Ngôi làng nhỏ bị siết chặt giữa “vòng vây” mồ mả

Chỉ một đoạn đường ngắn nhưng có tới hàng trăm ngôi mộ mới và cũ nằm san sát nhau, liền kề với giếng nước, bếp ăn, cổng ra vào của nhà dân.

Ngoi lang nho bi siet chat giua “vong vay” mo ma
Những ngôi mộ nằm sát nhà dân. 
Thậm chí, có những ngôi mộ còn nằm cao hơn cả nhà ở. Cảnh “ra ngõ gặp…mồ mả” khiến nhiều người từ nơi khác đến không khỏi rùng mình. Nhưng với một số hộ dân sống sát khu vực nghĩa trang Cồn Lim, đó là chuyện bình thường. Một số người còn tranh nhau từng mét vuông đất của “người âm”.
500m đường hơn 100 ngôi mộ
Xóm 4, xã Thanh Lương (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) có gần 200 hộ dân nhưng có tới 1/4 số hộ sống giáp ranh với khu nghĩa địa Cồn Lim. Điều đáng nói, khoảng cách giữa nhà dân và những ngôi mộ ngày càng thu hẹp. Nhà xa nhất cũng chỉ vài chục mét, có nhà chỉ cách vài bước chân. Tại một số gia đình, phần mộ còn nằm gọn trong vườn, sát vách tường, giếng nước hoặc “án ngữ” ngay trước cổng ra vào.
Theo những người cao tuổi trong làng, nghĩa địa Cồn Lim có từ lâu đời với diện tích 2ha. Đây là nơi chôn cất hàng nghìn người của các xóm 1, 2, 3, 4 xã Thanh Lương và một phần xã Thanh Dương. Mấy năm gần đây, diện tích nghĩa địa trở nên chật hẹp do số người chết và an táng tăng, vậy là “bỗng dưng” các khu mộ ngày càng tràn xuống ở gần với nhà dân.
Vào mùa nắng nóng, mùi xú uế ở nghĩa địa bốc lên nồng nặc, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân sống xung quanh. Chưa hết, hiện tượng rác thải nằm xen lẫn giữa các ngôi mộ, chất thải gia súc do người dân chăn thả khiến khu nghĩa trang thêm phần nhếch nhác.
Ông Lương Nguyên Hồng (62 tuổi, sống sát khu vực nghĩa trang) cho biết, lúc trước những ngôi mộ này nằm cách khá xa khu dân cư. Nhưng mấy năm trở lại đây, khi dân cư phát triển, nhu cầu đất xây nhà ở càng lớn nên nghĩa trang bị thu hẹp. Một số gia đình vẫn tiến hành chôn cất người mới mất khiến những hộ sống sát mồ mả phải “lãnh đủ”.
Ngoi lang nho bi siet chat giua “vong vay” mo ma-Hinh-2
Ông Dương chia sẻ về thực trạng nhiều hộ dân “sống chung” mới mồ mả.
“Chúng tôi đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền về việc mai táng người chết sát khu dân cư, nhưng đến nay tình trạng này vẫn chưa giải quyết dứt điểm được. Nếu cứ như vậy, môi trường, sức khỏe của người dân sẽ bị ảnh hưởng”, ông Hồng nói.
Theo quan sát của người viết, chỉ một đoạn đường dài chưa đến 500m nhưng đã có hơn 100 ngôi mộ “bủa vây” các nhà dân. Có nhà, 3 ngôi mộ “án ngữ” ngay trước cổng ra vào, khói hương nghi ngút. Những ngôi mộ cũ bám rêu xanh hoặc ngôi mộ mới nằm san sát nhau, liền kề với giếng nước, bếp ăn, cổng ra vào của các hộ dân.
Thậm chí có những ngôi mộ còn nằm cao hơn cả nhà ở. Tại khu vực này, trẻ em vô tư chơi đùa, người già thong thả uống nước chè, không hề ái ngại đến phần đất của “người âm”.
Cũng vì thực trạng này mà mỗi khi có đám tang, nhiều hộ dân sống quanh nghĩa trang lại đưa con cái, người ốm đau đi “di cư”. “Khổ nhất là gia đình nào có người sinh trúng ngày có đám tang thì phải đi nơi khác tá túc vì sợ mắc hơi lạnh”, một người dân nói.
Ông Nguyễn Văn Dương, trưởng xóm 3 cho biết: “Nghĩa trang Cồn Lim đã quá tải nhiều năm nay, một phần do một số hộ dân cố tình lấn chiếm đất của nghĩa địa. Những năm trước đã có trường hợp đào huyệt trúng ngôi mộ cũ gây bức xúc trong dư luận. Hoặc tình trạng rác thải đổ vây va trong nghĩa địa, may mắn là từ cuối năm ngoái vấn đề đó đã được giải quyết”.
Vì sinh sống ngay sát nghĩa trang nên chuyện người dân phải hứng chịu mùi xú uế mỗi khi có người bốc mộ, hay mùi hương khói là điều không thể tránh khỏi. Ông Dương kể: “Vào các dịp lễ tết, ngày rằm, cả khu vực này nghi ngút khói hương.
Ngoi lang nho bi siet chat giua “vong vay” mo ma-Hinh-3
Một ngôi mộ “chiếu tướng” cổng nhà dân.
Thậm chí, có những ngôi mộ nằm trong sân, vườn của nhà dân nên khi người thân, con cháu của người khuất đến thắp hương phải xin phép chủ nhà. Từ đó xảy ra một số vụ cãi cọ, gây mất trật tự trong nhân dân”.
Tự đào huyệt… giữ chỗ
Từ thực tế đất ở ngày càng thu hẹp nên một số người dân nơi đây bắt đầu có hành vi lấn chiếm đất nghĩa trang. Thậm chí nhiều hộ còn xây bờ rào kiên cố ngay sát những ngôi mộ đã chôn cất từ lâu. Khu nghĩa trang vốn đã quá tải ngày càng thu hẹp. Nhìn tổng quát khu vực này giống như các lô cốt với mồ mả nằm xen lẫn giữa nhà dân.
Nghĩa trang ngày càng khan hiếm đất trống nên mới xảy ra hiện tượng một số người cao tuổi trong làng tự đào huyệt cho mình trước để giữ chỗ. “Không phải hầu hết, nhưng có khá nhiều người cao tuổi trong làng đã thuê người, nhờ con cháu đào huyệt cho mình. “Phần mộ” trống ấy sau khi hoàn thiện sẽ được lấp cát lại, đến khi có người chết thì chỉ việc đào cát lên để chôn cất. Chứ đến khi nằm xuống mới đào huyệt sợ không còn đất nữa”, ông Dương nói.
Chia sẻ nỗi lo này, cụ Nguyễn Thị Sửu (80 tuổi) cho hay: “Tôi đang lo không biết đến khi mình qua đời có còn đất để chôn cất không. Bởi hiện tại khu vực nghĩa trang này mỗi người bao vây một chút nên không còn một m2 đất trống nào nữa”.
Trước thực trạng trên, chính quyền xã đã ra thông báo cấm không cho chôn cất người mới chết tại khu vực gần dân cư, hướng dẫn mai táng ở khu vực khác, cách xa dân cư. Tuy nhiên, bất chấp lệnh cấm, một số gia đình vẫn cố tình lén lút tiến hành chôn cất tại khu vực sát dân ở.
Ngoi lang nho bi siet chat giua “vong vay” mo ma-Hinh-4
Mồ mà nằm sát với giếng ăn, nhà bếp của các hộ dân.
 Chỉ tay vào ngôi mộ nằm cao nhất, màu đỏ, sát vách tường một hộ gia đình, ông Dương cho biết: “Phần mộ đó được một gia đình trong làng chôn cất cách đây chưa đầy 100 ngày. Chính quyền đã ngăn cấm nhưng vì tư tưởng muốn chôn cất theo gia tộc nên họ cứ chôn trộm. Khi chính quyền biết chuyện, can thiệp thì xem như mọi chuyện đã rồi”.
Nhiều năm “sống chung” với mồ mả, một số người dân xem đó là chuyện bình thường. Họ vẫn sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt hàng ngày. Khi được hỏi, một người đàn ông trung tuổi nói: “Vẫn biết dùng nước gần khu nghĩa trang sẽ không tốt nhưng vì hoàn cảnh phải chấp nhận. Bao đời nay chúng tôi vẫn sống như vậy”.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Tứ, cán bộ phụ trách địa chính xã Thanh Lương cho biết: “Nguyên nhân dẫn đến tình trạng người chết “sống chung” với người sống như hiện nay là do các gia đình xâm lấn đất để ở nên nghĩa trang quá tải. Hầu hết các hộ gia đình ở đó đều chưa được chính quyền xã cấp sổ đỏ. Trên bản đồ có từ năm 1984 thì toàn bộ khu vực đó đều nằm trong quy hoạch nghĩa trang Cồn Lim”.
Ngoi lang nho bi siet chat giua “vong vay” mo ma-Hinh-5
Mồ mà nằm sát với giếng ăn, nhà bếp của các hộ dân.
Cũng theo ông Tứ, xã cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý vấn đề trên bởi những ngôi mộ ở đây tồn tại nhiều năm liên quan đến vấn đề tâm linh khiến việc di dời là vô cùng khó khăn. Nếu làm theo quy định thì những hộ dân nơi đây phải di dời nhà, nhưng họ đã sống ở đây mấy chục năm nên chính quyền cũng bất lực.
Ông Tứ phân trần: “Hiện tại chúng tôi đã cấm chôn cất người chết ở Cồn Lim mà chuyển vào 3 khu nghĩa trang, gồm: Phượng Hoàng, Đồn Đổ, Khe Dóc nhằm đảm bảo an toàn môi trường, cuộc sống cho người dân”.
Còn ông Lê Trọng Lương, Bí thư đảng ủy xã Thanh Lương khẳng định: “Từ hai năm trở lại đây, chính quyền đã cấm người dân không được lấn chiếm và chôn cất người chết ở gần khu dân cư. Tuy nhiên, vấn đề này cũng gặp khó khăn khi một số hộ đã cố tình chôn trộm, đến khi sự việc đã rồi thì không thể xử lý cách khác bởi liên quan đến vấn đề tâm linh. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ xử lý cứng rắn hơn để ngăn chặn chuyện người dân tự ý xây dựng mồ mả trong khu vực cấm”.

Giải mã ngôi làng ở Hà Tĩnh bị sét đánh như cơm bữa

Trong khi cơ quan chức năng chưa tìm ra nguyên nhân thì người dân nơi đây đã đưa ra vài giả thiết để lý giải về hiện tượng sét đánh.

Giai ma ngoi lang o Ha Tinh bi set danh nhu com bua
Nhắc đến chuyện sét đánh khiến người dân nơi đây hoang mang. 
Theo thống kê, trong khoảng 10 năm trở lại đây, trên địa bàn xã Hương Giang, huyện Hương Khê trong phạm vi hơn 1km có 11 người chết và bị thương. Không chỉ trâu bò, lợn gà, những vật dụng thường ngày của bà con như đài, ti vi, nồi điện…. cũng bị sét đánh như cơm bữa.
Trước hiện tượng thiên nhiên quá phức tạp này, người dân nơi đây chỉ biết bảo vệ mình bằng cách mỗi khi có mưa, đều ngắt cầu dao điện.
Nhiều người lý giải khu vực này có mỏ quặng, người thì cho rằng do sử dụng điện thoại. Một số khác lại cho biết do đường dây điện 35KW chạy trên cánh đồng, tuy nhiên những nghi vấn này vẫn chưa được một cơ quan chức năng nào đứng ra trả lời.
Giai ma ngoi lang o Ha Tinh bi set danh nhu com bua-Hinh-2
Người dân cho rằng do đường điện 35kw chạy qua cánh đồng dẫn đến việc sét đánh nhiều tại khu vực này. 

Đất đá trút ào ạt xuyên đêm, cả ngôi làng ở miền núi Quảng Ngãi tan hoang

Cả ngôi làng ở huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi chìm trong cảnh tan hoang sau một đêm hứng chịu trận sạt lở kinh hoàng.

Ngày 11/11, thông tin với PV VTC News, ông Đỗ Thanh Vượt - Chủ tịch UBND xã Sơn Long, huyện Sơn Tây cho biết, trận sạt lở núi "lịch sử" vừa xảy ra tại thôn Ra Pân khiến cả ngôi làng chìm trong đất đá nhão nhoẹt.
Dat da trut ao at xuyen dem, ca ngoi lang o mien nui Quang Ngai tan hoang
 Đất đá trút ào ạt xuống làng Ra Pân. (Ảnh: Đ.V)

Theo ông Vượt, hôm qua (10/11), trên địa bàn xã xuất hiện mưa to. "Tầm 19h cùng ngày, đất đá từ trên núi cao bất ngờ trút ào ạt xuống làng Ra Pân, kèm theo nhiều tiếng nổ lớn. Trận sạt lở núi kinh hoàng này kéo dài xuyên đêm khiến bà con địa phương rất đỗi lo sợ", ông Vượt nói và thông tin thêm, ước chừng, 60.000 m3 đất đá trút xuống làng Ra Pân, phủ khắp quãng đường gần 1 cây số.

Rất may, thời điểm xảy ra sạt lở núi, toàn bộ 60 hộ dân trong làng đã được di dời đến chỗ tránh trú an toàn nên không có thiệt hại về người.

"Ngay từ đầu mùa mưa, hàng trăm người dân của làng Ra Pân được di dời đến nơi khác. Hai tháng trở lại đây, cứ khi nào mưa lớn, những ngọn đồi ở Ra Pân lại sạt lở.

Tuy nhiên, đây là trận sạt lở với thời gian kéo dài và kinh khủng nhất. Qua rà soát, một ngôi nhà kiên cố của người dân đã bị quật sập và nhiều nhà khác hư hỏng một phần", ông Vượt cho hay.

Dat da trut ao at xuyen dem, ca ngoi lang o mien nui Quang Ngai tan hoang-Hinh-2
 Sạt lở khiến cây cối bị vùi lấp. (Ảnh: Đ.V)

Trong khi đó, ông Đinh Quang Ven - Quyền Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây xác nhận, tối qua (10/11), hai thanh niên ở tỉnh Quảng Nam thoát chết sau trận sạt lở tại thôn Ra Pân.

Theo đó, hai thanh niên này chạy xe máy trên tuyến đường Trường Sơn Đông để lên Kon Tum. Đến địa phận thuộc thôn Ra Pân, cả hai tháo dỡ rào chắn cảnh báo nguy hiểm trên đường và tiếp tục di chuyển. Đúng lúc này, đất đá từ trên núi bất ngờ trút ào ạt xuống đường.

"Rất may, hai người đã kịp vứt bỏ xe máy và tháo chạy thoát thân. Sau khi thoát nạn, hai thanh niên cho biết, trước khi đi qua khu vực trên, họ trông thấy phía trước có 2 xe máy nhưng thời điểm xảy ra sạt lở thì không thấy đâu. Chúng tôi đang xác minh để xác định chính xác liệu có người bị vùi lấp hay không", ông Ven nói.