Khoảnh khắc núi lửa phun trào đáng sợ sau động đất

Cơ quan Khí tượng Iceland thông báo, vụ phun trào núi lửa xảy ra tại Bán đảo Reykjanes sau trận động đất mạnh 4,2 độ richter.

Hãng thông tấn Iceland Monitor đưa tin, một vụ phun trào núi lửa đã bắt đầu trên Bán đảo Reykjanes sau trận động đất mạnh 4,2 độ Richter.
Khoanh khac nui lua phun trao dang so sau dong dat
Núi lửa phun trào tại khu vực Tây Nam Iceland.
"Một vụ phun trào núi lửa đã bắt đầu trên Bán đảo Reykjanes, đánh dấu đợt phun trào thứ tư trong ba năm qua" - hãng thông tấn này cho biết.
Báo cáo nêu chi tiết từ Cơ quan Khí tượng Iceland cho hay, vào khoảng 9 giờ tối (giờ địa phương) ngày 18/12, một trận động đất đã xảy ra với cường độ ước tính là 4,2.
Sau đó, vào khoảng 10:46 tối, một vụ phun trào núi lửa đã bắt đầu gần thị trấn Grindavik.
Cơ quan Khí tượng Iceland lưu ý rằng vụ phun trào chỉ bắt đầu cách thị trấn vài km và các vết nứt trên mặt đất kéo dài về phía ngôi làng nằm cách đó khoảng 40 km về phía tây nam thủ đô Reykjavik của Iceland.
Vết nứt trên bề mặt dài khoảng 3,5 km và phát triển nhanh chóng. Nhà địa chấn học người Iceland Kristin Jonsdottir nói với đài truyền hình công cộng RUV, khoảng 100 đến 200 mét khối dung nham được phun trào mỗi giây, gấp nhiều lần so với những vụ phun trào trước đây trong khu vực.
Khoanh khac nui lua phun trao dang so sau dong dat-Hinh-2
Khu vực núi lửa phun trào tại Bán đảo Reykjanes.
Bán đảo Reykjanes trong những năm gần đây đã chứng kiến một số vụ phun trào ở những khu vực không có dân cư sinh sống. Nhưng đợt bùng phát mới nhất có thể gây rủi ro cho thị trấn Grindavik, chính quyền địa phương cho biết.
Lo ngại một đợt phun trào lớn trên bán đảo Reykjanes, chính quyền đã sơ tán gần 4.000 cư dân của thị trấn đánh cá Grindavik hồi tháng 11. Trước đó, khu vực này chịu áp lực bởi một “đợt địa chấn” gồm hơn 1.000 trận động đất trong 24 giờ.
Khoanh khac nui lua phun trao dang so sau dong dat-Hinh-3
Dòng dung nham đổ xuống trên Bán đảo Reykjanes.
Reykjanes là một điểm nóng núi lửa và địa chấn ở phía tây nam thủ đô Reykjavik. Vào tháng 3 năm 2021, các vòi phun dung nham phun trào ngoạn mục từ một vết nứt dài 500-750m trên lòng đất thuộc hệ thống núi lửa Fagradalsfjall.
Iceland là nơi có 33 hệ thống núi lửa đang hoạt động, số lượng cao nhất ở Châu Âu.

Nóng: Tìm ra thủ phạm gây tuyệt chủng hàng loạt 260 triệu năm trước

Từ rất lâu trước đây, trước cả khi khủng long xuất hiện, Trái Đất đã bị thống trị bởi các loài vật thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn, nhưng sự kiện gì đã khiến chúng biến mất hoàn toàn?

Nong: Tim ra thu pham gay tuyet chung hang loat 260 trieu nam truoc
 Những loài ăn thịt như Titanophoneus, hay còn được gọi là “sát nhân khổng lồ” là một trong số những động vật thống trị Trái Đất khoảng thời gian đó. Tuy nhiên,chúng đã chết trong một vụ tuyệt chủng hàng loạt ở Tầng Capitanian khoảng 260 triệu năm trước.

Phun trào núi lửa lớn -Thủ phạm gây tuyệt chủng 260 triệu năm trước

Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế cho biết, sự tuyệt chủng hàng loạt cách nhau gần 3 triệu năm đều do cùng một thủ phạm gây ra: Những vụ phun trào núi lửa lớn.

Những loài ăn thịt như Titanophoneus, hay “sát nhân khổng lồ” là một trong số đó. Tuy nhiên, nhiều loài động vật ăn thịt này đã chết trong một vụ tuyệt chủng hàng loạt ở Tầng Capitanian khoảng 260 triệu năm trước.

Lật lại các vụ nổ kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người

Lịch sử nhân loại từng chứng kiến vô vàn sự kiện kinh hoàng như động đất, núi lửa hay thậm chí là các thảm hoạ do chính con người gây ra. Dưới đây là những vụ nổ gây ám ảnh nhất đến nay.

Lat lai cac vu no kinh hoang nhat trong lich su loai nguoi
 FOAB. FOAB (Father of all Bombs) là một loại vũ khí chiến thuật của Nga, được thiết kế để phát nổ trên không, tạo ra một cơn sóng xung kích cực mạnh, biến mọi thứ ở dưới thành bụi bẩn. Vũ khí này chứa 44 tấn TNT, khiến nó được coi là một trong những loại vũ khí hạt nhân nhỏ nhất nhưng lại cực kỳ mạnh mẽ từng được tạo ra.