Kết quả kinh doanh của GVR dự kiến cải thiện nhờ giá cao su tăng?

(Vietnamdaily) - Trong dài hạn, việc chuyển đổi hơn 23.000 ha đất trồng cao su sang đất KCN giai đoạn 2025-2030 sẽ giúp GVR ghi nhận lợi nhuận đáng kể từ việc chuyển đổi đất.

Chứng khoán SSI cho rằng, kết quả kinh doanh nửa cuối năm 2024 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HoSE: GVR) dự kiến cải thiện nhờ giá cao su tăng.
Nhìn lại KQKD Q2/2024
Doanh thu và LNST của GVR lần lượt đạt 4,62 nghìn tỷ đồng (+8,1% so cùng kỳ) và 994 tỷ đồng (+28,9% so cùng kỳ), được thúc đẩy bởi các sản phẩm cao su (găng tay y tế, lốp xe,...) và chế biến gỗ, góp phần tăng trưởng lợi nhuận so với khoản lỗ cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, LNTT từ mảng sản xuất cao su tự nhiên cũng đã tăng 15% so cùng kỳ.
Trong đó, sản xuất cao su tự nhiên: Doanh thu thuần và LNTT lần lượt đạt 2,5 nghìn tỷ đồng (-0,2% so cùng kỳ) và 429 tỷ đồng (+15% so cùng kỳ). Mặc dù giá cao su tự nhiên tăng vọt 18% so cùng kỳ, dẫn đến lợi nhuận mảng này cũng cao hơn so cùng kỳ, nhưng sản lượng tiêu thụ cao su lại giảm 19% so cùng kỳ đạt 81.000 tấn trong Q2/2024.
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm cao su: Doanh thu thuần và LNTT lần lượt đạt 143 tỷ đồng (+53% so cùng kỳ) và 41 tỷ đồng, cho thấy sự phục hồi đáng kể từ khoản lỗ 18 tỷ đồng so cùng kỳ, chủ yếu nhờ tăng trưởng của sản phẩm lốp xe tải và xe máy.
Chế biến gỗ cao su: Tập đoàn đang vận hành 18 nhà máy sản xuất gỗ với tổng sản lượng 1.076 triệu m3/năm. Doanh thu của mảng này tăng đáng kể lên 769 tỷ đồng (+41% so cùng kỳ) trong Q2/2024, nhờ nhu cầu tiêu thụ gỗ MDF tăng tích cực so với mức nền thấp của năm trước.
Khu công nghiệp: Tập đoàn đang cho thuê 11 dự án khu công nghiệp thông qua các công ty con và công ty liên kết, với tổng diện tích 6.566 ha. Doanh thu từ khu công nghiệp của các công ty con của GVR đạt 190 tỷ đồng (+14% so cùng kỳ) nhờ giá cho thuê trung bình cao hơn. LNTT đạt 85 tỷ đồng (-4% so cùng kỳ) do GVR ghi nhận khoản lỗ 3,9 tỷ đồng từ công ty liên kết.
Ngoài các hoạt động kinh doanh chính, GVR ghi nhận lợi nhuận tăng đáng kể từ việc đền bù đất trên cây cao su. Khoản thu nhập này đã tăng từ 4,8 tỷ đồng trong Q2/2023 lên 43 tỷ đồng, tương đương 6 ha đất trong Q2/2024.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần và LNST của GVR lần lượt đạt 9,24 nghìn tỷ đồng (+11,4% so cùng kỳ) và 1,58 nghìn tỷ đồng (+8,5% so cùng kỳ).
GVR hiện có 16,8 nghìn tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn, chiếm 22% tổng tài sản. Trong khi đó, Nợ ngắn hạn và dài hạn giảm xuống 5,1 nghìn tỷ đồng (-23% so cùng kỳ), dẫn đến tỷ lệ D/E là 0,09x trong Q2/2024.
GVR có triển vọng gì?
Ket qua kinh doanh cua GVR du kien cai thien nho gia cao su tang?
 
Trong nửa cuối năm 2024, SSI dự báo doanh thu và LNST của GVR lần lượt đạt 16,9 nghìn tỷ đồng (+22% so cùng kỳ) và 2,4 nghìn tỷ đồng (+29% so cùng kỳ). Doanh thu từ sản xuất cao su tự nhiên dự báo đạt 13,8 nghìn tỷ đồng (+20% so cùng kỳ) do sản lượng cao su dự kiến đạt 371 triệu tấn (+2% so cùng kỳ) và giá bán cao su tăng 18% (đạt mức 36,4 triệu đồng/tấn).
Giá cao su tăng cao xuất phát từ nguồn cung toàn cầu giảm liên quan đến dịch bệnh và tác động của thời tiết như sự chuyển đổi từ El Nino sang La Nina. Do đó, biên lợi nhuận gộp của cao su dự kiến sẽ tăng 25% (+4% so cùng kỳ), nhờ giá bán trung bình cao hơn.
Cho cả năm 2024, SSI kỳ vọng doanh thu và LNST của GVR sẽ lần lượt đạt 26,15 nghìn tỷ đồng (+18,5% so cùng kỳ) và 4,05 nghìn tỷ đồng (+20,2% so cùng kỳ).
Trong năm 2025, SSI dự báo LNST tăng 33,2% so cùng kỳ. Trong đó, SSI ước tính lợi nhuận từ đền bù đất cây cao su tại các KCN đạt 1,7 tỷ đồng (+112% so cùng kỳ).
SSI kỳ vọng bảng giá đất được sẽ được phê duyệt trong năm 2024-2025, sẽ hỗ trợ tăng thu nhập ghi nhận từ việc chuyển đổi đất cao su sang KCN. Ngoài ra, thời gian chuyển đổi đất sẽ được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt nhanh hơn do tỷ lệ lấp đầy KCN tại Bình Dương và Đồng Nai đã cao, vượt quá 92%.
Mặt khác, SSI dự báo doanh thu sản xuất cao su tự nhiên giảm 15% so cùng kỳ, do sản lượng tiêu thụ dự kiến đạt 465 triệu tấn (-9% so cùng kỳ) do nhu cầu cao su từ Trung Quốc giảm (chiếm từ 65-70% nhập khẩu cao su tự nhiên từ Việt Nam) và giá bán dự kiến giảm 8% so cùng kỳ.
Tóm lại, GVR có lợi thế khi sở hữu diện tích đất cao su lớn, với quỹ đất 394.782 ha trải khắp các tỉnh thành, bao gồm Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh,... Trong dài hạn, việc chuyển đổi hơn 23.000 ha đất trồng cao su sang đất KCN trong giai đoạn 2025-2030 sẽ giúp công ty ghi nhận lợi nhuận đáng kể từ việc chuyển đổi đất.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu của GVR đã tăng 68% tính từ đầu năm để phản ánh phần lợi nhuận trong tương lai (như trong báo cáo GVR tháng 3 của chúng tôi (tại đây)). Do đó, SSI duy trì khuyến nghị Trung lập đối với cổ phiếu GVR với giá mục tiêu 1 năm là 36.100 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 1,5%) dựa trên phương pháp SOTP.
Ket qua kinh doanh cua GVR du kien cai thien nho gia cao su tang?-Hinh-2
  
Trong ngắn hạn (Q4/2024 – Q1/2025), bảng giá đất mới tại các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh sẽ được công bố. SSI kỳ vọng bảng giá đất mới sẽ tăng 20% - 3 lần so với giá hiện tại. Điều này sẽ là yếu tố thúc đẩy cho giá cổ phiếu trong ngắn hạn (và có thể là yếu tố tăng giá để SSI điều chỉnh ước tính lợi nhuận từ năm 2026).
Lợi nhuận cao su tiếp tục được hưởng lợi từ giá cao su tăng. Theo ước tính của SSI, giá cao su tăng 1% sẽ giúp biên lợi nhuận gộp mảng sản xuất cao su của GVR tăng 0,22% (mảng sản xuất cao su chiếm 60% tổng LNTT). Do đó, SSI ước tính tăng trưởng lợi nhuận nửa cuối năm 2024 sẽ đạt 29% so cùng kỳ.
Gần đây, KCN Bàu Cạn – Tân Hiệp (GVR sở hữu toàn bộ) đã được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư, điều này củng cố cho giả định việc chuyển đổi 2.800 ha đất cao su thành KCN vào năm 2025. 

Vì sao GVR bị khuyến nghị Kém khả quan?

(Vietnamdaily) - VCSC cũng hạ dự báo lãi ròng năm 2023 của GVR xuống 2,6 nghìn tỷ đồng, giảm 31% so cùng kỳ.

Chứng khoán Vietcap (VCSC) vừa có điều chỉnh khuyến nghị cho Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) từ Phù hợp thị trường xuống Kém khả quan nhưng tăng giá mục tiêu thêm 11% lên 17.600 đồng/cổ phiếu.

Giá mục tiêu cao hơn chủ yếu do VCSC cập nhật định giá cho GVR từ giữa năm 2024 đến cuối năm 2024, điều này bị ảnh hưởng một phần bởi dự báo rằng sự phục hồi của mảnh cao su và gỗ trong giai đoạn 2024-2025 sẽ chậm hơn so với kỳ vọng trước đây.

GVR hưởng lợi từ chuyển đổi đất, giá mục tiêu 36.100 đồng/cổ phiếu

(Vietnamdaily) - SSI Research dự báo lợi nhuận của Tập đoàn Công nghiệp Cao su (GVR) sẽ tăng trưởng 2 con số trong năm 2024 và 2025, nhờ giá cao su tăng và chuyển đổi đất trồng cao su sang khu công nghiệp.

GVR huong loi tu chuyen doi dat, gia muc tieu 36.100 dong/co phieu
 Sản xuất cao su tự nhiên chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu của GVR 

Trong quý đầu năm, GVR đạt doanh thu 4,5 tỷ đồng, tăng trưởng 10,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế giảm 14% xuống còn 650 tỷ đồng, chủ yếu do thu nhập từ hỗ trợ đền bù đất trồng cây cao su giảm. Tăng trưởng doanh thu đến từ các mảng sản xuất cao su tự nhiên, chế biến gỗ, sản xuất kinh doanh sản phẩm cao su và phát triển các khu công nghiệp.

Mảng sản xuất cao su tự nhiên đạt doanh thu 3,3 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 395 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 16% và 14% so với cùng kỳ năm trước. Mảng sản xuất và kinh doanh các sản phẩm cao su phục hồi mạnh mẽ với doanh thu 143 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 36,6 tỷ đồng.

Mảng chế biến gỗ cao su gặp khó khăn do nhu cầu giảm và cạnh tranh gay gắt về giá, dẫn đến doanh thu giảm 5% xuống còn 538 tỷ đồng. Mảng khu công nghiệp duy trì tăng trưởng ổn định với doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 166 tỷ đồng và 85 tỷ đồng.

GVR đang có tình hình tài chính vững mạnh với 16,3 nghìn tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn, đồng thời giảm nợ ngắn hạn và dài hạn. Trong 5 tháng đầu năm 2024, GVR đạt doanh thu 7,12 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.108 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 28,5% và 32,2% kế hoạch năm. Kết quả tích cực này đến từ việc giá cao su tăng mạnh 18% so với cùng kỳ năm trước.
GVR huong loi tu chuyen doi dat, gia muc tieu 36.100 dong/co phieu-Hinh-2
Cơ cấu doanh thu và biên lợi nhuận gộp theo từng mảng hoạt động của GVR 

BNP Global lại thua lỗ, nợ gấp 2,6 lần vốn chủ

(Vietnamdaily) - CTCP Bất động sản BNP Global công bố tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2024 với con số thua lỗ hơn 4 tỷ đồng, nhẹ hơn mức lỗ 16,8 tỷ của cùng kỳ.

Do liên tục thua lỗ nên vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối tháng 6/2024 của BNP Global giảm xuống còn 882 tỷ đồng.

Nợ phải trả vẫn gấp 2,67 lần vốn chủ sở hữu, tương ứng lên tới 2.355 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu chiếm 1.217 tỷ đồng.