Khinh thường vợ tới mức đi 1 tuần không báo, khi trở về tôi chết lặng

Ngày ấy Lê đợi mãi không thấy chồng về ăn cơm tối, cô gọi điện cho Đức mới biết anh đã đi công tác từ sáng, hiện ở cách nhà cả nghìn cây số.

Có những cuộc hôn nhân khoác lên mình chiếc áo đẹp đẽ, bóng bẩy nhưng người trong cuộc lại chỉ cảm thấy nguội lạnh, chán ngán. Có những người chồng, nhìn từ bên ngoài ai cũng phải công nhận "người chồng hoàn hảo" nhưng chỉ cô vợ mới cảm nhận được sự chua chát, xót xa ẩn giấu phía sau.

Lê (31 tuổi) chia sẻ cô và Đức đến với nhau từ hai bàn tay trắng, gia đình đôi bên đều không có điều kiện. "Sau đám cưới không lâu chồng tôi làm ăn gặp may phất lên. Cũng từ ấy mối quan hệ vợ chồng bắt đầu trục trặc...", người phụ nữ này kể.

Lê và Đức từng có thời gian gần 2 năm yêu nhau trước khi tiến đến hôn nhân. Khi Đức chưa làm ăn khấm khá, gia đình còn ấm êm, vui vẻ. Từ lúc Đức có nhiều tiền hơn, cách cư xử của anh với vợ dần dần thay đổi.

Trong mắt Đức, Lê trở thành người phụ nữ kém cỏi, bất tài, chẳng làm được việc gì. Hai người có xuất phát điểm giống nhau, anh đã kiếm được số tiền lớn, sự nghiệp rộng mở còn Lê vẫn mãi nhọc nhằn làm công ăn lương với thu nhập 12 triệu/tháng.

Khinh thuong vo toi muc di 1 tuan khong bao, khi tro ve toi chet lang

Ảnh minh họa

Lê mang thai, Đức bắt cô nghỉ việc ở nhà nội trợ vì "đi làm cũng chẳng được bao nhiêu". Lê không đồng ý, quyết định thuê người khi con lên 5 tháng tuổi để đi làm lại. Cho rằng vợ đã bất tài còn không biết nghe lời, Đức càng bất mãn với cô.

Trong từng lời nói, hành động nhỏ nhặt hàng ngày, anh thể hiện rõ sự coi thường, thiếu tôn trọng vợ. Lê không bao giờ được hỏi tới tiền bạc của chồng, hàng tháng Đức đưa cho vợ 70% chi phí sinh hoạt trong nhà, để rồi thường xuyên "lên mặt" kể công, cho rằng anh đang nuôi vợ con.

"Người ngoài nhìn vào sẽ thấy chồng tôi là một người đàn ông hoàn hảo , vừa đẹp trai lại kiếm ra tiền, mua nhà tậu xe, xởi lởi với nhà vợ, đối xử tốt với những người xung quanh. Vừa có trách nhiệm với gia đình, không ngoại tình lại chẳng sa đà vào các tệ nạn xấu - người chồng như thế chẳng phải hoàn hảo thì là gì?", Lê nói.

Ai ngờ được khi cánh cửa nhà khép lại, chỉ còn vợ chồng với nhau, biểu cảm trên khuôn mặt Đức lập tức thay đổi một trời một vực. Những gì anh thể hiện ra ngoài chỉ để mua mặt mũi, mong nhận về lời ca ngợi, tán dương mà thôi. Đối với anh, vợ làm gì cũng sai, nói gì cũng thiếu sót, hành động ra sao cũng chưa chuẩn mực.

"Cô biết gì mà nói", "Trong đầu cô nghĩ cái gì mà lại làm như thế?", "Tốt nhất cô đừng lên tiếng ý kiến gì cả", "Cô dốt nát vừa thôi" - đó là những câu nói cửa miệng Đức thường ném vào mặt vợ mỗi khi Lê đưa ra ý kiến khác chồng. Quá đáng hơn, anh còn so sánh vợ với vài người phụ nữ giỏi giang, năng động khác, không để ý đến sự tổn thương trong lòng cô.

Lê nói: "Cuộc sống hôn nhân của tôi với một người chồng hoàn hảo - theo cách nhìn của người ngoài - cứ trôi đi nặng nề và ngột ngạt như thế. Chưa có lý do to tát để hạ quyết tâm ly hôn, như nhiều người nói thì chung quy cũng chỉ là lời ăn tiếng nói và cách cư xử thường ngày với nhau...".

"Chưa biết thì giờ biết rồi còn gì. Cô có tư cách gì mà tôi phải báo cáo lịch trình?", Đức bực dọc đáp trả vợ khi Lê trách móc anh vắng nhà dài ngày mà không báo với vợ nửa lời.

Khinh thuong vo toi muc di 1 tuan khong bao, khi tro ve toi chet lang-Hinh-2

Ảnh minh họa

Lê lặng người trước câu trả lời ấy. Cô sâu sắc nhận ra bản thân thật sự bị chồng "khinh như rác", trong khi cô không làm gì sai. Có chăng là kiếm được ít tiền hơn Đức và chưa giỏi giang như những người phụ nữ anh có cơ hội gặp gỡ? Con vừa mới tròn tuổi, Lê vẫn muốn dành thêm nhiều thời gian cho bé, Đức đã vắng nhà nhiều, nếu cô cũng phó mặc con cho người giúp việc thì mất sẽ nhiều hơn được.

Sau 1 tuần đi công tác về, Đức mở cửa vào nhà song không thấy vợ con đâu, người giúp việc cũng chẳng còn. Lê đã dọn ra ngoài căn nhà mà Đức mua rồi suốt ngày đay nghiến vợ "cô đang ở nhờ nhà của tôi". Trên bàn là lá đơn ly hôn cô đã ký sẵn khiến Đức điếng người. Đức luôn cho rằng Lê quá may mắn mới có được người chồng như anh, sẽ chẳng bao giờ dám rời đi. Vậy mà Lê thật sự đòi ly hôn, còn kiên quyết không quay về kể cả khi Đức rộng lượng cho cơ hội.

Đưa con ra ngoài thuê trọ, Lê bỗng cảm thấy mọi thứ nhẹ nhàng, thanh thản vô cùng. Bản thân cô vẫn có công việc ổn định lo được cho con, khi con cứng cáp hơn Lê cũng sẽ dành thời gian nhiều hơn cho sự nghiệp. Sau mấy tháng chờ đợi giải quyết thủ tục ly hôn, ngày ra tòa cầm được phán quyết cuối cùng trên tay, trong lòng Lê chỉ có một suy nghĩ cô ly hôn là đúng đắn.

Chồng nổi giận khi thấy mẹ thì giặt quần áo còn vợ lại ngồi xem phim

Vừa về nhà đã chứng kiến cảnh chướng tai gai mắt, chồng Hoa lao vào tát cô, gay gắt mắng vợ là bất hiếu.

Nhà chồng Hoa có phần gia trưởng, cổ hủ. Cô về làm vợ Sự chưa được bao lâu, thì anh bắt nghỉ ở nhà toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình chồng. Sự cho rằng, việc kiếm tiền là của người chồng. Còn vợ phải ở nhà lo công việc nội trợ.

Thế là 6 năm nay Hoa không đi làm. Người ngoài nhìn vào, ai cũng xuýt xoa Hoa sướng. Nhưng thực chất có ở trong chăn mới biết chăn có rận!

Chồng đưa 40 nghìn thách vợ đi chợ nấu được 3 món tươm tất

Đoạn sau bị ẩn đi nên N. không nhìn rõ. Có nằm mơ cô cũng không tin được chồng cô lại nghe lời bạn bè về tính toán với vợ như thế, không rõ vơ hết tiền để nhằm mục đích gì.

Chuyện "vợ ăn bám" hay phụ thuộc kinh tế chồng đã không còn xa lạ trong các tâm sự của vợ trên loạt diễn đàn mạng. Rằng ở nhà chăm con, hi sinh nọ kia nhưng bị cả nhà chồng khinh miệt vì không làm ra tiền. Nhưng để vùng lên thoát ra hoặc có biện pháp giải quyết thấu đáo thì hầu như phụ nữ khó mà làm được ngay.

T. N chia sẻ câu chuyện của mình vừa trải qua: "Tôi chưa 1 ngày ăn bám chồng, vậy mà vẫn bị rơi vào hoàn cảnh lép vế trước anh ta. Nhưng chắc chắn tôi không chịu sự bất bình đẳng mãi".

N. cho biết, trước đây cô đi làm thu nhập cao hơn chồng nên lương tháng có bao nhiêu anh ta nộp hết cho vợ. Vì sợ chồng mặc cảm hoặc suy nghĩ về chuyện chênh lệch nên N. chủ động báo cáo kinh tế với anh, tháng này tiêu bao nhiêu, để ra được bao nhiêu. Thậm chí cần mua món đồ nào từ 1 triệu trở lên cô cũng hỏi ý kiến chồng để anh ấy thấy mình được tôn trọng.

Ảnh minh họa

"Nhưng từ năm ngoái, ảnh hưởng dịch bệnh nên thu nhập của tôi giảm đi đáng kể. Chồng tôi khao khát mua ô tô nên nhận thêm việc về làm. Ngành của anh ấy cũng không thiệt hại gì nhiều. Một lần nhìn thấy tin nhắn nhận lương của vợ, chồng tôi hốt hoảng hỏi han, tôi cũng nói rõ sự tình. Ai ngờ nghĩ suy 1 ngày thì anh ấy đề nghị để anh ấy cầm kinh tế, coi như sự san sẻ cho tôi đỡ đau đầu.

Tin tưởng chồng, chúng tôi đổi vai. Từ đợt đấy chồng tôi hay rạch ròi kinh tế, bắt tôi phải tiết kiệm triệt để", N. chia sẻ.

Bình thường vợ chồng N. được 2 bên nội ngoại gửi rau, gà nhà nuôi lên khá nhiều nên phần thực phẩm cũng đỡ phần nào chi phí. Song tuần này tủ lạnh không còn đồ ăn nữa, N. lại quên chưa rút tiền, ra chợ thì phải dùng tiền mặt, cô hỏi chồng đưa tiền đi chợ.

"Anh đố em làm được 3 món tươm tất với 40 nghìn đấy", mặt chồng N. tươi cười như kiểu muốn thử thách vợ chứ không có ý gì khác. Cô cũng vui vẻ đồng ý.

N. mua 1 mớ rau 5 nghìn, 10 nghìn lạc rang sẵn, 5 quả trứng gà 15 nghìn và 20 nghìn thịt để về tráng trứng. Cô cũng khá hài lòng về sự lựa chọn của mình.

Hôm sau là chủ nhật, thường N. sẽ nấu vài món ngon để đổi không khí so với ngày thường. Công cuộc rút tiền của cô có vẻ khó khăn khi đi 2 cây ATM đều bị lỗi. N. lại ở vùng ngoại thành mọi thứ cũng không tiện lắm.

Thấy chồng đang xem tivi, N. bảo anh đưa tiền đi chợ nhưng anh vẫn dùng "trò chơi" như hôm qua khiến cô có phần không thoải mái. Đang chuẩn bị đi thì điện thoại chồng N. có người gọi đến, anh đang tắm mở vòi nước lớn nên cô gọi thế nào cũng không được.

Chuông vừa tắt thì 1 dòng tin nhắn nổi lên: "Thế nào rồi? Đừng có nhả cho nó đồng nào, phải nắm thóp". Đoạn sau bị ẩn đi nên N. không nhìn rõ. Có nằm mơ cô cũng không tin được chồng cô lại nghe lời bạn bè về tính toán với vợ như thế, không rõ vơ hết tiền để nhằm mục đích gì!

Ảnh minh họa

N. nhẹ nhàng đặt điện thoại xuống, lần này cô quyết tâm đến tận siêu thị cách nhà 8km để mua đồ bằng thẻ, không cần 40 nghìn của chồng đưa nữa.

"7h tối, tôi dọn cơm lên mà chồng hốt hoảng. 1 bàn thức ăn ê hề. Tôi cười tươi mời chồng ngồi xuống ăn cơm, đi lấy bia rót ra 2 ly dõng dạc: 'Nâng cốc nào chồng yêu'. Khỏi nói mặt anh ta nực cười thế nào, giật mình đến rơi cả chiếc cốc trên tay.

Tôi biết rõ anh ta rất muốn hỏi tôi tiền đâu ra để đi chợ thì tôi đã 'phủ đầu' luôn: 'Anh ạ, người chăm lo cho anh từng bữa ăn giấc ngủ là vợ anh, người sống bên anh hàng ngày, nửa đêm anh cần gọi 1 câu cũng dạ là vợ anh nên đừng sống theo lời 'bơm vá' của người ngoài. Đàn ông hơn nhau cả cái đầu biết suy nghĩ, biết phân biệt đúng sai chứ không phải hơn nhau ở việc kiếm bao nhiêu tiền đâu.

Em còn 849 nghìn trong tài khoản, anh thích anh cầm nốt đi. Ăn mâm cơm chia tay này xong thì gặp nhau trên tòa. Thế cho nhanh nhé", N. đã có màn xử lý cực "gắt" khiến chồng nghẹn giọng.

Vậy đấy các anh ạ, sai lầm của các anh là mang chuyện của mình đi tâm sự với người không có khả năng và "thẩm quyền" để giải quyết sau đó lại về cảnh giác với vợ. Hãy tỉnh táo, đừng vì sĩ diện và sự độc đoán cá nhân mà đánh mất cả gia đình.  

Hỏi vay tiền chữa bệnh cho mẹ thì chồng buông lời: "Mẹ của cô cơ mà"

Lê không thích dựa dẫm vào chồng nhưng sự vô tâm, lạnh lùng của Khải trong trường hợp này vẫn khiến cô chạnh lòng vô cùng.

Biến cố có thể ập đến với chúng ta bất kỳ lúc nào trong cuộc đời. Chính vì thế đã là vợ chồng thì nên đồng lòng và nâng đỡ nhau lúc khó khăn, sóng gió. Nếu là "thân ai người đấy lo, bố mẹ ai người đấy chịu trách nhiệm" thì thiết nghĩ cuộc hôn nhân ấy cũng chẳng cần duy trì nữa.

Lê (32 tuổi) chia sẻ vợ chồng cô mua được nhà riêng sau 4 năm chung sống. "Tôi và chồng mỗi người góp một nửa tiền để cùng đứng tên căn hộ. Chồng tôi nói rằng nếu anh ấy bỏ toàn bộ chi phí mua nhà thì sẽ do một mình anh ấy đứng tên thôi...", Lê kể.