Israel cứng rắn trong cuộc khủng hoảng về Jerusalem

Bộ trưởng Quốc phòng Israel tuyên bố tẩy chay người Ả Rập tại nước này, còn Thủ tướng Netanyahu khẳng định đừng ai rao giảng đạo đức với người Israel.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu - Ảnh: REUTERS
 Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu - Ảnh: REUTERS
Đại sứ quán Mỹ tại các quốc gia đông người Hồi giáo đã chứng kiến hàng loạt cuộc biểu tình phản đối cuối tuần qua.
Đây là hậu quả từ việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố về kế hoạch dời Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới Jerusalem, một biểu hiện chứng tỏ Washington công nhận thành phố tâm điểm của ba tôn giáo lớn này là thủ đô của người Israel.
Những người đạo Hồi xem Jerusalem là chốn linh thiêng thứ ba chỉ sau thánh địa Mecca và Medina. Vì lẽ đó, cả thế giới Ả Rập đang ủng hộ người Palestine (theo đạo Hồi) trong quan điểm về Jerusalem.
Người Palestine đến nay vẫn xem Jerusalem phải là thủ đô của họ một khi Nhà nước Palestine được thành lập và công nhận. Hiện cũng có khá nhiều người Ả Rập đang sống trong lãnh thổ Israel, chiếm khoảng 17,5% dân số, bày tỏ sự phản đối quyết định của ông Trump.
Giữa lúc căng thẳng, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman hôm 10/12 kêu gọi "tẩy chay" những người Ả Rập ở phía bắc Israel, nói rằng họ "không thuộc về nơi này".
"Những người đang biểu tình ở Israel, cầm cờ Hezbollah, Hamas và PLO không thuộc về nhà nước Israel. Họ đang hành động phương hại chúng ta và hủy hoại chúng ta từ bên trong", AFP dẫn lại lời kêu gọi của ông Lieberman.
Hezbollah, Hamas và PLO (Phong trào Giải phóng Palestine) đều là những phong trào Hồi giáo và giao tranh với Israel.
Theo lời ông Lieberman, người dân Israel nên áp đặt một "lệnh trừng phạt kinh tế" bằng cách tẩy chay ở khu vực Wadi Ara nơi người Ả Rập Israel sinh sống. "Đừng mua sắm ở đó, đừng ăn ở các nhà hàng và đừng mua thiết bị gì từ họ cả. Những người này không thuộc về Israel", ông Lieberman nói cứng.
Cũng trong ngày 10/12, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đáp trả Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan xung quanh việc Ankara chỉ trích quyết định công nhận Jerusalem.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một quốc gia Hồi giáo, và Ankara thậm chí dọa cắt quan hệ với Israel nếu ông Trump động đến hiện trạng Jerusalem theo hướng có lợi cho Israel.
Phát biểu tại một cuộc họp của đảng cầm quyền AKP ngày 10/12, ông Erdogan nói: "Palestine là một nạn nhân vô tội, còn Israel, đó là một nhà nước khủng bố. Đúng vậy, khủng bố!".
Phát biểu trong cuộc họp báo với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sau đó, ông Netanyahu đáp trả: "Ông Erdogan đã tấn công Israel. Tôi chưa từng nhận bài học nào về đạo đức từ một lãnh đạo đang đánh bom các ngôi làng của người Kurd tại quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ của ông ta, một người chuyên bỏ tù nhà báo, giúp đỡ Iran lách khỏi sự trừng phạt quốc tế và là người tiếp tay cho khủng bố giết người, bao gồm khủng bố ở Dải Gaza".

Ảnh mới nhất chưa từng tiết lộ về cuộc sống ở Triều Tiên

(Kiến Thức) - Những bức ảnh được chụp vào khoảng thời gian nửa cuối tháng 11/2017 phần nào hé mở cuộc sống của người dân ở miền duyên hải Triều Tiên.

Người đàn ông dắt xe đạp chờ sang đường ở thành phố Rasong, Triều Tiên, ngày 21/11/2017. Những bức ảnh chụp cuộc sống ở Triều Tiên này do phóng viên Ed Jones ghi lại. Ảnh: ATI.
 Người đàn ông dắt xe đạp chờ sang đường ở thành phố Rasong, Triều Tiên, ngày 21/11/2017. Những bức ảnh chụp cuộc sống ở Triều Tiên này do phóng viên Ed Jones ghi lại. Ảnh: ATI.

Quang cảnh đường bờ biển phía bắc thành phố Hamhung ngày 22/11. Ảnh: ATI.
Quang cảnh đường bờ biển phía bắc thành phố Hamhung ngày 22/11. Ảnh: ATI. 

Hai học sinh đi bộ trên một dòng sông đóng băng tới trường gần Raksan hôm 21/11. Ảnh: ATI.
 Hai học sinh đi bộ trên một dòng sông đóng băng tới trường gần Raksan hôm 21/11. Ảnh: ATI.

Các em nhỏ đứng cạnh đường ray tàu hỏa tại thành phố công nghiệp Chongjin, Triều Tiên, ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Các em nhỏ đứng cạnh đường ray tàu hỏa tại thành phố công nghiệp Chongjin, Triều Tiên, ngày 21/11. Ảnh: ATI.

Người dân Triều Tiên trên đường đi làm ở thành phố cảng Wonsan hôm 18/11. Ảnh: ATI.
Người dân Triều Tiên trên đường đi làm ở thành phố cảng Wonsan hôm 18/11. Ảnh: ATI.

Không gian mờ ảo tại một quảng trường công cộng ở Rason ngày 21/11. Ảnh: ATI.
 Không gian mờ ảo tại một quảng trường công cộng ở Rason ngày 21/11. Ảnh: ATI.

Người đàn ông Triều Tiên tản bộ trên bến cảng ở Rason trong một ngày đông lạnh giá cuối tháng 11/2017. Ảnh: ATI.
Người đàn ông Triều Tiên tản bộ trên bến cảng ở Rason trong một ngày đông lạnh giá cuối tháng 11/2017. Ảnh: ATI.

Quang cảnh một vùng quê ở miền duyên hải Triều Tiên hôm 22/11. Ảnh: ATI.
 Quang cảnh một vùng quê ở miền duyên hải Triều Tiên hôm 22/11. Ảnh: ATI.

Đoàn tàu đi qua cánh đồng gần Myongchon, Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.
 Đoàn tàu đi qua cánh đồng gần Myongchon, Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.

Người phụ nữ và bé trai đẩy chiếc xe trên một con đường gần huyện Kiliju, đất nước Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.
Người phụ nữ và bé trai đẩy chiếc xe trên một con đường gần huyện Kiliju, đất nước Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.

Một số người nông dân rửa rau dưới một con sông gần Raksan ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Một số người nông dân rửa rau dưới một con sông gần Raksan ngày 21/11. Ảnh: ATI.

Người dân địa phương chủ yếu đi bộ và xe đạp trên con đường ở ngoại ô thành phố công nghiệp Chongjin hôm 21/11. Ảnh: ATI.
 Người dân địa phương chủ yếu đi bộ và xe đạp trên con đường ở ngoại ô thành phố công nghiệp Chongjin hôm 21/11. Ảnh: ATI.

Quang cảnh khá vắng vẻ ở ngôi làng gần Kimchaek hôm 19/11. Ảnh: ATI.
 Quang cảnh khá vắng vẻ ở ngôi làng gần Kimchaek hôm 19/11. Ảnh: ATI.

VN có nên học theo kiểu mũ ngụy trang của Israel?

(Kiến Thức) - Một kiểu mũ ngụy trang cực kỳ đơn giản, rẻ tiền được coi là có hiệu quả hơn nhiều so với thông thường của binh lính Israel.

Viet Nam co nen hoc theo kieu mu nguy trang cua Israel?
 Kiểu mũ ngụy trang của binh lính Israel khá đặc biệt, bao gồm một chiếc mũ làm bằng sợi thủy tinh như các loại mũ chống đạn thông thường khác, tuy nhiên bên ngoài chiếc mũ còn có một lớp bọc "bùng nhùng" với màu sắc rằn ri phù hợp với màu quân phục của người lính. Kiểu ngụy trang này rất đơn giản, mà quân đội các nước trên thế giới có thể học tập ngay lập tức với chi phí cực kỳ ít ỏi. Nguồn ảnh: Agilite.
Viet Nam co nen hoc theo kieu mu nguy trang cua Israel?-Hinh-2
 Quân đội Israel là một trong số rất ít nếu không muốn nói đây là đội quân duy nhất trên thế giới được trang bị kiểu mũ ngụy trang này trong biên chế quân phục chính quy của binh lính. Nguồn ảnh: Glock.