Israel đánh bom kho vũ khí của Iran: 2 chỉ huy cấp cao thiệt mạng

Hai quan chức Mỹ khẳng định Israel hồi tháng 7 đã tiến hành vụ tấn công vào một kho vũ khí và làm hai chỉ huy quân đội Iran thiệt mạng.

Israel danh bom kho vu khi cua Iran: 2 chi huy cap cao thiet mang
Ảnh minh họa. (Nguồn: timesofisrael)
AP đưa tin, các quan chức Mỹ ngày 23/8 xác nhận Israel đã tiến hành vụ đánh bom một kho vũ khí của Iran tại Iraq hồi tháng 7.
Việc xác nhận này diễn ra sau khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bóng gió rằng quốc gia của ông đứng sau các vụ không kích mới đây ở Iraq.
Hai quan chức Mỹ khẳng định Israel hồi tháng 7 đã tiến hành vụ tấn công vào một kho vũ khí và làm hai chỉ huy quân đội Iran thiệt mạng.
Các quan chức này yêu cầu giấu tên bởi họ không có quyền trao đổi về vấn đề trên với báo giới.
Trước đó cùng ngày, tờ New York Times dẫn lời các quan chức Mỹ và Israel cho biết, Israel đã đánh bom một kho vũ khí của Iran tại Iraq hồi tháng 7.
Việc không kích sẽ đánh dấu một chiến dịch leo thang của Israel chống lại sự xâm nhập của quân đội Iran ở khu vực.

Nga có thêm tiêm kích Su-24MR, Mỹ nên lo lắng?

Nga vừa đưa vào trang bị một chiếc Su-24MR bản mới - dòng máy bay từng nhiều lần khiến tàu sây bay và chiến hạm Aegis Mỹ hoảng sợ.

Chiếc máy bay này đã chính thức được đưa vào trang bị tại một đơn vị của Quân khu Trung tâm Nga. "Su-24MR đã được chuyển đến đơn vị không quân chiến đấu hỗn hợp thuộc Quân khu Trung tâm đóng quân ở Vùng Chelyabinsk", cơ quan báo chí của quân khu ra thông báo cho biết.
Việc chỉ trang bị chiếc Su-24MR phiên bản nâng cấp đầu tiên phục vụ công tác kiểm tra đánh giá những hệ thống được nâng cấp. Nếu mọi chuyện diễn ra thuận lợi, dòng máy bay này sẽ được trang bị loạt cho nhiều đơn vị chiến đấu khác nhau.
Nga co them tiem kich Su-24MR, My nen lo lang?
 Máy bay Su-24MR.
Những tiêm kích Su-24MR nâng cấp vẫn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử Khibiny nhưng đã được nâng cấp một số tính năng. Hệ thống này khiến cho các máy bay được trang bị trở lên bất khả xâm phạm với tất cả các phương tiện chiến đấu và hệ thống phòng thủ hiện đại của đối phương.
Sau khi phi hành đoàn nhận được cảnh báo tấn công tên lửa, Khibiny sẽ được kích hoạt và che các máy bay chiến đấu với sự bảo vệ điện tử nhằm ngăn chặn tên lửa với tới mục tiêu và làm cho nó đi chệch hướng. Khibiny tăng khả năng sống sót của máy bay từ 25-30 lần.
Hệ thống Khibiny hiện đang được cài đặt trên gần như tất cả các chiến đấu cơ dòng Sukhoi trong Không quân Nga và trong tương lai hệ thống này còn được tích hợp trên những dòng máy bay khác hiện có của nước này. Nhưng Khibiny phiên bản mới hiện chỉ có Su-24MR và Su-34 được trang bị.
Ngoài khả năng vô hiệu đòn tấn công từ tên lửa đối phương, hệ thống tác chiến điện tử của Su-24MR còn đủ sức vô hiệu những hệ thống radar mảng pha điện tử 3D siêu hạng AN/SPY-1D(V) của hệ thống Aegis trên chiến hạm Mỹ.
Khả năng này đã được kiểm chứng trong thực tế khi máy bay Su-24MR Nga đã gây ra một sự kiện chấn động vào ngày 12/4/2014, trong vòng hơn một giờ đồng hồ, nó đã có hành động khiêu khích, với 12 lần bay sát sạt tàu khu trục DDG-75 USS Donald Cook của Mỹ trên Biển Đen với khoảng cách khoảng 900m, ở độ cao 150m và nhiều lần thực hiện các động tác bay mô phỏng một cuộc tấn công trên đầu chiến hạm Mỹ.
Sau vụ việc này, các thành viên thủy thủ đoàn Mỹ đã phải gặp nhà tâm lý học sau khi bị căng thẳng tâm lý vì những hành động nguy hiểm của chiếc Su-24. Sau đó, 27 thuyền viên của tàu khu trục nộp đơn từ chức và xin thôi việc.
Bình luận về hành động này, họ nói rằng không có ý định mạo hiểm với tính mạng của mình. Những người này tiết lộ, tình huống bị máy bay Nga "cạo đầu", chiến hạm Aegis của họ không hề phát hiện được sự hiện diện của Su-24MR trên màn hình radar. Mọi chuyện chỉ được sáng tỏ khi thủy thủ trên đài chỉ huy phát hiện bằng mắt thường.
Tình huống tương tự cũng đã xảy ra với chiến hạm HMCS Toronto của Canada trên Biển Đen cuối năm 2016 và với tàu sân bay USS Kitty Hawk CV-63 hồi năm 2000. Những phi vụ áp sát của Su-24MR đều được thực hiện với Khibiny bản tiêu chuẩn. Chính vì vậy, thông tin Nga bắt đầu đưa vào trang bị Su-24MR mới với hệ thống tác chiến điện tử nâng cấp có thể khiến Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
Bởi ngoài khả năng đối kháng điện tử mạnh, cường kích Su-24MR còn sở hữu sức mạnh "cơ bắp" cực ấn tượng với chủng loại vũ khí đồ sộ được trang bị. Su-24 trang bị một pháo GSh-6-23 6 nòng cỡ 23mm (cơ số 500 viên đạn) để không chiến tầm gần.
Ngoài ra, 9 giá treo trên cánh và thân mang tổng cộng 8 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn R-60 hoặc R-73; tên lửa không đối đất có điều khiển loại Kh-23, Kh-25ML, Kh-28, Kh-29, Kh-58; bom có điều khiển KAB-500KR, KAB-500L.

Bắn nhầm máy bay dân sự, Iron Dome bị mỉa mai ê chề

Tờ Times of Israel có nhận định về tình huống hệ thống Iron Dome bắn nhầm máy bay dân sự và phóng tới 2 đạn chỉ khiến mục tiêu bị trầy sơn.

Vụ bắn nhầm xảy ra hôm 21/8 khi khẩu đổi phòng không của Lực lượng Quốc phòng Israel (IDF) với những hệ thống Iron Dome đã nhầm lẫn mục tiêu quân sự và máy bay dân sự nên đã phóng 2 tên lửa đánh chặn.
Sự nhầm lẫn chỉ được phát hiện khi máy bay "xâm nhập" bị thương và hạ cánh. Báo Israel cho rằng, vụ nhầm lẫn đã để lộ nhiều vấn đề về hệ thống phòng thủ Israel, đặc biệt là vấn đề với Iron Dome khi nã đạn vào máy bay dân sự và tấn công thiếu chính xác.
Ban nham may bay dan su, Iron Dome bi mia mai e che
 Hệ thống Iron Dome.
Chiếc máy bay bị tấn công được xác định là máy bay phun thuốc trừ sâu có tốc độ tối đa khoảng 300km/h và có kích thương tương đương chiếc tiêm kích F-5. Nhưng chiếc máy bay này chỉ bị thương nhẹ và vấn an toàn khi Iron Dome đã phóng tới 2 quả tên lửa tấn công.
Times of Israel mỉa mai cho rằng, nhờ khả năng đánh chặn yếu kém của hệ thống tên lửa phòng không nên tình huống đáng tiếc đã không xảy ra. Nhưng nếu chiếc máy bay đó là tiêm kích hay UCAV của đối thủ, hậu quả với Israel không thể lường trước.
Tình huống này cũng tương tự vụ Iron Dome phải phóng tới 3 tên lửa vẫn không đánh trúng một chiếc máy bay không người lái của Syria trên khu vực Cao nguyên Golan hồi cuối năm 2016.
Nguyên nhân của những vụ đánh hụt này được cho rằng xuất phát từ mục đích thiết kế vũ khí này của nhà sản xuất. Hệ thống phòng thủ Iron Dome có độ cơ động không cao do tối ưu hóa cho việc đánh chặn các loại đạn pháo, cối hay rocket hoặc tên lửa chiến thuật có quỹ đạo bay đơn giản.
Iron Dome bắn hạ đạn pháo, cối của đối phương bằng cách tính toán trước quỹ đạo bay của đạn sau đó dự kiến điểm giao hội rồi thực hiện một vụ va chạm trực tiếp để tiêu diệt, nó gần như không thể bẻ ngoặt khẩn cấp để bắn hạ mục tiêu có độ "cơ động cao" như máy bay dẫn sự, các loại trực thăng...
Nhưng dù với nhiệm vụ nào, hệ thống Iron Dome vẫn chứng minh khả năng yếu kém của mình, đặc biệt trong vụ tấn công bằng rocket và đạn pháo từ phía Gaza vào Israel vừa qua.

Iraq không cho mượn đất, Mỹ phải đánh Iran từ hướng nào?

(Kiến Thức) - Nếu không được Iraq cho "mượn" đất, Mỹ sẽ rất khó có thể kéo được một cuộc tấn công trên bộ nhắm vào phía Iran khi điểm xuất phát của lính Mỹ chỉ có thể là từ trên biển hoặc cùng lắm là từ Afghanistan.

Iraq khong cho muon dat, My phai danh Iran tu huong nao?
 Để có thể tấn công Iran từ đường bộ, Mỹ sẽ cần phải có một bàn đạp để tiến công. Vấn đề ở đây là cách đây ít ngày, Iraq đã thẳng thừng tuyên bố sẽ không cho Mỹ mượn lãnh thổ của quốc gia này làm bàn đạp nếu Mỹ định tấn công vào Iran. Nguồn ảnh: Googlemaps.