Nga có thêm tiêm kích Su-24MR, Mỹ nên lo lắng?

Nga vừa đưa vào trang bị một chiếc Su-24MR bản mới - dòng máy bay từng nhiều lần khiến tàu sây bay và chiến hạm Aegis Mỹ hoảng sợ.

Chiếc máy bay này đã chính thức được đưa vào trang bị tại một đơn vị của Quân khu Trung tâm Nga. "Su-24MR đã được chuyển đến đơn vị không quân chiến đấu hỗn hợp thuộc Quân khu Trung tâm đóng quân ở Vùng Chelyabinsk", cơ quan báo chí của quân khu ra thông báo cho biết.
Việc chỉ trang bị chiếc Su-24MR phiên bản nâng cấp đầu tiên phục vụ công tác kiểm tra đánh giá những hệ thống được nâng cấp. Nếu mọi chuyện diễn ra thuận lợi, dòng máy bay này sẽ được trang bị loạt cho nhiều đơn vị chiến đấu khác nhau.
Nga co them tiem kich Su-24MR, My nen lo lang?
 Máy bay Su-24MR.
Những tiêm kích Su-24MR nâng cấp vẫn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử Khibiny nhưng đã được nâng cấp một số tính năng. Hệ thống này khiến cho các máy bay được trang bị trở lên bất khả xâm phạm với tất cả các phương tiện chiến đấu và hệ thống phòng thủ hiện đại của đối phương.
Sau khi phi hành đoàn nhận được cảnh báo tấn công tên lửa, Khibiny sẽ được kích hoạt và che các máy bay chiến đấu với sự bảo vệ điện tử nhằm ngăn chặn tên lửa với tới mục tiêu và làm cho nó đi chệch hướng. Khibiny tăng khả năng sống sót của máy bay từ 25-30 lần.
Hệ thống Khibiny hiện đang được cài đặt trên gần như tất cả các chiến đấu cơ dòng Sukhoi trong Không quân Nga và trong tương lai hệ thống này còn được tích hợp trên những dòng máy bay khác hiện có của nước này. Nhưng Khibiny phiên bản mới hiện chỉ có Su-24MR và Su-34 được trang bị.
Ngoài khả năng vô hiệu đòn tấn công từ tên lửa đối phương, hệ thống tác chiến điện tử của Su-24MR còn đủ sức vô hiệu những hệ thống radar mảng pha điện tử 3D siêu hạng AN/SPY-1D(V) của hệ thống Aegis trên chiến hạm Mỹ.
Khả năng này đã được kiểm chứng trong thực tế khi máy bay Su-24MR Nga đã gây ra một sự kiện chấn động vào ngày 12/4/2014, trong vòng hơn một giờ đồng hồ, nó đã có hành động khiêu khích, với 12 lần bay sát sạt tàu khu trục DDG-75 USS Donald Cook của Mỹ trên Biển Đen với khoảng cách khoảng 900m, ở độ cao 150m và nhiều lần thực hiện các động tác bay mô phỏng một cuộc tấn công trên đầu chiến hạm Mỹ.
Sau vụ việc này, các thành viên thủy thủ đoàn Mỹ đã phải gặp nhà tâm lý học sau khi bị căng thẳng tâm lý vì những hành động nguy hiểm của chiếc Su-24. Sau đó, 27 thuyền viên của tàu khu trục nộp đơn từ chức và xin thôi việc.
Bình luận về hành động này, họ nói rằng không có ý định mạo hiểm với tính mạng của mình. Những người này tiết lộ, tình huống bị máy bay Nga "cạo đầu", chiến hạm Aegis của họ không hề phát hiện được sự hiện diện của Su-24MR trên màn hình radar. Mọi chuyện chỉ được sáng tỏ khi thủy thủ trên đài chỉ huy phát hiện bằng mắt thường.
Tình huống tương tự cũng đã xảy ra với chiến hạm HMCS Toronto của Canada trên Biển Đen cuối năm 2016 và với tàu sân bay USS Kitty Hawk CV-63 hồi năm 2000. Những phi vụ áp sát của Su-24MR đều được thực hiện với Khibiny bản tiêu chuẩn. Chính vì vậy, thông tin Nga bắt đầu đưa vào trang bị Su-24MR mới với hệ thống tác chiến điện tử nâng cấp có thể khiến Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
Bởi ngoài khả năng đối kháng điện tử mạnh, cường kích Su-24MR còn sở hữu sức mạnh "cơ bắp" cực ấn tượng với chủng loại vũ khí đồ sộ được trang bị. Su-24 trang bị một pháo GSh-6-23 6 nòng cỡ 23mm (cơ số 500 viên đạn) để không chiến tầm gần.
Ngoài ra, 9 giá treo trên cánh và thân mang tổng cộng 8 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn R-60 hoặc R-73; tên lửa không đối đất có điều khiển loại Kh-23, Kh-25ML, Kh-28, Kh-29, Kh-58; bom có điều khiển KAB-500KR, KAB-500L.

Su-30SM Nga khác gì Su-30MK2 Việt Nam?

(Kiến Thức) - Nhìn chung các máy bay Su-30SM của Nga được đánh giá là mạnh hơn về một số mặt như radar, động cơ so với tiêm kích Su-30MK2 mà Moscow xuất khẩu cho Việt Nam. 

Tiem kich Su-30SM Nga khac gi Su-30MK2 Viet Nam?
Dự kiến, trong ngày hôm nay (21/3), phi đội “Hiệp sĩ Nga” (Không quân Nga) sẽ ghé thăm Nội Bài (Hà Nội) trong hành trình di chuyển sang Malaysia tham gia triển lãm hàng không thường niên Kuala Lumpur 2019. Đáng chú ý, “Hiệp sĩ Nga” được trang bị các máy bay chiến đấu Su-30SM hiện đại và đây sẽ là lần đầu tiên dòng máy bay này ghé thăm Việt Nam. Nguồn ảnh: Airliners.net 

Những cải tiến hiện đại nhất biến Su-27 thành tiêm kích "tử thần" Su-35

(Kiến Thức) - Về ngoại hình cơ bản Su-35 gần như giống hệt với Su-27 nhưng các trang thiết bị của Su-35 được thay đổi và cải biên gần như hoàn toàn, hiện đại hơn nhiều so với bản gốc.

Nhung cai tien hien dai nhat bien Su-27 thanh tiem kich
Tập đoàn sản xuất máy bay Sukhoi bắt đầu hiện đại hoá Su-35 vào giữa thập niên 2000 để đưa Su-35 thành máy bay tiêm kích hiện đại, tạm thời đảm nhận vai trò của chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Su-57 trong khi chiếc tiêm kích này còn trong giai đoạn phát triển. Nguồn ảnh: Rumil.

Bất ngờ ngày lên trời của "anh cả" tiêm kích-bom Su-22 Việt Nam

(Kiến Thức) - Có lẽ không nhiều người biết 2/8/1966 là ngày cất cánh lần đầu tiên máy bay Sukhoi Su-17 - từ đây đã phát triển ra nhiều phiên bản như Su-22M/M3/M4 được Liên Xô cung cấp cho Việt Nam từ 1979.

Bat ngo ngay len troi cua
 Mặc dù không phải là ngày chiếc máy bay được xuất xưởng, tuy nhiên với bất kỳ dòng máy bay chiến đấu nào thì lần cất cánh đầu tiên thành công chẳng khác nào như “ngày khai sinh”. Bởi nếu không có chuyến bay đầu tiên thành công sẽ rất khó để các chiến đấu cơ được phép biên chế. Nguồn ảnh: Wikipedia