Không ký hợp đồng với osin sẽ bị phạt nặng

Từ 25/5, chủ nhà phải ký hợp đồng lao động với người giúp việc, nếu không sẽ bị phạt tiền.

Lãnh đạo Vụ Lao động – Tiền lương (Bộ Lao động Thương binh Xã hội) vừa cho hay, dự kiến vào tuần tới sẽ có thông tư hướng dẫn thực thi quy định chủ nhà phải ký hợp đồng lao động với người giúp việc, nếu không sẽ bị phạt cảnh cáo.
Theo Nghị định mới được ban hành ngày 7/4, kể từ ngày 25/5/2014, chủ nhà phải ký hợp đồng lao động với người giúp việc, nếu không sẽ bị phạt cảnh cáo.
Cụ thể, những người giúp việc nhà thuộc đối tượng chủ nhà phải ký kết hợp đồng có thể sống hoặc không sống tại gia đình người sử dụng lao động.
Những người giúp việc này làm các công việc gia đình lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian nhất định, như hằng giờ, hằng ngày, hằng tuần hoặc hằng tháng.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ sau ngày ký kết hợp đồng lao động, chủ nhà phải thông báo với ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn nơi người giúp việc làm việc.
Theo Nghị định mới được ban hành ngày 7/4, kể từ ngày 25/5/2014, chủ nhà phải ký hợp đồng lao động với người giúp việc, nếu không sẽ bị phạt cảnh cáo.
Theo Nghị định mới được ban hành ngày 7/4, kể từ ngày 25/5/2014, chủ nhà phải ký hợp đồng lao động với người giúp việc, nếu không sẽ bị phạt cảnh cáo. 
Ngoài tiền lương, người sử dụng lao động phải trả thêm một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, hằng năm, người sử dụng lao động phải trả chi phí khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Người giúp việc phải được nghỉ ít nhất 8 giờ, trong đó có 6 giờ nghỉ liên tục/24 giờ liên tục. Mỗi tuần người giúp việc được nghỉ ít nhất 1 ngày, hoặc ít nhất 4 ngày/tháng.
Ngoài ra, nghị định cũng quy định cụ thể về các trường hợp chấm dứt hợp đồng, quyền và nghĩa vụ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nếu có tranh chấp lao động mà hai bên không thể thương lượng, giải quyết thì có thể yêu cầu hòa giải viên tại tòa án giải quyết.
Nghị định này được ban hành dựa trên những quy định đã có trong Bộ Luật Lao động tháng 6-2012. Việc xử phạt cũng đã được quy định trước đó trong Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Theo đó, mức phạt là cảnh cáo đối với người sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình.
Mức phạt cảnh cáo cũng áp dụng cho trường hợp người sử dụng lao động không trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
Mức phạt là từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng với người sử dụng lao động có hành vi giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình.
Nghị định này được đánh giá là sẽ giúp cho vấn đề pháp lý liên quan đến người giúp việc được chặt chẽ hơn, đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại về tính khả thi của nghị định này khi nó được đưa vào thực tiễn.

Ra Tết, ô-sin đua nhau “nhảy” việc, trung tâm môi giới “chảnh“

Sau tết, rất nhiều gia đình ở các thành phố lớn lại chạy đôn chạy đáo vì người giúp việc về quê ăn tết rồi "lặn mất tăm". 

Trong khi đó, tại các trung tâm giới thiệu việc làm, dù giá môi giới được đội lên từ 1,5 -  2 lần nhưng cũng không đủ ô-sin để cung ứng cho các gia đình nên họ rất "chảnh".
"Mẹ cháu không đi nữa đâu!"

10 sự kiện nóng hầm hập dư luận Việt Nam trong tuần (10)

(Kiến Thức) - Nổ lớn ở nhà máy thép Pomina 3, TTCP thừa nhận sai sót bổ nhiệm cán bộ ồ ạt, màn kịch mất 1 tỷ trên máy bay... là những sự kiện nóng tuần qua.

1. Thanh tra Chính phủ nhận lỗi sai trong việc bổ nhiệm cán bộ ồ ạt Tại cuộc họp báo thường kỳ Quý I/2014 diễn ra sáng 11/4, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng đã thừa nhận việc Thanh tra Chính phủ bổ nhiệm hàng chục cán bộ cấp vụ, phòng trong khoảng thời gian ngắn trước đó là vượt số lượng quy định của Chính phủ. "Chúng tôi nhận khuyết điểm trong vụ việc này".
 1. Thanh tra Chính phủ nhận lỗi sai trong việc bổ nhiệm cán bộ ồ ạt

Tại cuộc họp báo thường kỳ Quý I/2014 diễn ra sáng 11/4, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng đã thừa nhận việc Thanh tra Chính phủ bổ nhiệm hàng chục cán bộ cấp vụ, phòng trong khoảng thời gian ngắn trước đó là vượt số lượng quy định của Chính phủ. "Chúng tôi nhận khuyết điểm trong vụ việc này".

Lộ lý do công nhân Cty Thép Pomina bị bỏng, nguy tính mạng

(Kiến Thức) - Lãnh đạo Công ty Thép Pomina 3 khẳng định trang bị đầy đủ trang thiết bị lao động, nhưng công nhân vẫn bị bỏng nặng và một số nguy kịch tính mạng. Lý do thật sự là sao?

Ông Đỗ Tiến Sĩ, Tổng Giám đốc Nhà máy Thép Pomina 3 (KCN Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), nơi xảy ra tai nạn nổ lò nấu thép làm hàng chục công nhân bỏng nặng) khẳng định: "Công ty trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hiểm lao động như: mũ có kính mài che đầu, mặt, cổ; quần áo, giày, găng tay...và quán triệt công nhân nghiêm ngặt tuân thủ". Vậy, lý do gì được trang bị "ngập răng", nhiều công nhân vẫn bị bỏng nặng và ở vào tình trạng nguy kịch tính mạng?
Công nhân Nguyễn Thanh Long (ngồi) bị bỏng nặng 2 chân. Phần cơ thể chỉ bị bỏng nhẹ do nhờ có quần áo bảo hộ lao động.
Công nhân Nguyễn Thanh Long (ngồi) bị bỏng nặng 2 chân. Phần cơ thể chỉ bị bỏng nhẹ do nhờ có quần áo bảo hộ lao động. 
Để tìm hiểu rõ vụ việc, PV Kiến Thức đã trở lại bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) và tiếp cận các nạn nhân của vụ nổ lớn tại nhà máy thép Pomina 3. Anh Nguyễn Văn Đoàn (27 tuổi, ngụ huyện Tân Thành), một trong 10 nạn nhân bị bỏng nặng đang điều trị tại khoa bỏng, kể lại: Lúc đó, chỉ còn hơn nữa giờ là giao ca ra về. Bất ngờ nghe một tiếng nổ kinh hoàng. Nước thép từ lò nấu trên cao văng tứ phía khiến nhiều người không kịp chạy đã bị phỏng. Một số công nhân làm việc gần lò đã hứng trọn nước thép xối lên đầu”.