Kaspersky: An ninh mạng Việt Nam chuyển biến tích cực

Theo dữ liệu từ Kaspersky, số vụ tấn công trực tuyến ở Việt Nam năm 2019 đã giảm hơn 30% so với năm 2018, xếp vị trí thứ 17 trên toàn cầu.

Báo cáo Kaspersky Security Network (KSN) 2019 cho thấy năm qua, Việt Nam có trên 370 triệu sự cố tấn công ngoại tuyến. Với số lượng sự cố giảm đáng kể, Việt Nam từ vị thứ 2 với hơn 415 triệu sự cố năm 2018 đã xuống vị trí thứ 6 trên toàn cầu năm 2019. Singapore là quốc gia có tỷ lệ tấn công ngoại tuyến thấp nhất khu vực Đông Nam Á (34,8%) vào năm 2019, tương ứng với vị trí thứ 130 trên thế giới.

Kaspersky: An ninh mang Viet Nam chuyen bien tich cuc
Thứ hạng của Việt Nam năm 2019 về bị tấn công trực tuyến giảm mạnh so với năm 2018. (Nguồn: Kaspersky)

Cũng theo báo cáo, Việt Nam xếp thứ 17 trên toàn thế giới với hơn 75 triệu sự cố đe doạ trực tuyến trong năm 2019, tương ứng với 40% người dùng bị tấn công bởi các mối đe dọa từ internet. Singapore có số lượng tấn công trực tuyến thấp nhất Đông Nam Á với 4,6 triệu vụ, đứng ở vị trí thứ 156 trên toàn cầu.

5 mối đe dọa trực tuyến hàng đầu ở Đông Nam Á là: Mã độc ẩn trong các website - rất dễ gặp khi người dùng truy cập vào trình duyệt web bị nhiễm mã độc hoặc các quảng cáo trực tuyến; Mã độc trong tệp/chương trình được người dùng vô tình tải xuống từ internet; Tệp đính kèm độc hại từ email trực tuyến; Mã độc ẩn trong tiện ích mở rộng trên trình duyệt; và Tệp chứa mã độc hoặc bị điều khiển bằng phương thức C&C (command-and-control) từ máy chủ của hacker.

Dữ liệu từ KSN cũng cho thấy sự cố gây ra do nguồn đe dọa mạng ở Việt Nam trong năm 2019 đã giảm 49,75% so với năm 2018 (5,3 triệu xuống còn gần 2,7 triệu sự cố), xếp ở vị trí thứ 30 trên toàn thế giới. Đối với các nước Đông Nam Á, số lượng sự cố gây ra do nguồn đe dọa mạng ở Indonesia xếp vị trí thứ 32, Philippines xếp thứ 37, Thái Lan xếp thứ 38, Malaysia ở vị trí thứ 40, trong khi Singapore đứng thứ 10 trên toàn thế giới với số lượng cao nhất Đông Nam Á (gần 11,8 triệu sự cố).

Ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho biết, năm 2019 chứng kiến sự cải thiện đáng kể của bối cảnh an ninh mạng tại Việt Nam.

“Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc nâng cao nhận thức của người dùng và khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công mạng của doanh nghiệp. Mặc dù những thay đổi này đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho người dùng Việt Nam, nhưng chúng ta cần phải đề cao cảnh giác trước tội phạm mạng vì chúng chắc chắn vẫn đang tiếp tục gây lây nhiễm mã độc nhiều nhất có thể”, ông Yeo Siang Tiong cho hay.

Chuyên gia Kaspersky nhận định, với quá trình số hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại các doanh nghiệp, nhận thức về tầm quan trọng của an ninh mạng đối với mỗi cá nhân, tổ chức sẽ ngày càng cao trong năm 2020. Những tiến bộ về mặt công nghệ như triển khai mạng 5G và Cách mạng Công nghiệp 4.0 cũng là điều kiện để các cuộc tấn công mạng ngày càng diễn biến phức tạp hơn, gây thiệt hại nhiều hơn.

“Các doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam cần phát triển thêm khả năng dự đoán các mối đe dọa bảo mật đối với các ngành công nghiệp trước những cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi”, ông Siang Tiong chia sẻ.

Luật An ninh mạng có hiệu lực 1/1/2019: Những nhóm hành vi nào bị cấm?

(Kiến Thức) - Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 sau khi được Quốc hội thông qua với 86,86% đại biểu tán thành tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.

Luật An ninh mạng gồm 7 chương, 43 điều quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng, triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Luật nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đồng thời quy định đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nhằm loại bỏ nguy cơ đe dọa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

Học sinh có xu hướng “nhập vai” tin tặc tấn công DDoS

(Kiến Thức) - Thống kê về tấn công DDoS trong quý 3/2019, có đến 60% số vụ diễn ra trong tháng 9 nhằm vào trang web của trường học và báo điện tử.  

Thống kê về tấn công DDoS trong quý 3/2019, có đến 60% số vụ diễn ra trong tháng 9 nhằm vào trang web của trường học và báo điện tử. Các chuyên gia cho rằng các cuộc tấn công này được thực hiện bởi những tin tặc tuổi học sinh - những người chưa có hiểu biết sâu sắc về cách thức tổ chức tấn công DDoS.
Hoc sinh co xu huong “nhap vai” tin tac tan cong DDoS
 

Đó là vấn đề nổi cộm về tình hình bảo mật trong quý 3/2019, theo nhận định của các chuyên gia bảo mật Kaspersky.

Theo phân tích từ Kaspersky, trong các quý trước của năm 2019, những cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) có cách thức tinh vi, tập trung vào lớp ứng dụng và thường được thực hiện bởi tin tặc lành nghề. Nhưng trong quý 3/2019, tỷ lệ các cuộc tấn công tinh vi như vậy đã giảm xuống, chỉ chiếm 28% trong số các cuộc tấn công DDoS.

Ông Alexey Kiselev, Giám đốc phát triển kinh doanh của nhóm Kaspersky DDoS Protection, cho biết, các cuộc tấn công DDoS là phương thức tấn công mạng gây tổn thất tiền bạc cao thứ hai đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, với chi phí tổn thất trung bình cho một lỗ hổng an ninh mạng là 138.000 USD.