HPX muốn được giao dịch trở lại sau khi đã công bố BCTC

(Vietnamdaily) - Ngày 7/3, Công ty Đầu tư Hải Phát có văn bản gửi đến Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM về đề nghị đưa cổ phiếu HPX giao dịch trở lại.
 

Đầu tư Hải Phát cho biết sau khi cổ phiếu HPX bị đình chỉ giao dịch, Công ty đã thực hiện việc tra soát, kiểm điểm rút kinh nghiệm để tránh xảy ra những vi phạm về nghĩa vụ công bố thông tin. Trong đó, Công ty đã công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 vào ngày 7/3/2024 với ý kiến chấp thuận toàn phần của đơn vị kiểm toán.
Lý giải về khó khăn trong kinh doanh và ảnh hưởng việc cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch, Công ty Đầu tư Hải Phát cho biết do kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản nên bị ảnh hưởng nặng nề sau Đại dịch Covid-19 và sự trầm lắng của thị trường bất động sản.
HPX muon duoc giao dich tro lai sau khi da cong bo BCTC
 
Việc cổ phiếu HPX bị đình chỉ giao dịch đã gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh như tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, các định chế tài chính để triển khai thực hiện dự án, chịu sức ép lớn từ các cổ đông, nhà đầu tư, các khó khăn khi thực hiện cơ cấu nợ, định giá các tài sản đảm bảo đối với khoản vay, phát hành trái phiếu …
Được biết, kể từ ngày 18/9/2023 tới nay, cổ phiếu HPX vẫn đang bị đình chỉ giao dịch do chậm công bố thông tin Báo cáo tài chính theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
Mặc dù sau đó Hải Phát đã thực hiện công bố bổ sung các Báo cáo thiếu trong cuối tháng 8/2023 nhưng vẫn trễ so với quy định, vì vậy cổ phiếu vẫn tiếp tục bị đình chỉ giao dịch đến thời điểm hiện tại và chưa biết thời điểm sẽ được giao dịch trở lại.
Về kế hoạch năm 2024, Hải Phát đặt kế hoạch doanh thu 2.800 tỷ đồng, tăng 64,7% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế dự kiến 105 tỷ đồng, giảm 21,8% so với thực hiện trong năm 2023 và cổ tức dự kiến với tỷ lệ 5%.
Về định hướng kinh doanh đối với hoạt động đầu tư, mua bán và sáp nhập (M&A), Công ty sẽ tập trung hoàn thành giải quyết các dự án hiện hữu đang gặp khó khăn, vướng mắc về pháp lý để sớm triển khai thực hiện; tiếp tục tìm kiếm các đối tác để chuyển nhượng một số dự án không nằm trong kế hoạch và mục tiêu của Công ty; nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội đầu tư các dự án mới với quỹ đất sạch, chi phí vốn hợp lý tại các tỉnh thành để có thể đưa vào kinh doanh vào cuối năm 2024 và các năm tiếp theo.
Đối với vấn đề tài chính, thu xếp vốn, Công ty sẽ tập trung cân đối dòng tiền, thu xếp vốn để thực hiện các dự án trong năm 2024; cân đối nguồn để nộp thuế, trả nợ gốc và lãi các gói trái phiếu, tín dụng đến hạn. Trong đó bao gồm việc đàm phán với các trái chủ để gia hạn các gói trái phiếu, tín dụng; cơ cấu lại tỷ lệ sở hữu tại các Công ty con, Công ty liên kết.
Và đặc biệt, Công ty Đầu tư Hải Phát nhấn mạnh tới vấn đề phát hành và công bố thông tin Báo cáo tài chính đúng thời gian quy định.

HPX, AGM, TTB, TGG và IBC chính thức bị đình chỉ giao dịch từ 18/9

(Vietnamdaily) - Sở GDCK TPHCM (HOSE) vừa có quyết định chuyển loạt cổ phiếu từ diện hạn chế giao dịch sang diện đình chỉ giao dịch kể từ ngày 18/9 gồm HPX, AGM, TTB, TGG và IBC.

Nguyên nhân do các doanh nghiệp này tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, thuộc trường hợp chứng khoản bị đình chỉ giao dịch theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31 tháng 03 năm 2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

Trước khi "cơn bão" ập đến, HPX, AGM, TTB, TGG và IBC đã có phiên "lau sàn" ngày 11/9.

Hải Phát nói về loạt áp lực sau khi cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch

(Vietnamdaily) - Sau khi nhận được quyết định đình chỉ giao dịch, HPX phải chịu rất nhiều áp lực từ cổ đông do cổ phiếu bị chất bán giá sàn liên tục, mất thanh khoản, áp lực từ các chủ nợ, khách hàng, trái chủ, đối tác...

CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HoSE: HPX) vừa công bố biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị đình chỉ giao dịch. 

Ngày 11/9, Sở GDCK TPHCM (HOSE) quyết định chuyển cổ phiếu HPX từ diện hạn chế giao dịch sang diện đình chỉ giao dịch từ ngày 18/9 vì chưa công bố báo cáo kiểm toán bán niên 2023.

Hơn trăm nghìn tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng Tết

(Vietnamdaily) - Tính chung 2 tháng đầu năm, số lượng tài khoản giao dịch của cá nhân trong nước tăng hơn 238.000 tài khoản.

Số liệu vừa cập nhật từ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSD) cho thấy, trong tháng 2 vừa qua, nhà đầu tư trong nước mở mới 113.175 tài khoản chứng khoán. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân mở mới 113.097 tài khoản chứng khoán, nhà đầu tư tổ chức trong nước mở mới 78 tài khoản.

So với tháng trước, số lượng tài khoản mở mới tháng 2 thấp hơn. Tuy nhiên, tính chung 2 tháng đầu năm, số lượng tài khoản giao dịch của cá nhân trong nước tăng hơn 238.000 tài khoản.

Hon tram nghin tai khoan chung khoan mo moi trong thang Tet
 

Tính đến cuối tháng 2/2024, Việt Nam số lượng tài khoản giao dịch trong nước đạt 7,485 triệu tài khoản. Trong đó số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư cá nhân là 7,468 triệu tài khoản, tương đương khoảng 7,5% dân số.

Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 đặt mục tiêu cụ thể là quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP vào năm 2025 và đạt 120% GDP vào năm 2030.

Dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP vào năm 2025 và đạt tối thiểu 58% GDP vào năm 2030. Thị trường chứng khoán phái sinh tăng trưởng trung bình khoảng 20% - 30% mỗi năm trong giai đoạn 2021 - 2030.

Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đạt 9 triệu tài khoản vào năm 2025 và 11 triệu tài khoản vào năm 2030, trong đó tập trung phát triển nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Tăng tỷ trọng trái phiếu Chính phủ do nhà đầu tư là tổ chức phi ngân hàng nắm giữ lên mức 55% vào năm 2025 và 60% vào năm 2030.

Phấn đấu đến năm 2025 nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi theo tiêu chuẩn phân hạng thị trường chứng khoán của các tổ chức quốc tế.