Hơn 25.000 cây đổ: Do cách trồng hay cây không phù hợp?

Sau khi bão Yagi quét qua Hà Nội, trên đường nhiều cây bật gốc, lộ bộ rễ bám rất nông trên mặt đất bị chặt chém nham nhở khi cải tạo vỉa hè, có gốc cây còn lộ nguyên cả lưới bọc bầu đất.

Theo thống kê của TP Hà Nội, bão Yagi khiến hơn 25.000 cây trên địa bàn bị gãy đổ. Trong đó có tới hơn 24.800 cây đổ, tập trung nhiều ở các địa phương: Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Nam Từ Liêm.
Dù TP Hà Nội đã rất nỗ lực trong việc khắc phục hậu quả sau bão nhưng đến ngày 9/9, cây gãy đổ vẫn ngổn ngang trên đường. Đáng chú ý, có nhiều cổ thụ cả trăm năm tuổi gắn với nhiều địa danh lịch sử cũng bị bật gốc, gãy đổ khiến nhiều người tiếc nuối.
Hon 25.000 cay do: Do cach trong hay cay khong phu hop?
Một cây lớn sau khi bị bung gốc, rễ và hệ thống dây cáp, đường ống nước bên dưới bị bật lên trên khiến người qua lại sợ hãi. Ảnh: Hùng Nguyễn 
Theo ghi nhận của PV VietNamNet, nhiều cây bật gốc lộ bộ rễ bám rất nông trên mặt đất, thậm chí bị rễ cây còn bị chặt nham nhở khi cải tạo vỉa hè; có gốc cây còn lộ nguyên cả lưới bọc bầu đất. Chưa hết, nhiều cây cổ thụ trên đường Thanh Niên (quận Tây Hồ) cũng bị đổ, thậm chí cây phượng bật gốc còn bị thối, mục gần hết bộ rễ.
Hàng cây xanh trên đường Nguyễn Hoàng (quận Nam Từ Liêm) bị bật gốc lộ trên mặt đất chủ yếu là rễ chùm hoặc rễ mới phát triển ngang. Nhiều cây bị bật gốc lộ cả lưới bọc bầu đất chưa được tháo bỏ khi trồng.
Trao đổi với PV VietNamNet, GS.TS. Đào Xuân Học, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, gió bão gây đổ cây là không tránh khỏi, vì ngay cả ô tô còn bị thổi bay. “Tuy nhiên, lâu nay việc trồng cây ở Hà Nội còn nhiều tồn tại theo kiểu cây to có vấn đề của cây to, cây nhỏ có vấn đề của cây nhỏ”, ông Học nói.
Cụ thể, theo ông Học, nhiều loại cây được trồng không phù hợp với đô thị, trong đó có những cây rất dễ gãy đổ về mùa mưa bão, điển hình như phượng, xà cừ. Ngoài ra, theo ông, kỹ thuật trồng cây cũng cần phải khắc phục.
Hon 25.000 cay do: Do cach trong hay cay khong phu hop?-Hinh-2
Cây xà cừ trên phố Phùng Hưng tốt um cành lá khi bị đổ. Ảnh: Đình Hiếu 
“Nếu trồng cây to, lúc đầu nhìn thì đẹp nhưng rễ không ăn sâu được xuống lòng đất, cây dễ bị sâu bệnh và gãy đổ”, ông Học khuyến cáo Hà Nội nên trồng cây bé, sinh trưởng khỏe, sẽ không bị gãy đổ trong mùa mưa bão.
Theo ông Học, nếu trồng cây nhỏ theo phương pháp đào hố sâu khoảng 1m, rồi lấp đất dần theo sự sinh trưởng của cây, xung quanh dùng cọc chống đỡ cẩn thận thì không bao giờ bị đổ vào mùa mưa bão.
“Những năm gần đây, Hà Nội đã có nhiều giải pháp khắc phục trong việc trồng cây đô thị. Nhưng mỗi mùa mưa bão vẫn lộ ra những bất cập cần phải khắc phục”, ông Học nói.
Hon 25.000 cay do: Do cach trong hay cay khong phu hop?-Hinh-3
 Cây bật gốc vẫn còn lưới bọc bầu đất. Ảnh: Khổng Chí
KTS Ngô Doãn Đức, nguyên Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng cho rằng, mưa bão, giông lốc khiến hàng loạt cây xanh ở Hà Nội bị đổ là bất khả kháng. Tuy nhiên, đây cũng là dịp để cơ quan chức năng nhìn lại quá trình trồng cây, lựa chọn giống cây đô thị, chăm sóc, cắt tỉa cây… phù hợp với điều kiện thời tiết có những diễn biến dị thường.
“Cây nhỏ mới trồng mà bị đổ có thể do trồng ẩu, không đúng kỹ thuật. Còn cây to bị bật gốc cũng có chuyện cắt tỉa cành lá còn ‘sơ sài’ trước mùa mưa bão”, ông Đức nói và dẫn chứng phần lớn cây bị đổ ở Hà Nội do bão Yagi có bộ rễ mọc ngang.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, theo KTS Ngô Doãn Đức, TP Hà Nội cần rút kinh nghiệm trong việc chăm sóc cây, đặc biệt là việc cắt tỉa cây trước mùa mưa bão. Ngoài ra, Hà Nội cũng cần lựa chọn trồng cây đô thị là cây rễ cọc.
“Thành phố cũng nên lựa chọn cây phù hợp với thổ nhưỡng để trồng trên các tuyến phố. Có như vậy cây mới sinh trưởng khỏe, ít gãy đổ về mùa mưa bão”, ông Đức nói thêm.

Hà Nội đón cơn mưa đầu của siêu bão, cây gãy đè chết người

Theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mưa dông ở Hà Nội xuất phát từ mây đối lưu hình thành trên khu vực tỉnh Bắc Ninh vào trưa nay ngày 6/9.

Hà Nội đón cơn mưa đầu tiên của siêu bão, cây gãy đè chết người

Loạt ảnh đời thường cực sống động ở Cần Thơ hơn 50 năm trước

Cùng xem loạt ảnh đặc sắc về cuộc sống đời thường ở Cần Thơ cuối thập niên 1960, được ghi lại qua ống kính của nhiều tác giả khác nhau.

Loat anh doi thuong cuc song dong o Can Tho hon 50 nam truoc
Bến Ninh Kiều ở Cần Thơ năm 1967. Ảnh: Dean Jones Collection.

Sở GD&ĐT Hà Nội: Trường học cần chủ động dạy học trực tuyến

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường học chú trọng đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, có kế hoạch dạy trực tuyến nếu ở những nơi bị ảnh hưởng nặng do bão...

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, tính đến trưa 10/9, trên địa bàn thành phố có 117 trường cho học sinh nghỉ học. Trong đó, có 3 trường THPT thuộc Sở, 1 trường THPT trực thuộc đại học, 113 trường thuộc các cấp mầm non, tiểu học, THCS. Các trường cho học sinh nghỉ học đều thuộc địa bàn vùng trũng, ngập; có số ít trường ở nội thành, còn lại đa số trường thuộc ngoại thành. 
So GD&DT Ha Noi: Truong hoc can chu dong day hoc truc tuyen
Nhiều trường học tại Hà Nội chịu ảnh hưởng nặng nề sau bão Yagi. 
Một số trường sáng 10/9 học sinh đi học thì cũng cho tan sớm, chuyển dạy online ngày mai (11/9) do hoản lưu của bão số 3 gây mưa lũ.
Sáng 10/9, Trường THCS Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, thông báo chuyển sang dạy trực tuyến từ ngày mai, nhằm đảm bảo an toàn cho thầy trò khi thời tiết diễn biến bất thường.
Cô Nguyễn Huyền Trang, Hiệu trưởng cho biết, lý do là học sinh của trường không tập trung ở một địa bàn, mà đến từ nhiều nơi trong thành phố.
Hay Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam trưa nay gửi thông báo đến phụ huynh về việc cho toàn bộ học sinh cấp THCS, các lớp giáo dục thể chất nghỉ học buổi chiều. Một số lớp chuyên đề ở THPT chuyển sang học trực tuyến.
Ở trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, bà Đào Thị Thủy, Hiệu trưởng cho biết các giáo viên sẽ dạy trực tiếp kết hợp trực tuyến từ ngày mai. Hình thức này được Trường áp dụng khi các lớp học có từ 5 học sinh trở lên nghỉ do dịch bệnh, thiên tai.
Tại rốn lũ Chương Mỹ, nhiều trường ở các xã ven sông Bùi sáng nay đã cho học sinh tan học sớm vì nước sông lên báo động 3. Ông Nguyễn Hữu Thìn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết, đã có phương án chuyển học online từ ngày mai.

Ngoài hơn 100 trường nêu trên, chiều 10/9, có một số ít trường thay đổi linh hoạt hình thức dạy học từ trực tiếp sang trực tuyến do tác động của mưa lớn kéo dài. Còn lại gần 2.800 trường học các cấp trên địa bàn TP vẫn triển khai học trực tiếp theo thời khoá biểu.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương chỉ đạo các nhà trường chú trọng triển khai phương án bảo đảm an toàn cho học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên của đơn vị. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã, giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, hiệu trưởng các nhà trường cần thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và các thông tin cảnh báo liên quan; hằng ngày cần rà soát toàn bộ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện khác với tinh thần phải bảo đảm tuyệt đối an toàn mới được tổ chức dạy học trực tiếp.
Ông Trần Thế Cương lưu ý, với các đơn vị, nhà trường bị ảnh hưởng nặng của bão; các trường ở xã đảo, ở địa bàn vùng trũng... cần có kế hoạch, chủ động triển khai hình thức dạy học trực tuyến để bảo đảm kế hoạch thời gian năm học 2024-2025.

Hà Nội là một trong những địa phương bị bão số 3 càn quét qua, nên các trường học trên địa bàn thành phố thiệt hại khá nhiều về cơ sở vật chất. Theo thống kê của Sở GD&ĐT, toàn thành phố có 28 trường bị ngập nước; gần 3.100m tường bị đổ; gần 400 mái nhà, phòng học bị lật; gần 800 cửa chính, cửa sổ bị hư hỏng; gần 190 nhà xe bị hỏng; gần 1.900 biển bảng bị hỏng, gần 7.500 cây xanh bị đổ, bật gốc…

>>> Mời độc giả xem thêm video Thiệt hại lớn sau mưa bão, Lào Cai công bố tình huống khẩn cấp: