Không ngờ ăn quả mướp lại bổ dưỡng với sức khỏe như “nhân sâm”

(Kiến Thức) - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh, rẻ, hiệu quả mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Theo Đông y, quả mướp vị ngọt, tính bình, không độc có thể dùng để trị rất nhiều bệnh. Từ hoa mướp đến xơ mướp, từ mướp tươi đến mướp khô đều có tác dụng trị bệnh mà không gây tác dụng phụ.
Khong ngo an qua muop lai bo duong voi suc khoe nhu “nhan sam”
 
Quả mướp không những có khả năng chống viêm, chống các nếp nhăn và làm đẹp dung nhan, mà còn có tác dụng hỗ trợ trong điều trị các chứng đau họng, ho, hen xuyễn, viêm tuyến má, ho bách nhật, đau răng, đau lưng, đậu không bay, tắc sữa, đau bụng kinh, kinh nguyệt quá nhiều, viêm bàng quang.
Phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều nên ăn mướp xào với tôm (cả vỏ). Món ăn này vừa trị bệnh, vừa khỏe người, làm đẹp da.
Quả mướp nấu canh ăn hàng ngày có tác dụng nhuận tràng và làm dịu đau (chính là do chất nhày chứa với hàm lượng cao trong quả). Quả mướp non ninh với chân giò hoặc móng giò lợn là thuốc tăng tiết sữa và làm máu lưu thông; xơ mướp được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là ty qua lạc, có vị ngọt dịu, tính bình, có tác dụng cầm máu, thông kinh lạc, chống co thắt, thúc sởi, lợi tiểu.
Khong ngo an qua muop lai bo duong voi suc khoe nhu “nhan sam”-Hinh-2
 
Y dược học hiện đại phát hiện quả, lá, dây của cây mướp đều có thể chữa bệnh. Có thể chế biến được nhiều món ăn ngon từ mướp, đồ uống giải khát và chữa bệnh. Trong quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C…
Lợi ích sức khoẻ của quả mướp
1. Phòng ngừa bệnh về mắt
Thoái hoá điểm vàng là một vấn đề liên quan đến mắt, có thể dẫn đến mù loà. Nhưng hàm lượng vitamin A cao của mướp rất hữu ích trong việc ngăn ngừa các vấn đề về mắt.
Theo nghiên cứu của Viện Mắt Quốc gia, những người tiêu thụ vitamin A, E, C và đồng, kẽm có nguy cơ thoái hoá điểm vàng giảm đi tới 25% trong 6 năm.
2. Trị hen, khó thở
Quả mướp có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đàm, lương huyết, giải độc. Dùng quả non, khi quả ra được khoảng 20 ngày, hái về thái mỏng, sao vàng, sắc uống có tác dụng trừ đờm, trị ho, hen, khó thở.
3. Trị viêm xoang
Khong ngo an qua muop lai bo duong voi suc khoe nhu “nhan sam”-Hinh-3
 
Theo Đông y, quả mướp vị ngọt, tính bình, không độc có thể dùng để trị rất nhiều bệnh. Từ hoa mướp đến xơ mướp, từ mướp tươi đến mướp khô đều có tác dụng trị bệnh mà không gây tác dụng phụ nào. Người ta biết đến nhiều nhất là tác dụng trị viêm xoang của quả mướp. Theo đó, chỉ cần dùng quả mướp khô sắc nước uống liên tục trong 8 ngày, người bệnh sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt.
4. Có lợi cho tim mạch
Vẫn là vitamin A, nhưng đối với tim mạch, chỉ cần 900mg vitamin A mỗi ngày, bạn đã có thể giảm đáng kể lượng cholesterol xấu và chất béo trung tính, do đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Mướp rất giàu vitamin A vì thế bạn đừng bỏ qua loại thực phẩm tốt cho mắt này.
5. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Mướp cũng rất nổi tiếng trong lĩnh vực ngăn ngừa tiểu đường. Mangan có trong mướp đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các enzyme tiêu hoá hữu ích cho quá trình tạo gluconeogenesis. Các nghiên cứu gần đây cũng chứng minh rằng mangan có thể thúc đẩy tiết insulin, từ đó giảm nguy cơ mắc tiểu đường.
6. Ngăn ngừa đau cơ

Khong ngo an qua muop lai bo duong voi suc khoe nhu “nhan sam”-Hinh-4
 
Một trong những lợi ích sức khoẻ của mướp là ngăn ngừa đau cơ. Đó là do hàm lượng kali trong mướp có khả năng ổn định chất lỏng và làm giãn cơ. Nếu bạn gặp tình trạng thiếu kali, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng đau và co thắt cơ.
7. Giảm viêm khớp
Đồng trong mướp cung cấp một chất chống viêm hữu hiệu để làm dịu độ cứng và đau do viêm khớp. Đó là lý do vì sao nhiều người bị viêm khớp sử dụng vòng đeo tay bằng đồng, vì họ tin rằng đồng có khả năng giảm đau.
8. Hỗ trợ điều trị thiếu máu
Mướp là một nguồn cung cấp vitamin B6 dồi dào. Vitamin B6 chịu trách nhiệm sản xuất hemoglobin trong máu để mang oxy đến tất cả các tế bào và máu.
9. Chăm sóc da
Khong ngo an qua muop lai bo duong voi suc khoe nhu “nhan sam”-Hinh-5
 
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, tiêu thụ vitamin C với liều lượng thích hợp có lợi cho sức khoẻ của da. Vitamin C có thể giảm tình trạng khô da, nếp nhăn và ngăn ngừa lão hoá từ sớm. Vitamin C có trong mướp còn có vai trò quan trọng trong sản xuất protein để tái tạo cơ bắp, da, mạch máu và dây chằng, giúp chữa lành vết thương nhanh chóng.
10. Hỗ trợ điều trị chứng đau nửa đầu
Mướp còn có một khả năng thần kì khác là giải quyết các cơn đau của chứng đau nửa đầu. Bởi mướp giàu magie, hữu ích trong việc cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể.
11. Duy trì sức khoẻ não bộ
Não luôn cần oxy để có thể vận hành một cách trơn tru. Tuy nhiên, oxy sẽ không được cung cấp đủ cho não nếu cơ thể không đủ sắt. Do đó, thiếu sắt không chỉ gây ra bệnh thiếu máu mà còn tạo ra tình trạng bồn chồn, khó chịu và giảm khả năng vận động. Trong mướp có một nguồn dồi dào chất sắt, nhờ đó giúp cải thiện não bộ.
12. Chữa bệnh trĩ
Việc đại tiện khó khăn do bị trĩ, xuất hiện máu lẫn trong chất thải và cơn đau hành hạ kéo dài có thể được giải quyết nhanh chóng với công thức từ hoa mướp. Bạn có thể nấu nước uống với 30gram đun sôi rồi chắt phần nước dùng mỗi ngày, bên cạnh đó hãy nấu canh với thịt nạc ăn thường xuyên để phát huy tác dụng nhuận tràng.

4 loại rau càng đắng càng bổ, cực tốt cho sức khỏe đừng vội bỏ qua

Những loại rau dưới đây chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe con người, các mẹ đừng quên bổ sung vào thực đơn nhé.

Mướp đắng

Trong thành phần dinh dưỡng của quả mướp đắng hay khổ qua chứa phyto là thành phần đặc biệt, có lượng vitamin phong phú, giàu khoáng chất và chất xơ rất tốt cho cơ thể con người.

Nếu bạn thường xuyên ăn mướp đắng giúp cơ thể phục hồi sau thai nghén, tiêu chảy, đái tháo đường, rối loạn mắt, rối loạn giấc ngủ, táo bón, các vấn đề hô hấp và giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Bên cạnh đọ, loại quả này cũng làm sạch hệ máu từ bên trong và cho một làn da sáng tự nhiên.

4 loai rau cang dang cang bo, cuc tot cho suc khoe dung voi bo qua
Mướp đắng giúp giải nhiệt lợi tiểu. 
Cải xoăn
Trong thành phần dinh dưỡng của rau cải xoăn có chứa hàm lượng cao lutein, một chất chống oxy hóa có liên quan đến giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa hoàng điểm vàng cho co người.
Nếu bạn thường xuyên ăn rau cải xoăn có thể làm cho mắt sáng khỏe hơn mỗi ngày. Ngoài ra, người ta còn có thể tìm thấy lượng lutein này trong nửa bát cải xoăn và lượng vitamin A và tới 400% vitamin K cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Rau má
Trong y học truyền thống thì rau má có tính hàn, cay, đắng. Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, người ta cho rằng nó giúp giải nhiệt chống lại quá trình oxy hóa của con người. Nếu uống nước sắc từ lá rau má được coi là có tác dụng hạ huyết áp. Nước rau má cũng rất có lợi cho mắt và là đẹp ra cho phụ nữ mỗi ngày.
Bên cạnh đó, rau má còn được dùng trong điều trị các chứng phù; viêm thanh quản, tĩnh mạch, phế quản; các bệnh trĩ, phong, eczema hay vẩy nến; giải ngộ độc sắn và lợi tiểu cho con người.
4 loai rau cang dang cang bo, cuc tot cho suc khoe dung voi bo qua-Hinh-2
Ngải cứu giúp an thần bổ máu. 
Rau ngải cứu

Theo Đông y, rau ngải cứu là loại cây thuốc chữa bệnh cho con người rất tốt. Nếu bạn thường xuyên ăn rau ngải cứu sẽ giảm đau đầu, tốt cho hệ tuần hoàn má , giảm đau trong thời kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, rau ngải cứu còn tốt cho phụ nữ an thai, bị động thai, hoặc thường bị sảy thai…

Tuy nhiên, trong ngải cứu có phần dược tính khá cao nên nếu ăn quá nhiều cũng gây ra ảo giác, hoặc run tay chân, co giật….

Vì vậy, theo cac chuyên gia thì bạn chỉ nên ăn rau ngải cứu từ 1-2 lần/ tuần là hợp lý. Không nên dùng mỗi ngày như uống trà sẽ không tốt

Tập nhảy cường độ cao, Chi Pu bị rách cơ đùi... có nguy hiểm?

(Kiến Thức) - Trong gần một tháng tập nhảy cùng hai biên đạo, Chi Pu bị rách cơ đùi và có nhiều chấn thương ở tay, chân. Rách cơ đùi sau là một trong những tổn thương thường gặp trong bệnh cảnh căng cơ.

Chia sẻ trên Zing Chi Pu cho hay thời gian qua cô dành một tháng tập luyện cùng hai vũ công để chuẩn bị dự án show mang tên mình. Vì tập nhảy với cường độ cao, cô phải đối diện với nhiều chấn thương. Cụ thể cánh tay cô bị bầm dập, ửng đỏ, chân bị bong gân, thậm chí rách cơ đùi khi tập động tác mạnh...
Tap nhay cuong do cao, Chi Pu bi rach co dui... co nguy hiem?
Chi Pu cho biết cô bị rách cơ đùi khi thực hiện động tác xoạc chân.  

Cụ thể, Chi Pu bị rách cơ đùi khi thực hiện động tác xoạc chân. "Sự cố này khiến tôi phải dừng tập. Sau một ngày nghỉ ngơi, thoa thuốc, tôi mới quay lại phòng tập", cô nói.

Nữ ca sĩ khẳng định tập nhảy có vất vả, chấn thương, cô vẫn giữ tinh thần vui vẻ và quyết tâm cao. Cô cho rằng không có thành quả nào mà không cần sự cố gắng, kiên trì, kể cả đau đớn.

Rách cơ đùi có nghiêm trọng

Rách cơ đùi sau là một trong những tổn thương thường gặp trong bệnh cảnh căng cơ (Muscle Strains). Căng cơ là tình trạng cơ bị kéo căng dãn quá mức hoặc thậm chí bị rách một phần hặc đứt hoàn toàn, thường xảy ra trong những hoạt động thể dục thể thao cường độ cao. Tất cả các cơ đều có thể bị tổn thương nhưng thường gặp nhất ở vị trí cơ đùi, cơ thắt lưng và cơ vùng cổ gáy. Khi bị tổn thương nhẹ, chúng ta có thể chỉ cần nghỉ ngơi một thời gian, tuy nhiên nếu tổn thương nặng, rách hoặc đứt cơ hoàn toàn thì việc nhập viện điều trị, thậm chí phẫu thuật là điều cần thiết.

Tổn thương căng cơ được chia làm 3 mức độ. Tổn thương mức độ nhẹ, chỉ vài sợi cơ bị kéo căng hoặc bị đứt. Mặc dù tổn thương gây đau nhưng sức mạnh của khối cơ đó vẫn được đảm bảo. Điều trị chỉ cần nghỉ ngơi và tiên lượng rất tốt, hồi phục nhanh. Tổn thương mức độ vừa, có một số lượng tương đối lớn các sợi cơ bị đứt, khối cơ bị giảm sức mạnh tuy nhiên đau chỉ ở mức độ vừa, bệnh nhân vẫn có thể vận động được. Tổn thương nặng nề nhất, cả khối cơ bị đứt rời, đôi khi chúng ta còn nghe thấy tiếng "phựt" do cơ bị đứt, thậm chí sờ thấy "đường vết" lõm do cơ đứt tạo ra. Bệnh nhân đau dữ dội, bầm tím và tụ máu nhiều, mất hoàn toàn chức năng vùng vận động do cơ đó chi phối.

Tap nhay cuong do cao, Chi Pu bi rach co dui... co nguy hiem?-Hinh-2
Chấn thương cơ đùi 3 mức độ. Từ trái qua phải: tổn thương nhẹ, tổn thương vừa, tổn thương nặng nhất. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.