Iran đặt điều kiện ký thỏa thuận hạt nhân chung cuộc

(Kiến Thức) - Tehran sẽ không ký thỏa thuận chung cuộc về chương trình hạt nhân, nếu tất cả các biện pháp trừng phạt quốc tế chống Iran không được gỡ bỏ.

Đó là tuyên bố mà Tổng thống Iran Hassan Rouhani đưa ra vào ngày 9/4, chỉ vài ngày sau khi Iran và nhóm P5+1 (gồm Nga, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp và Đức) đạt được thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân của Tehran tại vòng đàm phán kéo dài ở thành phố Lausanne, Thụy Sĩ.
Iran dat dieu kien ky thoa thuan hat nhan chung cuoc
Tổng thống Iran Hassan Rouhani: Iran sẽ không ký thỏa thuận hạt nhân chung cuộc, nếu tất cả các biện pháp trừng phạt không được gỡ bỏ.
Cùng ngày, phát biểu trên truyền hình Iran, Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei cũng lên tiếng yêu cầu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế của Liên Hiệp Quốc và phương Tây đối với Tehran, ngay khi đạt được thỏa thuận hạt nhân của Iran.
Giáo chủ Khamenei nhấn mạnh thỏa thuận khung với phương Tây không phải là một sự đảm bảo các bên sẽ đạt được một thỏa thuận chung quyết nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Tehran để đối lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của quốc tế.
Iran dat dieu kien ky thoa thuan hat nhan chung cuoc-Hinh-2
Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei: Thỏa thuận hạt nhân cuối cùng phải “tôn trọng danh dự và phẩm giá của Iran”. 
Giáo chủ Khamenei nói rằng ông “không ủng hộ mà cũng không chống” thỏa thuận tạm thời mà Iran và 6 cường quốc đạt được hồi tuần trước. Ông cũng nhấn mạnh rằng thỏa thuận đó chưa hoàn thiện và không có tính ràng buộc.
Tuy nhiên, nhân vật quyền lực nhất Iran ngỏ ý tiếp tục ủng hộ các cuộc đàm phán về thỏa thuận cuối cùng, một thỏa thuận phải “tôn trọng danh dự và phẩm giá của Iran”.
Trước đó, Mỹ đã bày tỏ quan điểm rõ ràng rằng các lệnh trừng phạt sẽ được dỡ bỏ dần với điều kiện Tehran tuân thủ nghiêm túc các điều khoản trong thỏa thuận hạt nhân cuối cùng, có thể được ký kết trước thời hạn chót 30/6 tới. Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest tuyên bố không thể đề cập việc xóa bỏ các lệnh trừng phạt cho đến khi đạt được một thỏa thuận nhằm ngăn chặn mọi con đường dẫn đến việc chế tạo vũ khí hạt nhân của Iran.
Theo thỏa thuận khung đạt được ở Lausanne, Iran sẽ không làm giàu uranium trên mức 3,67%. Tehran cũng sẽ phải cắt giảm kho dự trữ urani nồng độ thấp từ mức khoảng 10 tấn hiện nay xuống còn 300kg. Iran đồng ý không xây dựng bất kỳ cơ sở làm giàu uranium nào trong vòng ít nhất 15 năm. Bên cạnh đó, Iran cũng cam kết sẽ không tái xử lý các thanh nhiên  liệu hạt nhân đã qua sử dụng.

Máy bay trinh sát Iran “trêu ngươi” trực thăng Mỹ

(Kiến Thức) - CNN đưa tin, một máy bay trinh sát quân sự Iran đã bay cách trực thăng Hải quân Mỹ có trang bị vũ trang chừng 45 mét ở Vịnh Ba Tư.

Vụ việc, xảy ra trong tháng này, khiến các quan chức quân đội Mỹ hết sức lo ngại, bởi vì hành động như vậy có thể gây ra một sự cố nghiêm trọng.
May bay trinh sat Iran “treu nguoi” truc thang My
Ảnh minh họa.
Một quan chức quân đội Mỹ tiết lộ với CNN rằng, các chỉ huy quân đội nước này hết sức bất ngờ trước vụ việc trên. Bởi lẽ, trong những tháng gần đây, lực lượng vũ trang Iran đã tiến hành các cuộc diễn tập và chiến dịch quân sự trong khu vực một cách chuyên nghiệp. "Chúng tôi nghĩ rằng, máy bay Iran đó được triển khai theo một mệnh lệnh ở cấp địa phương", vị quan chức này nói.

Bắt đầu vòng đàm phán mới về hạt nhân của Iran

Ngày 18/1, đại diện của Iran và nhóm P5+1 đã bắt đầu vòng đàm phán mới về chương trình hạt nhân của Tehran ở cấp thứ trưởng ngoại giao.

Vòng đàm phán chỉ diễn ra trong ngày 18/1 tại Geneva, Thuỵ Sỹ và bắt đầu từ việc tổng kết các kết quả đạt được từ các cuộc gặp song phương trong hai ngày vừa qua giữa Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif và những người đồng cấp trong nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên hợp quốc là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức).

Mỹ tính tấn công quân sự Iran nếu đàm phán thất bại

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ để ngỏ khả năng tiến hành chiến dịch quân sự chống lại Iran nếu vòng đàm phán hạt nhân đang diễn ra thất bại.