Kêu gọi tiền hỗ trợ chôn cất hài nhi xấu số rồi chiếm đoạt tiền tỷ

Khi bắt giữ, trong tài khoản ngân hàng của đối tượng Trần Văn Dũng có hơn 2,5 tỷ đồng. Theo luật sư, đối tượng có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến chung thân.

Ngày 15/11, Công an tỉnh Nghệ An cho biết đang tạm giữ hình sự Trần Văn Dũng (SN 1996, trú xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) để làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Keu goi tien ho tro chon cat hai nhi xau so roi chiem doat tien ty
Đối tượng Trần Văn Dũng tại cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An. (Ảnh: H.L) 
Điều tra ban đầu cho thấy, từ khoảng tháng 5/2011, với mục đích lừa đảo, Trần Văn Dũng copy thông tin kêu gọi giúp đỡ trẻ em bị bệnh hiểm nghèo cần tiền điều trị, thai nhi xấu số cần kinh phí chôn cất được đăng tải trên mạng. Sau đó, Dũng chỉnh sửa thông tin tài khoản nhận tiền hỗ trợ và sử dụng các tài khoản facebook ảo để đăng tải vào các hội nhóm kêu gọi giúp đỡ.
Tin tưởng vào thông tin được đăng tải trên mạng xã hội, nhiều người đã chuyển vào tài khoản ngân hàng của Dũng, ít thì vài trăm nghìn, nhiều thì cả chục triệu đồng. Sau khi nhận tiền từ các mạnh thường quân, Dũng rút ra tiêu xài.
Sau quá trình dài điều tra, thu thập, củng cố chứng cứ, ngày 11/11, Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ Trần Văn Dũng, thu giữ nhiều tài liệu có liên quan. Khi bắt giữ, trong tài khoản ngân hàng của đối tượng Trần Văn Dũng có hơn 2,5 tỷ đồng. Cơ quan điều tra bước đầu xác định nạn nhân bị Trần Văn Dũng lừa đảo có thể lên tới hàng nghìn người ở khắp cả nước.
Keu goi tien ho tro chon cat hai nhi xau so roi chiem doat tien ty-Hinh-2
 Thông tin về các hoàn cảnh xấu số được Dũng đăng tải lên mạng xã hội để lừa đảo, kêu gọi các mạnh thường quân chuyển tiền ủng hộ. (Ảnh: H.L)
Trao đổi với PV Infonet về vụ việc này, luật sư Hoàng Văn Hùng (VPLS Trung Hoà, Hà Nội) nêu quan điểm: Bằng hình thức lợi dụng sự tin tưởng, tình cảm của cộng đồng, các đối tượng kêu gọi ủng hộ từ thiện sau đó nhằm mục đích chiếm đoạt, hành vi không chỉ vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội mà còn vi phạm pháp luật có thể bị xử lý hình sự.
“Kêu gọi từ thiện sau đó chiếm đoạt hoặc ăn bớt tiền từ thiện là hành vi trục lợi trên nỗi đau, trên khó khăn hoạn nạn của người khác và là hành vi lừa dối, gian dối. Hành vi này không chỉ ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, đạo đức xã hội, làm suy giảm niềm tin của con người vào lòng tốt và tâm hướng thiện”, luật sư nhấn mạnh.
Luật sư Hoàng Văn Hùng khẳng định: ''Hành động kêu gọi từ thiện hỗ trợ hài nhi xấu số sau đó chiếm đoạt hoặc ăn bớt tiền từ thiện của Trần Văn Dũng là hành vi trục lợi, lừa dối''.
''Trong lúc tình hình dịch bệnh phức tạp, lợi dụng niềm tin của cộng đồng, Trần Văn Dũng dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả, không đúng với sự thật nhưng làm cho người bị lừa dối tin đó là thật và chuyển tiền cho mình. Dù nhận thức rõ hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra nhưng Dũng vẫn thực hiện.
Sau khi cơ quan tiến hành điều tra xác minh, nếu số tiền Trần Văn Dũng lừa đảo chiếm đoạt được là 2,5 tỷ đồng trong tài khoản của mình thì đối tượng có thể phải đối mặt với mức phạt tù từ 6 tháng đến chung thân'', luật sư phân tích hành vi của đối tượng Dũng.
Luật sư viện dẫn nội dung Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
“Để tránh tình trạng bị lợi dụng lừa đảo, mỗi người dân khi tiếp nhận thông tin từ thiện cần phải xác minh. Nếu là cá nhân, tổ chức tự phát đứng ra kêu gọi, trước tiên phải xem xét cá nhân, tổ chức đó có đáng tin cậy hay không; địa chỉ làm việc, công việc, nhân thân, nghề nghiệp rõ ràng không; đã từng bị tố cáo trên mạng xã hội, báo chí hay chưa....
Tốt nhất những người có tấm lòng thiện nguyện nên lựa chọn các quỹ, chương trình từ thiện do Nhà nước, đoàn thể, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đứng ra tổ chức như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Chữ thập đỏ các cấp, hoặc chính quyền nơi xảy ra thiên tai, dịch bệnh... Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cần báo cho cơ quan công an gần nhất để kịp thời xử lý”, luật sư Hoàng Văn Hùng khuyến cáo.

Dùng hơn 5 triệu USD tiền hỗ trợ Covid-19 để "tậu" 3 siêu xe

(Kiến Thức) - Vay được số tiền hơn 5 triệu USD từ việc hỗ trợ đại dịch Covid-19, một người đàn ông tại bang California, Mỹ đã "vung tay" mua 3 chiếc siêu xe Ferrari 458 Italia, Lamborghini Aventador S và Bentley Continental GT.

Dung hon 5 trieu USD tien ho tro Covid-19 de

Một người đàn ông sống tại bang California, Mỹ, đã bị bắt sau khi dùng số tiền 5 triệu USD vay từ Chương trình Bảo vệ Tiền Lương (PPP) để mua 3 chiếc siêu xe đắt giá là Ferrari 458 Italia, Lamborghini Aventador S và Bentley Continental GT.

Bình Dương chi sai tiền hỗ trợ COVID-19, dân tiêu hết... thu hồi sao?

Qua rà soát cơ quan chức năng đã phát hiện việc hỗ trợ nhầm cho khoảng 22.000 người bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 xảy ra tại Bình Dương.

Mới đây, bà Nguyễn Ngọc Hằng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bình Dương xác nhận các địa phương trong tỉnh đã chi nhầm tiền hỗ trợ COVID-19 cho trên 22.900 người với số tiền hàng tỷ đồng, buộc phải thu hồi.
Binh Duong chi sai tien ho tro COVID-19, dan tieu het... thu hoi sao?
Ảnh minh họa. 

Qua sự việc này dư luận cho rằng, những người dân có phải trả lại tiền không? sẽ thu hồi tiền bằng cách nào và trách nhiệm của chính quyền địa phương ra sao?

Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người thuê trọ là trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Để xảy ra việc chi tiền hỗ trợ COVID-19 sai cho người dân nêu trên đã thể hiện một phần năng lực làm việc của các cán bộ thực thi nhiệm vụ. Việc thu hồi số tiền chi nhầm và tiến hành rà soát lại là điều cần thiết và phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời.

Binh Duong chi sai tien ho tro COVID-19, dan tieu het... thu hoi sao?-Hinh-2
Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) 

Luật sư Tùng cho biết thêm, đối với những người dân đã được nhận hỗ trợ nhưng không thuộc tiêu chí được hưởng thì chính quyền địa phương có trách nhiệm rà soát, ra thông báo hoặc quyết định thu hồi về số tiền này. Đồng thời, lập danh sách cụ thể đối với những người bị thu hồi lại và thông báo đến tận từng người để thực hiện thu hồi sớm nhất.

Còn đối với những trường hợp cố tình không nộp lại tiền, cơ quan chức năng có thể ra văn bản hướng dẫn các biện pháp cưỡng chế để thu hồi ngân sách hoặc có thể tiến hành khởi kiện để đòi lại khoản tiền này.

Luật sư Tùng nói: "Trong vụ việc này, trách nhiệm lớn nhất thuộc về chính quyền địa phương, thuộc về cán bộ thực thi nhiệm vụ chi trả khoản tiền hỗ trợ COVID-19 cho người dân ở Bình Dương. Việc để ra sai xót lớn nêu trên cần phải được xử lý nghiêm khắc, trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm, cần chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xác minh, xử lý hình sự nếu có".

Cũng trao đổi với PV, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) chia sẻ, việc chi nhầm tiền hỗ trợ COVID-19 cho hơn 22.900 người như vậy là một sự việc nghiêm trọng, bởi vậy cơ quan chức năng sẽ vào cuộc xác minh làm rõ nguyên nhân sự việc để có hình thức xử lý phù hợp với quy định pháp luật.

Binh Duong chi sai tien ho tro COVID-19, dan tieu het... thu hoi sao?-Hinh-3
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) 

"Cơ quan chức năng sẽ làm rõ nguyên nhân nào dẫn đến việc chuyển nhầm tiền hỗ trợ cho số người lớn như vậy để xem xét trách nhiệm pháp lý. Trong trường hợp lỗi của người có chức vụ quyền hạn trong việc lập danh sách, xét duyệt thì có thể bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt hành chính hoặc có thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi được xác định là thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp có căn cứ cho thấy có người đã giả mạo thông tin, hồ sơ để lấy tiền từ ngân sách nhà nước thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản hoặc các tội danh khác xâm phạm đến tài sản của nhà nước. Trong vụ việc này, dù là cố ý hay vô ý cũng phải xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc lập danh sách, xét duyệt các trường hợp thuộc diện hỗ trợ do ảnh hưởng bởi đại dịch" - luật sư Cường nói.

Luật sư Cường cho biết thêm, đối với những người dân nhận tiền không đúng đối tượng do khai báo không trung thực, cung cấp thông tin sai sự thật thì sẽ bị áp dụng các biện pháp hành chính để buộc thu hồi lại số tiền đó. Trường hợp người nhận tiền không có lỗi và cũng thuộc trường hợp khó khăn thì việc thu hồi lại số tiền đó là rất khó.

"Dịch bệnh làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội, ảnh hưởng rất lớn đến nhiều người, trong khi đó nguồn ngân sách hạn chế nên việc hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh bị giới hạn trong những phạm vi, tiêu chuẩn nhất định. Việc hỗ trợ sai đối tượng gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người dân đang gặp khó khăn hơn.

Bởi vậy, cơ quan chức năng sẽ vận động những người đã nhận tiền không đúng đối tượng phải trả lại Tiền cho nhà nước đồng thời sẽ xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Trường hợp cố Ý làm sai lệch hồ sơ tài liệu để nhận tiền bồi thường hỗ trợ thì phải xử lý nghiêm, trong đó có thể áp dụng chế tài hình sự. Còn đối với cán bộ thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thì cũng cần phải xử lý bằng chế tài nghiêm khắc" - luật sư Cường cho hay.

>>> Xem thêm video: Người lao động chuẩn bị nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp