Kết nối dữ liệu hành trình ôtô về Cục CSGT trước ngày 25/1

Trước ngày 25/1, các đơn vị, nhà cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu thiết bị giám sát hành trình, ghi nhận hình ảnh người lái xe cần kết nối, truyền dữ liệu về Cục CSGT.

Tối 4/1, Cục Cảnh sát giao thông (Cục CSGT, Bộ Công an) cho biết đã đề nghị các đơn vị, nhà cung cấp phối hợp kết nối, tích hợp, kiểm thử và truyền dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và dữ liệu ghi nhận hình ảnh người lái xe về Cục, hoàn thành trước ngày 25/1. Cục đã phân công bộ phận kỹ thuật hướng dẫn các đơn vị hoàn thành nội dung trên.
Yêu cầu trên được thực hiện theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Nghị định 141/2024 và Thông tư 71/2024 của Bộ Công an. Theo đó, CSGT được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.
Ket noi du lieu hanh trinh oto ve Cuc CSGT truoc ngay 25/1
CSGT tiến hành kiểm tra hệ thống camera hành trình của phương tiện, qua đó phát hiện vi phạm đối với tài xế trong quá trình điều khiển xe di chuyển trên đường. 
Cục CSGT lý giải việc này nhằm phục vụ công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xử lý hành vi vi phạm, quản lý nhà nước về vận tải đường bộ.
Dữ liệu cũng sẽ được kết nối, chia sẻ với Bộ Giao thông Vận tải qua Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông Vận tải các tỉnh thành và cơ quan có liên quan theo quy định. 
Trước đó dữ liệu hành trình đã được kết nối về Bộ Giao thông Vận tải và Sở Giao thông Vận tải các địa phương. Đã có hàng nghìn phương tiện vi phạm bị phát hiện, chủ yếu là quá tốc độ, tuy nhiên thanh tra giao thông chỉ có thể tước phù hiệu với xe. Thẩm quyền phạt vi phạm thuộc về CSGT.
Trước đó tại Thông tư số 73/2024, Bộ Công an cũng quy định đơn vị CSGT được khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để kiểm soát, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Quảng Bình: 2 mẹ con đuối nước tử vong khi đi vo lúa giống

Tối 4/1, UBND xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến hai mẹ con tử vong.

Thông tin ban đầu, khoảng 15h cùng ngày, chị T. T. T. (SN 1992) cùng con trai tên T. T. H. (SN 2013), ở thôn Tân Lý, xã Minh Hóa xuống khe Mục Miệu gần nhà để vo lúa giống om mạ cho vụ mùa.
Đến chiều tối nhưng không thấy hai mẹ con về, người nhà nạn nhân đi tìm thì thấy đôi dép, rổ thóc giống trên tảng đá gần khe nước. Gia đình đã nhanh chóng báo cho chính quyền địa phương để huy động lực lượng cùng người dân tìm kiếm.
Quang Binh: 2 me con duoi nuoc tu vong khi di vo lua giong
 Chính quyền và người dân tìm kiếm hai mẹ con tử vong. Ảnh: Huyền Hương
Đến khoảng 19h, thi thể hai mẹ con chị T. đã được tìm thấy ở khu vực nước sâu gần đó. Hiện gia đình đã đưa nạn nhân về nhà để lo hậu sự.
Theo Bộ LĐTBXH, tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong do đuối nước rất cao, ở khu vực nông thôn cao gấp 4 lần so với khu vực thành thị. Đuối nước chủ yếu xảy ra tại cộng đồng, chiếm tới 77,6%  (ao, hồ, sông, suối, hồ, biển, ngã xuống hố ga, hồ xây dựng, 15,8% xảy ra tại gia đình và 6,6% tại nơi khác)...
Nhiều trường hợp đuối nước trẻ em xảy ra do sự thiếu kiến thức của người lớn, bản thân trẻ thiếu các kỹ năng an toàn, nhiều trẻ em không biết bơi, mới có 30% trẻ em từ 6-14 tuổi biết bơi nhưng không có kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Cùng với đó là sự sao nhãng, vô ý, bất cẩn của các bậc cha mẹ. 
"Để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra cho bản thân và những người thân trong gia đình về tai nạn đuối nước, người dân cần cảnh tỉnh, đồng thời trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết về phòng tránh đuối nước để không xảy ra những sự việc đáng tiếc. Bên cạnh đó, để giảm thiểu nguy cơ đuối nước ở trẻ em, cần sự chung tay của cả gia đình, nhà trường và xã hội", ông Cấn Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam phụ trách phòng chống đuối nước cho biết. 

Ô tô cá nhân, xe máy chuyên dùng phải lắp giám sát hành trình?

Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình.

Tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ đang được lấy ý kiến, Bộ Công an đề xuất: Một trong những điều kiện để xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đó là có thiết bị giám sát hành trình, thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe, dữ liệu, hình ảnh bảo đảm an toàn hành trình.