J-15 Trung Quốc "tăng cân” mới đe dọa được Mỹ

(Kiến Thức) - Nếu tăng tải trọng, tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc có thể trở thành mối đe dọa đặc biệt nguy hiểm với Hải quân Mỹ.

Theo Tân Hoa Xã, tiêm kích hạm F/A-18 Super Hornet được coi là mẫu máy bay chiến đấu chủ lực trên tàu sân bay Hải quân Mỹ cho đến năm 2040, và J-15 Flying Shark của Trung Quốc sẽ là đối thủ chính của mẫu máy bay này trong vòng 20 năm tiếp theo.
Tân Hoa Xã cũng cho biết, mẫu tiêm kích mới (mới hơn J-15) có khả năng gia nhập Hải quân Trung Quốc vào năm 2020. Tuy nhiên, J-15 vẫn sẽ là đối thủ khó nhằn với Hải quân Mỹ kể cả khi lực lượng này được trang bị F-35C trong tương lai.
“F-35C thiếu khả năng tấn công các tàu lớn như Liêu Ninh cũng như các tàu tác chiến mặt nước của Hải quân Trung Quốc”, Tân Hoa Xã cho hay.
Trung Quốc tự tin rằng, J-15 có khả năng thực hiện các nhiệm vụ chống hạm nhằm vào các tàu chiến Mỹ cùng với sự phối hợp của các máy bay tàng hình như J-20 và J-31. Có sự phối hợp tốt, thậm chí là một máy bay chiến đấu thế hệ 4 như J-15 cũng có thể tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương.
Tiêm kích hạm J-15 cất cánh.
 Tiêm kích hạm J-15 cất cánh.
Tuy nhiên, để trở thành mối đe dọa thực sự đáng sợ với Hải quân Mỹ, J-15 phải vượt qua được vấn đề tải trọng của chính mình. Hiện nay, tàu sân bay Liêu Ninh được thiết kế boong phóng kiểu nhảy cầu, không dùng máy phóng như tàu sân bay Mỹ. Để cất cánh từ boong phóng này đòi hỏi máy bay trên hạm phải giảm trọng lượng cất cánh, giảm tải trọng vũ khí. Còn nếu J-15 mang đầy đủ trang thiết bị sẽ là quá nặng để cất cánh.
Trung Quốc thiết kế tiêm kích hạm J-15 trên cơ sở tham khảo mẫu tiêm kích Su-33 của Liên Xô. Tuy nhiên, quá trình chế tạo chủ yếu dựa trên khung thân cơ sở máy bay J-11 mà Trung Quốc sao chép mẫu Su-27SK của Nga. Các mẫu J-11 có thể mang tới 8 tấn vũ khí và đáng lý ra J-15 cũng làm được điều tương tự. Tuy nhiên, để phù hợp với cất cánh trên boong phóng tàu Liêu Ninh, J-15 chỉ mang tối đa 6 tấn vũ khí.
Theo Tân Hoa Xã, để khắc phục điểm yếu này, tàu sân bay nội địa tương lai của Trung Quốc sẽ trang bị hệ thống máy phóng cho phép J-15 không bị giới hạn tải trọng cho phép mang nhiều vũ khí, nhiên liệu.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, hệ thống hạ cánh của J-15 cũng cần được chỉnh sửa để phù hợp với hệ thống máy phóng. Những chỉnh sửa này sẽ làm J-15 nặng thêm khoảng 300kg mặc dù nó sẽ giúp J-15 loại bỏ cánh mũi.

Trung Quốc sản xuất hàng loạt “cá mập bay” J-15

(Kiến Thức) - Trung Quốc dường như đã bắt đầu sản xuất hàng loại tiêm kích hạm J-15 trang bị cho tàu sân bay nước này.

“Mổ xẻ” trang bị Lữ đoàn Không quân 918 Việt Nam

(Kiến Thức) - Lữ đoàn Không quân 918 được trang bị nhiều chủng loại máy bay do Nga và châu Âu sản xuất để thực hiện nhiệm vụ vận tải, trinh sát.

Quân chủng Phòng không-Không quân vừa tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tổ chức lại Trung đoàn không quân 918 thành Lữ đoàn không quân 918 vào sáng ngày 9/9. Với quyết định này, Không quân Nhân dân Việt Nam có lữ đoàn không quân đầu tiên. Trung đoàn 918 được thành lập từ năm 1975 ban đầu trang bị chủ yếu máy bay vận tải “chiến lợi phẩm” thu được của quân đội Sài Gòn (do Mỹ sản xuất). Sau này, trung đoàn dần chuyển sang sử dụng máy bay do Liên Xô (Nga) và một vài nước châu Âu cung cấp.
  Quân chủng Phòng không-Không quân vừa tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tổ chức lại Trung đoàn không quân 918 thành Lữ đoàn không quân 918 vào sáng ngày 9/9. Với quyết định này, Không quân Nhân dân Việt Nam có lữ đoàn không quân đầu tiên. Trung đoàn 918 được thành lập từ năm 1975 ban đầu trang bị chủ yếu máy bay vận tải “chiến lợi phẩm” thu được của quân đội Sài Gòn (do Mỹ sản xuất). Sau này, trung đoàn dần chuyển sang sử dụng máy bay do Liên Xô (Nga) và một vài nước châu Âu cung cấp.
Hiện nay, đóng vai trò chủ lực làm nhiệm vụ vận tải quân sự của Lữ đoàn 918 là các máy bay Antonov An-26 do Liên Xô sản xuất. Đây cũng là loại máy bay vận tải lớn nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam hiện nay.
 Hiện nay, đóng vai trò chủ lực làm nhiệm vụ vận tải quân sự của Lữ đoàn 918 là các máy bay Antonov An-26 do Liên Xô sản xuất. Đây cũng là loại máy bay vận tải lớn nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam hiện nay.