Khám phá sửng sốt gần 500 vụ nổ không gian trong lõi thiên hà

(Kiến Thức) - Thêm một phát hiện bất ngờ tìm thấy ở thiên hà Miky Way gây ngạc nhiên giới khoa học. Các nhà nghiên cứu phát hiện 480 vụ nổ không gian các loại xảy ra trong khu vực này. Điều đặc biệt là chỉ có 5/480 vụ nổ được cảnh báo trước.

Cụ thể, mới đây các chuyên gia phi thuyền Gaia của ESA đã thống kê các vụ nổ có trong trung tâm thiên hà Milky Way từ giai đoạn tháng 7/2016 đến tháng 6/ 2017 qua các phương pháp thống kê kỹ thuật số.
Kết quả cho thấy, họ đã phát hiện tổng cộng 480 vụ nổ không gian các loại xảy ra trong khu vực này. Điều đặc biệt là chỉ có 5/480 vụ nổ này là được cảnh báo trước nhờ những dấu hiệu đặc thù.
Kham pha sung sot gan 500 vu no khong gian trong loi thien ha
Nguồn ảnh: phys. 
Giải thích về nguồn gốc các vụ nổ trong thiên hà, các chuyên gia tại Đại học Radboud và Đại học Cambridge cho rằng, hầu hết các sự kiện này xảy ra là do các lỗ đen siêu lớn nằm trong hạt nhân của thiên hà đột nhiên trở nên năng động hơn khi lượng khí năng lượng, vật chất sao lang thang bất ngờ lọt vào, làm khuấy động hệ thống lỗ đen.
Điều này đồng thời tạo ra hai sự kiện, một là ngốn sao, hai là phát nổ, bắn năng lượng ra ngoài không gian quanh trung tâm thiên hà Milky Way.

Mời quý vị xem video: Điều kỳ thú ở thiên hà lớn nhất trong vũ trụ

Ngoài ra, các lỗ đen tàng hình, đối tượng gây tranh cãi trong giới khoa học có thể cũng góp phần tạo ra các vụ nổ này.

Phát hiện gây bất ngờ nhiều thiên hà lâu đời nhất vũ trụ

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học đã xác định được một số thiên hà lâu đời nhất trong vũ trụ. Các chuyên gia nhận định khi vũ trụ khoảng 380.000 năm tuổi, các nguyên tử đầu tiên được hình thành.

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Vũ trụ Lượng tử tại Đại học Durham và Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian đã tìm thấy bằng chứng nhiều thiên hà lâu đời nhất trong vũ trụ.

Chúng lần lượt có tên là Segue-1, Bootes I, Tucana II và Ursa Major I ước tính trung bình hơn 13 tỷ năm tuổi.

Khám phá kinh ngạc về vùng hào quang của Milky Way

(Kiến Thức) - Một vệ tinh nhỏ của NASA được triển khai từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), sẽ giúp các nhà khoa học tìm kiếm vật chất còn thiếu của vũ trụ bằng cách nghiên cứu tia X từ "hào quang" của khí nóng xung quanh thiên hà Milky Way.

Để nghiên cứu vấn đề này, một nhiệm vụ CubeSat do NASA tài trợ gọi là HaloSat được triển khai từ ISS vào ngày 13/7.
Vệ tinh HaloSat sẽ nghiên cứu khí trong quầng hào quang của thiên hà Milky Way, ở khoảng 2 triệu độ C.

Sửng sốt thiên hà lùn hình thành sao đặc biệt

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học châu Âu gần đây đã tiến hành nghiên cứu về một thiên hà lùn hình thành sao tên là NGC 4634, có khối lượng khoảng bằng 27 tỷ lần khối lượng mặt trời.

Nằm cách Trái đất khoảng 62,3 triệu năm ánh sáng, thiên hà xoắn ốc NGC 4634 là một thành viên của Cụm sao Xử Nữ.
Thiên hà lùn có khối lượng khoảng bằng 27 tỷ lần khối lượng mặt trời và đang trong quá trình hình thành sao một cách mãnh liệt.