Hyundai âm thầm mua xe Xiaomi SU7 về "mổ xẻ" nghiên cứu

Mới đây, Hyundai Motor đã đưa một chiếc Xiaomi SU7 Max chạy điện của Trung Quốc vào đội xe nghiên cứu nội bộ.

Video: Giới thiệu mẫu xe điện Xiaomi của Trung Quốc.

Theo đó, vào ngày 16/7, nhiều người bắt gặp chiếc Xiaomi SU7 Max được vận chuyển đến trụ sở Hyundai ở Yangjae, Seoul. Xe mang biển số tạm do quận Seocho cấp, phục vụ mục đích nghiên cứu.

Động thái này cho thấy Hyundai đang mở rộng phạm vi nghiên cứu sang các dòng xe điện nước ngoài, đặc biệt là xe đến từ Trung Quốc như Xiaomi. Dù không phân phối chính thức tại Hàn Quốc, Xiaomi SU7 được Hyundai nhập khẩu riêng để phục vụ nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

1-2470.jpg
Hyundai đã đưa một chiếc Xiaomi SU7 Max vào đội xe nghiên cứu nội bộ.

Trước đó, Chủ tịch Hyundai Euisun Chung từng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì lợi thế cạnh tranh, không chỉ với Tesla mà còn với các hãng xe điện châu Á đang trỗi dậy mạnh mẽ như BYD.

Cùng với định hướng đó, Hyundai đã tập trung đầu tư mạnh vào tài sản hữu hình, bao gồm cả cơ sở R&D và phương tiện nghiên cứu. Tính đến quý I/2025, tổng tài sản hữu hình của Hyundai đạt 44,8 nghìn tỷ won (khoảng 32,4 tỷ USD). Riêng trong quý I, khoản chi cho tài sản hữu hình là 2,08 nghìn tỷ won (khoảng 1,5 tỷ USD), tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

2-8873.jpg
Việc Hyundai chủ động tiếp cận và nghiên cứu các mẫu xe điện Trung Quốc như SU7 cho thấy sự thay đổi trong chiến lược phát triển sản phẩm.

Năm 2025, Hyundai lên kế hoạch đầu tư tổng cộng 24,3 nghìn tỷ won (khoảng 17,6 tỷ USD), trong đó gần một nửa được phân bổ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Xiaomi SU7 - mẫu xe được đánh giá cao về hệ điều hành HyperOS và giao diện người dùng được cho là đóng vai trò tham chiếu trong việc cải tiến hệ thống thông tin giải trí và nền tảng kết nối trên các dòng xe Hyundai sắp tới.

Việc Hyundai chủ động tiếp cận và nghiên cứu các mẫu xe điện Trung Quốc như SU7 cho thấy sự thay đổi trong chiến lược phát triển sản phẩm, đồng thời phản ánh áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng trong kỷ nguyên xe điện toàn cầu.

Xiaomi SU7 Ultra chạy 3 tháng, chủ xe khi lỗ hơn 500 triệu

Theo chia sẻ từ blogger công nghệ “Cepingjun”, chiếc SU7 Ultra mua với giá khoảng 560.000 tệ và hiện được rao bán lại với giá chỉ 410.000 tệ, mất 27% giá trị.

1-7421.jpg
Một chủ xe Xiaomi SU7 Ultra vừa rao bán chiếc xe của mình sau hơn ba tháng sử dụng, chấp nhận mức lỗ đáng kể lên tới 150.000 nhân dân tệ (tương đương gần 500 triệu đồng).
7-9142.jpg
Theo chia sẻ từ blogger công nghệ “Cepingjun”, chiếc SU7 Ultra đã được mua với giá khoảng 560.000 tệ (1,960 tỷ đồng) và hiện được rao bán lại với giá chỉ 410.000 tệ (1,435 tỷ đồng).

Lý do SU7 "bán chạy như tôm tươi" nhưng Xiaomi vẫn lỗ?

Trong báo cáo tài chính quý I/2025 vừa công bố, Xiaomi ghi nhận kết quả tích cực từ mảng kinh doanh ôtô điện khi bàn giao tổng cộng lên tới 75.869 chiếc SU7.

1-4213.png
Tuy vậy, hãng vẫn báo lỗ ròng 500 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,8 nghìn tỷ đồng) trong lĩnh vực này. Theo báo cáo, doanh thu từ xe điện Xiaomi SU7 đạt 18,1 tỷ nhân dân tệ (khoảng 65,3 nghìn tỷ đồng), trong khi các hoạt động liên quan như dịch vụ và công nghệ đóng góp thêm 500 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,8 nghìn tỷ đồng).
2-4743.png
Biên lợi nhuận gộp của mảng xe điện và đổi mới AI trong quý I đạt 23,2% - một con số tích cực so với giai đoạn đầu phát triển sản phẩm công nghệ cao.

Xiaomi SU7 gặp sự cố cong vênh ốp đèn pha,người dùng lo ngại

Một số chủ xe Xiaomi SU7 gần đây phản ánh hiện tượng miếng ốp quanh đèn pha bị cong vênh, làm dấy lên lo ngại về chất lượng lắp ráp của mẫu xe điện.

Video: Trải nghiệm Xiaomi SU7 chạy điện tại Trung Quốc.

Theo đó, Xiaomi xác nhận hiện tượng trên xảy ra chủ yếu ở các xe thuộc lô sản xuất đầu tiên và có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân kỹ thuật. Cụ thể, các cản trước của một số xe Xiaomi SU7 bị thiếu độ cứng cần thiết, dẫn đến biến dạng khi gặp điều kiện môi trường khắc nghiệt. Ngoài ra, việc lắp ráp không đồng đều và hiện tượng giãn nở vật liệu dưới tác động của nhiệt độ cũng góp phần gây ra vấn đề.