Khám phá những bộ tộc kỳ quái nhất hành tinh

Những bộ tộc này ẩn náu ở những góc sâu nhất, tối nhất của trái đất – hay ở vùng đồng bằng rộng lớn, hẻo lánh của Châu Phi. Trang phục, phong tục tập quán, truyền thống của họ vẫn còn rất lỗi thời.

Kham pha nhung bo toc ky quai nhat hanh tinh

Bộ tộc Huli Wigmen, Papua New Guinea: Chiếc mũ kì lạ của bộ tộc này được làm từ tóc của chính họ. Bộ tộc có 40.000 người sống cô lập, những người đàn ông thường nhặt bờm tóc giả để đội hoặc đem đi bán cho người khác. Họ sơn vàng mặt, cầm một chiếc rìu, đeo tạp dề lá cây và đội bím tóc lủng lẳng để đe dọa bộ tộckhác.Theo truyền thống, họ thường nhảy bắt chước những con chim thiên đường trên đảo.

Kham pha nhung bo toc ky quai nhat hanh tinh-Hinh-2

Bộ tộc Dogon, Tây Phi: Như thường lệ, những người đàn ông trong bộ tộc này dùng dây thừng leo lên vách đá Bandiagara hiểm trở để nhặt phân chim bồ câu và phân dơi. Sau đó, họ bán chúng cho cơ sở làm phân bón và xưởng chế tạo đồ tạo tác Tellem.Hơn 400.000 người Dogon sinh sống trong khoảng 700 ngôi làng nhỏ nằm bấp bênh trên con đường dọc vách núi 200km.

Kham pha nhung bo toc ky quai nhat hanh tinh-Hinh-3

Bộ tộc Chimbu, Papa New Guinea: Bộ tộc này hóa trang thành bộ xương rồi nhảy nhằm đe dọa bộ tộckhác khi xảy ra tranh chấp lãnh thổ.Họ sống ở khu vực rất xa mà ít ai biết về cuộc sống thực của họ, người ta chỉ biết họ sống ở vùng khí hậu ôn hòa trong các thung lũng núi gồ ghề cao từ 1.600 đến 2.400m, theo tục lệ, họ ở trong những ngôi nhà tách biệt nam và nữ, tuy nhiên ngày nay họ đã ở cùng nhau như gia đình.

Kham pha nhung bo toc ky quai nhat hanh tinh-Hinh-4

Bộ tộc Nenet, Siberia: Bộ tộc khoảng 10.000 người du mục khá khỏe mạnh – họ di chuyển 300.000 con tuần lộc trên quãng đường di cư 1.100km quanh khu vực rộng gấp rưỡi diện tích nước Pháp, ở nhiệt độ xuống tới âm 50 độ C.Họ di chuyển trên những chiếc xe trượt tuyết.Mặc dù phát hiện ra trữ lượng dầu khí vào những năm 1970, nhưng họ vẫn hạn chế tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Kham pha nhung bo toc ky quai nhat hanh tinh-Hinh-5

Đàn ông Asaro: Những người đàn ông này phủ bùn khắp người vì họ nghĩ hình dạng của họ giống như những linh hồn và có thể làm cho các bộ tộc khác trong khu vực kinh sợ.Một số nhóm dân tộc này đã sinh sống rải rác trên cao nguyên trong hơn một thiên niên kỷ, họ bị cô lập vì địa hình khắc nghiệt và mãi 75 năm trước mới được phát hiện.

Kham pha nhung bo toc ky quai nhat hanh tinh-Hinh-6

Bộ tộc bán du mục Himba sống rải rác ở phía tây bắc Namibia và miền nam Angola.Họ sống trong lều hình nón được làm bằng bùn và phân.Họ đốt lửa cháy 24 giờ mỗi ngày để tỏ lòng tôn kính với vị thần Mukuru của mình.Theo tục lệ của bộ tộc, gia súc nhiều hay ít sẽ cho thấy người đó giàu hay nghèo, người Himba thích ăn dê trong bữa ăn của mình.

Kham pha nhung bo toc ky quai nhat hanh tinh-Hinh-7

Bộ tộc Kazakh đi săn bằng đại bàng: Họ dùng đại bàng để săn cáo, marmot và sói. Họ mặc đồ lông thú bắt được, những cậu bé từ 13 tuổi có thể mang một con đại bàng.Bộ tộc bán du mục này đã di cư quanh dãy núi Altai từ thế kỷ 19.Hiện tại họ có khoảng 100.000 người, nhưng chỉ còn lại khoảng 250 thợ săn bằng đại bàng.

Kham pha nhung bo toc ky quai nhat hanh tinh-Hinh-8

Bayaka, Cộng hòa Trung Phi: Bộ tộc Bayaka sống dựa vào “linh hồn của rừng”, họ rất am hiểu về thảo dược, họ sử dụng ngôn ngữ và truyền thống săn bắn riêng.Họ là một trong nhiều bộ lạc ở vùng xa xôi này của Châu Phi, có dân số nửa triệu người.Bô lão của bộ tộc này cho hay họ không thể truyền lại các kỹ năng truyền thống cho con cháu vì họ già yếu không thể đi vào rừng sâu.

Kỳ lạ bộ tộc không thích văn minh, ăn lông ở lỗ thời tiền sử

Một bộ tộc kỳ lạ tại miền trung Tanzania họ không thích sử dụng phương tiện hiện đại mà vẫn kiên trì ngồi cả ngày dùng đá đánh lửa, nướng chín thức ăn như thời ăn lông ở lỗ.

Tin tức trên Infonet, tại miền trung Tanzania, có bộ tộc Hadza, sống bên hồ Eyasi, vẫn giữ thói quen sinh hoạt lạc hậu như 10 ngàn năm qua. Suốt hơn 10.000 năm qua họ vẫn giữ thói quen 'ăn nhờ ở đợ' vào 'mẹ trái đất'.

Họ không trồng trọt, chăn nuôi, mà sống hoàn toàn phụ thuộc vào rừng, giống như cách mà tổ tiên của họ vẫn sống.Số dân của bộ tộc chỉ khoảng 1.200 người. Họ giữ thói quen sống du mục, không chọn nơi ở cố định. Nơi trú mưa trú nắng của tộc người này vẫn là những hang đá hoặc những túp lều cỏ.

Tận mục cuộc sống của tộc “người cá” cuối cùng trên Trái Đất

Bộ tộc Bajau nổi tiếng là tộc “người cá” cuối cùng trên thế giới. Họ có thể lặn sâu tới 60 mét xuống đáy biển để săn cá và bạch tuộc chỉ bằng những cây giáo tự chế.

Tan muc cuoc song cua toc “nguoi ca” cuoi cung tren Trai Dat

Người Bajau là nhóm người du mục trên biển sinh sống nhờ việc đánh bắt hải sản. Theo ước tính, khoảng 1 triệu người Bajau sống ở Đông Nam Á, tập trung ở phía nam Philippines, Indonesia và Malaysia.

Tan muc cuoc song cua toc “nguoi ca” cuoi cung tren Trai Dat-Hinh-2
Người Bajau được mệnh danh là tộc “người cá” cuối cùng trên thế giới vì họ là những thợ lặn và bơi lội tài ba nhất thế giới. Họ thường sống theo lối sống du cư trên biển và sử dụng những chiếc xuồng bằng gỗ nhỏ gọi là perahu.
Tan muc cuoc song cua toc “nguoi ca” cuoi cung tren Trai Dat-Hinh-3
Trong khi người bình thường chỉ có thể nín thở dưới nước trong vài giây tới vài phút, người Bajau có thể lặn rất sâu, duy trì dưới nước tới 13 phút và ở độ sâu khoảng 60m dưới biển.
Tan muc cuoc song cua toc “nguoi ca” cuoi cung tren Trai Dat-Hinh-4
Họ lặn nhiều lần trong vòng 8 giờ mỗi ngày, tức là họ dành khoảng 60% thời gian ở dưới nước. Họ thường lặn để bắt hải sản, tìm kiếm những nguyên liệu tự nhiên để làm đồ thủ công.
Tan muc cuoc song cua toc “nguoi ca” cuoi cung tren Trai Dat-Hinh-5
Bộ tộc người cá Bajau có thể sống hàng tháng trời lênh đênh trên biển chỉ với một con xuồng perahu. 
Tan muc cuoc song cua toc “nguoi ca” cuoi cung tren Trai Dat-Hinh-6
Việc đi lại trên biển nên người Bajau đã xây nhà sàn và tập trung thành một làng nổi trên biển. Mực nước dưới chân nhà của họ có độ cao từ vài chục cm cho tới vài mét, tùy theo thời điểm thủy triều lên xuống.
Tan muc cuoc song cua toc “nguoi ca” cuoi cung tren Trai Dat-Hinh-7
Ngôi làng của người Bajau chỉ cách thế giới văn minh khoảng 1 giờ đi biển, thế nhưng cuộc sống của họ vẫn mang tính hoang dã và du mục.
Tan muc cuoc song cua toc “nguoi ca” cuoi cung tren Trai Dat-Hinh-8
Mỗi ngày, những người nhận nhiệm vụ săn bắt của bộ tộc Bajau sẽ xuống nước để bắt khoảng 1-8 kg cá, ốc và bạch tuộc…
Tan muc cuoc song cua toc “nguoi ca” cuoi cung tren Trai Dat-Hinh-9
Họ chỉ sử dụng kính lặn tự chế và không cần bình dưỡng khí, nhưng có thể thoải mái lặn sâu xuống 20m dưới biển trong vòng 5 phút.
Tan muc cuoc song cua toc “nguoi ca” cuoi cung tren Trai Dat-Hinh-10
Thức ăn của người Bajau đơn giản là hải sản và chuối. Họ trộn tinh bột sắn với nước, lá khô rồi bôi lên mặt giống như một loại kem chống nắng.
Tan muc cuoc song cua toc “nguoi ca” cuoi cung tren Trai Dat-Hinh-11
Thay vì học chữ, trẻ em Bajau được dạy cách bắt cá, bạch tuộc, tôm... Từ khi còn rất nhỏ, chúng đã có thể chèo thuyền thuần thục và biết cách săn bắt. Ảnh: IT. 

Tộc người ăn thịt sống, uống máu tươi ở nơi “tận cùng thế giới”

Những người thuộc bộ tộc Nenets ở vùng Bắc Cực của Nga vẫn duy trì tập tục ăn thịt sống, uống máu tươi của tuần lộc trong suốt hàng nghìn năm qua.

Toc nguoi an thit song, uong mau tuoi o noi “tan cung the gioi”

Nenets, hay Samoyeds, là một bộ tộc sống ở vùng bán đảo Yamal, vùng Siberia, thuộc Bắc Cực, lãnh thổ nước Nga.

Toc nguoi an thit song, uong mau tuoi o noi “tan cung the gioi”-Hinh-2
Khu vực mà người Nenets sinh suống được mệnh danh là nơi “tận cùng thế giới”, quanh năm bao phủ tuyết trắng với nhiệt độ ban đêm có thể xuống dưới -50 độ C.
Toc nguoi an thit song, uong mau tuoi o noi “tan cung the gioi”-Hinh-3
Nenets là một trong những bộ tộc sống du mục chăn nuôi tuần lộc hiếm hoi còn sót lại trên trái đất.
Toc nguoi an thit song, uong mau tuoi o noi “tan cung the gioi”-Hinh-4
Theo thống kê dân số mới nhất vào năm 2010, hơn 44.000 người Nenets đang sống tại Liên bang Nga.
Toc nguoi an thit song, uong mau tuoi o noi “tan cung the gioi”-Hinh-5
Người du mục Nenets di cư theo mùa cùng với đàn tuần lộc của họ, đi dọc theo các con đường du mục đã có từ rất xa xưa. Họ sống chủ yếu bằng công việc đánh cá, nuôi tuần lộc, săn thú.
Toc nguoi an thit song, uong mau tuoi o noi “tan cung the gioi”-Hinh-6
 Thịt tuần lộc là một món ăn quan trọng trong chế độ ăn uống của người Nenets.
Toc nguoi an thit song, uong mau tuoi o noi “tan cung the gioi”-Hinh-7
Người du mục Nenets có thể ăn thịt sống, ướp lạnh hoặc luộc chín và uống máu tươi của một con tuần lộc mới mổ.
Toc nguoi an thit song, uong mau tuoi o noi “tan cung the gioi”-Hinh-8
Ngay từ khi còn nhỏ, người Nenets đã được học cách ăn thịt sống và uống máu tuần lộc để giữ ấm cho cơ thể. 
Toc nguoi an thit song, uong mau tuoi o noi “tan cung the gioi”-Hinh-9
Với người Nenets, “tuần lộc là nhà của họ, là thức ăn, là sự ấm áp và là phương tiện di chuyển”. Dây thòng lọng bắt thú được làm bằng gân tuần lộc, dụng cụ và xe trượt tuyết làm bằng xương. 
Toc nguoi an thit song, uong mau tuoi o noi “tan cung the gioi”-Hinh-10
Bộ trang phục bằng da và lông thú giúp người Nenets chống chọi thời tiết giá lạnh ở vùng Bắc Cực.
Toc nguoi an thit song, uong mau tuoi o noi “tan cung the gioi”-Hinh-11
Nhờ những con tuần lộc mà họ có thể vượt qua những khoảng cách xa tới hàng nghìn cây số trong hành trình di cư ở vùng Cực Bắc.
Toc nguoi an thit song, uong mau tuoi o noi “tan cung the gioi”-Hinh-12
Những cỗ xe do tuần lộc kéo là phương tiện di chuyển chủ yếu của người Nenets.
Toc nguoi an thit song, uong mau tuoi o noi “tan cung the gioi”-Hinh-13
Các túp lều của người Nenets có hình nón, được gọi là “choom” hay “mya”, lợp bằng da tuần lộc nhằm giữ ấm và đối phó với khí hậu lạnh lẽo khắc nghiệt.  Ảnh: Atlantic, DM.