đã được đặt tại khu vườn, yêu cầu du khách không ngửi, chạm hoặc nếm bất cứ loại cây nào được đánh dấu. Tuy nhiên, ngay cả khi có hướng dẫn, khách tham quan vẫn có thể trở thành nạn nhân của những loài thực vật này, có những người đã ngất xỉu vì hít phải hơi độc khi đi bộ qua khu vườn.

Hiện khu vườn có hơn 100 loại cây độc. Chúng có nguồn gốc đa dạng từ những loài cây được mang về từ Nam Mỹ đến những loại cây trồng phổ biến hơn, chẳng hạn như cây nguyệt quế.

Một trong những loài thực vật yêu thích của Nữ công tước là loài Brugmansia (hay còn gọi là hoa loa kèn của thiên thần) có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Đây là loài hoa có mùi hương dễ chịu và màu sắc sặc sỡ. Tuy nhiên, tất cả bộ phận của cây đều chứa một lượng lớn chất độc, đặc biệt là ở trong hạt và lá. Nếu chẳng may nuốt phải loại cây này, bạn sẽ gặp các triệu chứng nhẹ như nôn mửa, tiêu chảy hoặc nặng hơn là gặp ảo giác và tử vong.

Một số loài cây độc khác có thể kể đến bao gồm cây cà độc dược Atropa belladonna, cây vân hương (tên khoa học là Ruta graveolens) hoặc cây Euphorbia. Tất cả loại cây này đều chứa chất độc gây phát ban, thậm chí tử vong.

Trồng thuốc phiện trong vườn: Cố ý hay không biết?

Liên tiếp trong thời gian gần đây, các cơ quan chức năng phát hiện ra nhiều trường hợp trồng cây thuốc phiện ngay tại vườn nhà. Dư luận chưa hết xôn xao về việc cơ quan công an huyện Phúc Thọ (Hà Nội) phát hiện 3 hộ dân ở xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, Hà Nội trồng cây thuốc phiện với số lượng lên đến 347 cây, trọng lượng 49 kg, thì mới đây, công an huyện Ninh Giang lại phát hiện một hộ dân ở xã Hồng Phúc (Ninh Giang, Hải Dương) trồng tại vườn nhà 92 cây thuốc phiện. Một câu hỏi đặt ra là vì thiếu hiểu biết do công tác tuyên truyền hình ảnh cây thuốc phiện chưa cao hay do người dân cố tình vi phạm?

Trao đổi với PV Kiến Thức, đại tá Nguyễn Duy Kền, Trưởng CA Ninh Giang cho biết, ngày 25/3/2013, Công an huyện Ninh Giang (Hải Dương) đã theo dõi bắt quả tang tại nhà Bùi Đình Huyền, sinh năm 1961, trú tại xã Hồng Phúc, huyện Ninh Giang, trồng cây thuốc phiện trái phép. Công an huyện Ninh Giang đã nhổ tại vườn nhà Huyền, thu giữ và niêm phong 92 cây thuốc phiện đã ra hoa và quả.

Công an Ninh Giang thu giữ cây thuốc phiện trong vườn nhà ông Huyền
Công an Ninh Giang thu giữ cây thuốc phiện trong vườn nhà ông Huyền

Ngôi làng nhỏ bị siết chặt giữa “vòng vây” mồ mả

Chỉ một đoạn đường ngắn nhưng có tới hàng trăm ngôi mộ mới và cũ nằm san sát nhau, liền kề với giếng nước, bếp ăn, cổng ra vào của nhà dân.

Ngoi lang nho bi siet chat giua “vong vay” mo ma
Những ngôi mộ nằm sát nhà dân. 
Thậm chí, có những ngôi mộ còn nằm cao hơn cả nhà ở. Cảnh “ra ngõ gặp…mồ mả” khiến nhiều người từ nơi khác đến không khỏi rùng mình. Nhưng với một số hộ dân sống sát khu vực nghĩa trang Cồn Lim, đó là chuyện bình thường. Một số người còn tranh nhau từng mét vuông đất của “người âm”.
500m đường hơn 100 ngôi mộ
Xóm 4, xã Thanh Lương (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) có gần 200 hộ dân nhưng có tới 1/4 số hộ sống giáp ranh với khu nghĩa địa Cồn Lim. Điều đáng nói, khoảng cách giữa nhà dân và những ngôi mộ ngày càng thu hẹp. Nhà xa nhất cũng chỉ vài chục mét, có nhà chỉ cách vài bước chân. Tại một số gia đình, phần mộ còn nằm gọn trong vườn, sát vách tường, giếng nước hoặc “án ngữ” ngay trước cổng ra vào.
Theo những người cao tuổi trong làng, nghĩa địa Cồn Lim có từ lâu đời với diện tích 2ha. Đây là nơi chôn cất hàng nghìn người của các xóm 1, 2, 3, 4 xã Thanh Lương và một phần xã Thanh Dương. Mấy năm gần đây, diện tích nghĩa địa trở nên chật hẹp do số người chết và an táng tăng, vậy là “bỗng dưng” các khu mộ ngày càng tràn xuống ở gần với nhà dân.
Vào mùa nắng nóng, mùi xú uế ở nghĩa địa bốc lên nồng nặc, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân sống xung quanh. Chưa hết, hiện tượng rác thải nằm xen lẫn giữa các ngôi mộ, chất thải gia súc do người dân chăn thả khiến khu nghĩa trang thêm phần nhếch nhác.
Ông Lương Nguyên Hồng (62 tuổi, sống sát khu vực nghĩa trang) cho biết, lúc trước những ngôi mộ này nằm cách khá xa khu dân cư. Nhưng mấy năm trở lại đây, khi dân cư phát triển, nhu cầu đất xây nhà ở càng lớn nên nghĩa trang bị thu hẹp. Một số gia đình vẫn tiến hành chôn cất người mới mất khiến những hộ sống sát mồ mả phải “lãnh đủ”.