Indonesia yêu cầu Trung Quốc thực hiện lời hứa về COC

Indonesia đã yêu cầu Trung Quốc thực hiện lời hứa hoàn tất các cuộc đàm phán hiện tại về một bộ khung cho Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Straitstimes đưa tin, Indonesia đã yêu cầu Trung Quốc thực hiện lời hứa hoàn tất các cuộc đàm phán hiện tại về một bộ khung cho Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) trước giữa năm 2017.
Indonesia yeu cau Trung Quoc thuc hien loi hua ve COC
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Arrmanatha Nasir. (Nguồn: mediaindonesia.com) 
Đề nghị trên được Jakarta đưa ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Indonesia Retno LP Marsudi có cuộc gặp người đồng cấp Vương Nghị tại thủ đô Bắc Kinh hôm 13/5 vừa qua.
Cuộc gặp gỡ này nhằm thảo luận các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, trong đó có tranh cãi về Biển Đông, mặc dù Indonesia không phải là một bên có tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này nhưng đóng vai trò là nước trung gian tin cậy.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Arrmanatha Nasir cho biết: "Một trong những vấn đề chắc chắn sẽ được các ngoại trưởng (ASEAN) thảo luận là cần làm gì tiếp theo để xúc tiến quá trình hậu đàm phán bộ khung COC. Năm ngoái, Trung Quốc cam kết sẽ tái khởi động các vòng đàm phán để bộ khung COC có thể được thông qua trước giữa năm 2017. Chúng tôi đang gần hoàn tất quá trình này, vì vậy chúng tôi thực sự hy vọng nó sẽ được hoàn thiện."
Ông Arrmanatha cũng nói thêm rằng Jakarta hiện đang tính toán về bước đi tiếp theo, đồng thời nhấn mạnh rằng nước này sẽ tìm kiếm sự cam kết của Bắc Kinh đối với một lộ trình thời gian cụ thể để hoàn tất COC vào thời điểm sớm nhất.
ASEAN và Trung Quốc đang ở giai đoạn cuối cùng để hoàn thiện bộ khung cho COC, một công cụ giúp ngăn chặn xung đột ở Biển Đông.
Dự kiến, các nhà ngoại giao ASEAN và Trung Quốc sẽ nhóm họp về COC tại Trung Quốc vào cuối tháng Năm này.

Vạch trần tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Hoạt động “hút cát đắp đảo” trái phép của Trung Quốc cho thấy tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của  Bắc Kinh và gây quan ngại sâu sắc trên toàn thế giới.

Đó là nhận định của cựu chuẩn tướng quân đội Jean-Vincent Brisset và hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp.

Vach tran tham vong “doc chiem Bien Dong” cua Trung Quoc
Cựu chuẩn tướng quân đội Jean-Vincent Brisset và hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp. 
Về việc Trung Quốc biến các bãi đá chìm thành đảo nhân tạo ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhà phân tích Jean-Vincent Brisset nói:

“Luật Biển không thừa nhận những gì được xây dựng trên những thực thể không được coi là hòn đảo. Vì vậy, ...việc xây dựng trên những hòn đảo này cũng không làm tăng thêm cơ sở cho các đòi hỏi về chủ quyền, theo quy định quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xây cất thêm đó cho phép họ (Trung Quốc) tăng khả năng quân sự, tăng quyền lợi kinh tế (trong các vùng biển xung quanh)”.

“Tôi nghĩ rằng... sở hữu một thực thể không phải là một hòn đảo theo định nghĩa của Luật Biển (UNCLOS) - tức là không có cư dân, và không có tài nguyên riêng (đủ cho cư dân trên đảo đó sống được) - thì không có giá trị đòi chủ quyền vùng lãnh hải bao quanh. Vì vậy, việc tạo ra chủ quyền lãnh hải xung quanh các ‘hòn đảo’ này, bất kể diện tích là to hay nhỏ, là không đúng với những gì được quốc tế chấp nhận”.

Theo ông Brisset, về mặt quân sự, các "hòn đảo" chỉ có thể được coi là một cứ điểm nhỏ không mấy quan trọng. Lợi ích của nó chủ yếu là về kinh tế, đặc biệt cho ngư dân. Nhưng nếu diện tích vượt quá một ngưỡng nhất định - máy bay chiến đấu có thể hạ cánh được, có thể triển khai trên đó vũ khí hạng nặng, có cảng biển lớn đến mức tàu chiến có thể ghé vào lấy đồ tiếp tế... - thì lại là chuyện khác. Nguy cơ lúc đó sẽ là từ sở hữu về kinh tế, rồi sẽ mở rộng dần sang sở hữu lãnh thổ và chủ quyền. Và hành động đó tạo căng thẳng với các nước trong khu vực.

Liên quan đến phản ứng của các nước nhỏ ven Biển Đông như Philippines, chuyên gia người Pháp Brisset nói:

“Philippines đã chọn cách quốc tế hóa, kiện ra Tòa án quốc tế. Tôi nghĩ rằng đây là một cách tiếp cận khá thú vị. Bởi vì nếu chúng ta phân tích một cách đơn giản, thì Philippines có quyền hợp pháp để làm việc đó. Bây giờ, vấn đề là đã có quyền hợp pháp rồi, nhưng ngoài ra còn phải có thực lực nữa. Đó là vấn đề khó... Việt Nam, trên bình diện pháp luật và trên bình diện chiếm hữu thực tế một số đảo Trường Sa, có những lập luận vững chắc hơn, hơn cả lập luận của Philippines về chủ quyền do người Pháp chuyển giao lại. Bởi vì trong các tài liệu chính thức được công nhận, thì quốc gia có chủ quyền các hòn đảo này vào thời điểm năm 1933, là Pháp”.

Trung Quốc không tham gia vụ kiện, bởi vì hiện nay chỉ có một đối thủ duy nhất tại tòa án quốc tế. Nếu có 3, 4 nước cùng kiện, Trung Quốc sẽ ngày càng phải đối mặt với thực tế. Chúng ta không quên rằng 40% của vận tải biển của toàn thế giới đi qua khu vực này”.

Về sự hiện hiện gần đây của Mỹ ở Biển Đông, ông Brisset nhận xét: “Sự hiện diện của Mỹ... không trái với luật pháp quốc tế trong tất cả các vùng biển của thế giới. Người Mỹ muốn đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Người Mỹ quan niệm sự tự do hàng hải cũng giống như quyền tự do hàng không ở một số khu vực mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố cách đây không lâu tại Biển Hoa Đông. Trung Quốc coi đó là một sự khiêu khích. Nhưng Mỹ đã vận dụng đúng luật pháp quốc tế. Trung Quốc có thể tấn công một tàu Philippines, nhưng không bao giờ dám tấn công một tàu của Mỹ”.

Ông Bisset khẳng định: “Trung Quốc đang gián tiếp cản trở nỗ lực đạt Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) bằng cách, có thể nói trắng ra, là bỏ tiền ra mua một số quốc gia. Điều này đặc biệt rõ khi ghế chủ tịch luân phiên của ASEAN được trao cho Campuchia”.

Theo ông Brisset, có ba cơ sở để đấu tranh với Trung Quốc. Về mặt quân sự, là dựa vào hợp tác vùng hay hợp tác với Mỹ. Thứ hai là cơ sở pháp lý, mà tới nay mới chỉ có duy nhất Philippines chọn. Và cuối cùng là truyền thông, nhưng đáng tiếc là các nước hữu quan chưa khai thác triệt để sự lựa chọn này.

Video Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông (Nguồn CCTV 13):

Bất ngờ cuộc sống ở Triều Tiên 10 năm trước

(Kiến Thức) - Bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Tomas Van Houtryve phần nào hé mở cuộc sống ở Triều Tiên khoảng 10 năm trước.

Bat ngo cuoc song o Trieu Tien 10 nam truoc
Nhiếp ảnh gia Tomas Van Houtryve đã ghi lại những bức ảnh phần nào lột tả cuộc sống ở Triều Tiên trong hai chuyến thăm đến quốc gia “bí ẩn” này hồi tháng 8/2007 và tháng 2/2008. Ảnh: TIME. 

Bat ngo cuoc song o Trieu Tien 10 nam truoc-Hinh-2
 Chiếc xe buýt chở đầy hành khách trong một ngày mưa ở thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Ảnh: TIME. 

Bat ngo cuoc song o Trieu Tien 10 nam truoc-Hinh-3
Những người phụ nữ Triều Tiên mang theo cuốc xẻng đi bộ trên một con đường ở vùng ngoại ô thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: TIME. 

Bat ngo cuoc song o Trieu Tien 10 nam truoc-Hinh-4
Bức ảnh cố lãnh tụ Kim Il-sung và cố Chủ tịch Kim Jong-il được treo trong một phòng học ở Bình Nhưỡng. Ảnh: TIME. 

Bat ngo cuoc song o Trieu Tien 10 nam truoc-Hinh-5
Người mẹ vừa bế con vừa xem quần áo trong một cửa hàng. Ảnh: TIME. 

Bat ngo cuoc song o Trieu Tien 10 nam truoc-Hinh-6
Trong một phòng ở Đại học tập đường Nhân dân tại thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: TIME. 

Bat ngo cuoc song o Trieu Tien 10 nam truoc-Hinh-7
Bên trong một nhà trẻ ở Triều Tiên. Ảnh: TIME. 

Bat ngo cuoc song o Trieu Tien 10 nam truoc-Hinh-8
 Một bé trai đang chơi trong nhà trẻ ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Ảnh: TIME. 

Bat ngo cuoc song o Trieu Tien 10 nam truoc-Hinh-9
 Bên trong một địa điểm chơi bowling ở Bình Nhưỡng. Ảnh: TIME. 

Bat ngo cuoc song o Trieu Tien 10 nam truoc-Hinh-10
 Người dân Triều Tiên đi dã ngoại gần núi Myohyangsan. Ảnh: TIME. 


Bat ngo cuoc song o Trieu Tien 10 nam truoc-Hinh-11
Hình ảnh cố lãnh tụ Kim Il-sung được chiếu trên ti vi ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: TIME.