Hơn 130 trường hợp sốt phát ban nghi sởi

(Kiến Thức) - Chia sẻ ngày 5/2 , Thứ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thanh Long rất quan ngại về việc bùng phát và quay lại của dịch sởi.

Dịch sởi nguy cơ bùng phát trở lại
Theo Thứ trưởng Thanh Long, hiện nay bệnh sởi đã xuất hiện ở Hà Nội và nhiều tỉnh lân cận với số ca mắc có dấu hiệu ngày tăng. 
Nếu các ông bố bà mẹ tiếp tục không cho con tiêm vắcxin ngừa sởi thì nguy cơ bùng phát bệnh sởi và quay lại của dịch sởi như năm 2014 là rất cao. Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng sởi và nhiều dịch bệnh cho trẻ".
Hon 130 truong hop sot phat ban nghi soi
 Số trẻ mắc sởi đang ra tăng.
Cũng liên quan đến dịch sởi PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, trong tháng 1/2015 đã ghi nhận 133 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 28 trường hợp dương tính với sởi.
Theo đó, tại bệnh viện Nhi TƯ đã ghi nhận 21 trường hợp sởi xét nghiệm dương tính, trong đó có đến 13 trường hợp mắc là trẻ dưới 9 tháng tuổi. Bên cạnh bệnh sởi thì cũng trong tháng 1/2015 ghi nhận 16 trường hợp mắc ho gà, trong đó có 6 trường hợp bệnh nhân xét nghiệm dương tính ho gà, không có tử vong. Cả 6 trường hợp đều dưới 2 tuổi, trong đó có 2 trường hợp dưới 2 tháng tuổi.
"Điều đáng nói là có nhiều bất thường trong nhưng ca bệnh nhi mắc sởi trong thời gian qua, khi có khá nhiều trường hợp trẻ mắc sởi dưới 9 tháng và ho gà dưới 2 tháng tuổi. Nguyên nhân do nhiều gia đình không đưa con đi tiêm do không nắm được lịch tiêm chủng, thiếu quan tâm hoặc sợ phản ứng sau tiêm",Ông Phu cho biết.
Hon 130 truong hop sot phat ban nghi soi-Hinh-2
Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng sởi và nhiều dịch bệnh cho trẻ
Ngừng tiêm dịch vụ nếu không đủ vắc xin.
Lo ngại về sự bùng phát trở lại của dịch sởi và việc khá nhiều trường hợp trẻ mắc sởi dưới 9 tháng, lãnh đạo Bộ Y tế phân tích nguyên nhân của nguy cơ trên do tâm lý chờ đợi vắc xin dịch vụ của người dân. Do chờ đợi vắc xin nên trẻ không được tiêm đúng, đủ mũi dẫn tới nguy cơ trẻ mắc sởi trước khi tiêm chủng rất cao. 
Thêm nữa tình trạng khan hiếm vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1 chưa cung cấp kịp thời khiến trẻ không thể tiêm đúng lịch nhưng cha mẹ lại không cho trẻ đi tiêm chủng mở rộng.
Để ngăn chặn dịch lãnh đạo Bộ Y tế cũng đưa ra biện pháp mạnh với việc tiêm chủng dịch vụ. Bộ yêu cầu khi cấp phép tiêm dịch vụ ở các trung tâm, đề nghị các đơn vị tiêm chủng phải đặt hàng sớm, cung ứng đủ vắc xin dịch vụ. Còn nếu không đủ vắc xin thì không cho đăng ký tiêm, không cấp phép cho mở điểm tiêm dịch vụ nữa để người dân tập trung vào các điểm tiêm chủng miễn phí cho đủ mũi".

Các loại thảo mộc chống ung thư

(Kiến Thức) - Thay vì có bệnh mới chữa, nên biết cách bảo vệ sức khỏe bằng các loại thảo mộc chống ung thư sau.

Cac loai thao moc chong ung thu
Hoàng Kỳ. Một thảo mộc có nguồn gốc từ Trung Quốc sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích cơ thể sản xuất interferon tự nhiên (interferon được tế bào sản xuất để ức chế sự sinh sản virus, sự sinh trưởng phát triển của các khối ung thư). Trong cả hai trường hợp, ung thư và AIDS cũng đều được khuyến khích dùng. Nhất là trong giai đoạn xạ trị, Hoàng kỳ sẽ tăng tác dụng gấp đôi. 
Cac loai thao moc chong ung thu-Hinh-2
 Cây đậu chổi (Ruscus aculeatus). Các thành phần hoạt động trong loại thảo dược này đã được tìm thấy là ruscogenins làm cho khối u ác tính co lại. Nó được dùng rất tốt với những người bệnh ung thư vú.

Đặc sản ngon nức tiếng Cần Thơ

(Kiến Thức) - Không chỉ nổi tiếng với những miệt vườn hấp dẫn, đặc sản Cần Thơ còn khiến du khách nhớ mãi không quên.

Dac san ngon nuc tieng Can Tho
 Nem nướng Cái Răng. Ảnh: Zing