Hôm nay, xử phúc thẩm ông Đinh La Thăng vụ thất thoát 800 tỷ đồng

TAND Cấp cao tại Hà Nội hôm nay mở phiên xử phúc thẩm bị cáo Đinh La Thăng cùng đồng phạm trong vụ án làm thất thoát 800 tỷ đồng của PVN tại Oceanbank.

Phiên tòa được mở ra để xem xét kháng cáo của 7 bị cáo. Xét xử phúc thẩm vụ án này, TAND cấp cao tại Hà Nội triệu tập Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) đến với tư cách là người làm chứng.
Phiên tòa có sự góp mặt của 14 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Riêng ông Đinh La Thăng được 4 luật sư bảo vệ quyền và lợi ích.
Ông Đinh La Thăng tại phiên tòa hồi tháng 5
 Ông Đinh La Thăng tại phiên tòa hồi tháng 5
Theo bản án sơ thẩm, từ tháng 9/2008, ông Đinh La Thăng đã chỉ đạo và quyết định để PVN góp vốn vào Oceanbank. Ông biết rõ năng lực yếu kém của Oceanbank, biết theo các quy định pháp luật, khi muốn đầu tư vốn để trở thành cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng này phải báo cáo xin chủ trương và được sự đồng ý của Thủ tướng, nhưng vẫn cố ý không thực hiện và chỉ đạo cấp dưới làm trái các quy định của Nhà nước.
Do Oceanbank mắc nhiều sai phạm và bị NHNN mua lại với giá 0 đồng vào giữa năm 2015, 800 tỷ đồng vốn góp của PVN bị mất. Nguyên nhân dẫn đến thiệt hại 800 tỷ đồng của PVN được xác định là do hành vi trái pháp luật của ông Đinh La Thăng và đồng phạm.
Tòa sơ thẩm đã tuyên phạt ông Đinh La Thăng 18 năm tù tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, buộc bị cáo phải bồi thường 600 tỷ đồng.
Kháng cáo
Ông Thăng kháng cáo toàn bộ bản án, đề nghị TAND Cấp cao tại Hà Nội xem xét lại cả về tội danh, hình phạt và trách nhiệm dân sự cho bị cáo. Ông cho rằng, bản án sơ thẩm đã không xem xét đến bối cảnh PVN quyết định đầu tư vào Oceanbank chỉ là phương án giải quyết hệ lụy của việc không được thành lập ngân hàng thương mại cổ phần Hồng Việt.
Việc NHNN mua bắt buộc Oceanbank là nguyên nhân dẫn tới việc PVN bị thiệt hại 800 tỷ đồng, nhưng việc này đã không được bản án sơ thẩm xem xét đến. Về trách nhiệm dân sự, ông Thăng cho rằng mình đã rời khỏi PVN từ đầu tháng 8/2011 để nhận trách nhiệm mới, nên không thể chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra đối với PVN ở thời gian sau đó.
Ngoài ông Thăng, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó tổng giám đốc PVN), Vũ Khánh Trường, Nguyễn Thanh Liêm, Phan Đình Đức, Nguyễn Xuân Thắng (nguyên thành viên HĐTV PVN) và bị cáo Ninh Văn Quỳnh (nguyên kế toán trưởng, kiêm Trưởng ban Tài chính - Kế toán và Kiểm toán PVN) cũng làm đơn kháng cáo.
Ông Nguyễn Xuân Sơn mong tòa án cấp phúc thẩm xem xét về mặt nhận thức chủ quan, về nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh thực hiện hành vi góp 100 tỷ đồng vào Oceanbank, qua đó, cho bị cáo được miễn trách nhiệm dân sự bồi thường 15 tỷ đồng như quyết định của bản án sơ thẩm.
Bị cáo Sơn đề nghị Tòa cấp phúc thẩm chấp nhận lời khai của bị cáo, buộc bị cáo Ninh Văn Quỳnh phải chịu trách nhiệm về số tiền 180 tỷ đồng mà bị cáo Sơn đã chuyển cho Quỳnh để dùng vào việc chăm sóc khách hàng PVN chứ không phải chỉ là 20 tỷ đồng cho cá nhân bị cáo Quỳnh.
Trong đơn kháng cáo, bị cáo Ninh Văn Quỳnhkhẳng định, ở tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, ông ta chỉ là cấp trưởng ban, thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên nên tính chất, mức độ hành vi vi phạm thấp hơn các bị cáo khác.
Đối với tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, bị cáo Quỳnh cho rằng mình không có hành vi nào mang tính chất đe dọa, ép buộc, uy hiếp tinh thần đối với bị cáo Nguyễn Xuân Sơn trong việc đưa tiền. Bị cáo Quỳnh khẳng định, việc bị cáo Sơn đưa tiền cho ông ta là hoàn toàn tự nguyện.
Các bị cáo khác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và không phải bồi thường về dân sự...
Đây là lần thứ hai ông Đinh La Thăng hầu tòa phúc thẩm. Trước đó, chiều 14/5, HĐXX cấp phúc thẩm vụ “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại PVN và PVC tuyên y án 13 năm tù đối với ông Thăng.
Dự kiến, phiên tòa diễn ra từ 19-25/6.

Lào Cai nỗ lực phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, UBND tỉnh Lào Cai đã nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn bệnh dịch này.

Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch vào tỉnh Lào Cai là rất cao, do đó tỉnh đang tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tỉnh đã ban hành kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh Lào Cai; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức diễn tập, thực hành ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả lợn châu Phi. UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo các sở, ngành, các huyện, thành phố của tỉnh tích cực chủ động phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn; cấp kinh phí in ấn tờ rơi, áp phích tuyên truyền ngăn chặn bệnh dịch; tăng cường kiểm tra, giám sát tại vùng nuôi, kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận chuyển lợn và sản phẩm từ địa phương khác và từ Trung Quốc vào địa bàn; tuyên truyền hướng dẫn nhân dân áp dụng đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh và chăn nuôi an toàn.

Lao Cai no luc phong, chong dich ta lon chau Phi
Diễn tập ứng phó dịch bệnh. 
Đặc biệt, kể từ ngày 6/3, tỉnh Lào Cai đã thành lập 4 tổ, chốt kiểm soát liên ngành kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn ra, vào địa bàn tỉnh. Cụ thể, tỉnh Lào Cai đã thành lập 3 tổ kiểm soát có sự tham gia của các cơ quan chức năng thực hiện việc chốt chặn, kiểm soát tại các điểm là: (1) Trạm thu phí nút giao đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tại thôn Vàng 1, xã Xuân Giao, Bảo Thắng; (2) Trạm thu phí nút giao đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai tại thôn Ngầm Thỉn, xã Tân Thượng, Văn Bàn; (3) Tổ kiểm soát cơ động tại 9 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh và chốt kiểm soát liên ngành tại Km 78, Quốc lộ 70, thuộc Bản 4, xã Long Phúc, huyện Bảo Yên.

Thời gian hoạt động của các tổ, chốt kiểm dịch bắt đầu từ ngày 6/3/2019 cho đến khi có chủ trương mới của tỉnh. Thời gian trực được thực hiện 24/24h, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ và thường xuyên báo cáo tình hình về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Các lực lượng công an, quản lý thị trường, UBND các huyện, thành phố, cơ quan thú y... đều phải cử cán bộ tham gia các tổ, chốt kiểm soát. Những tổ, chốt này được phép tạm dừng các phương tiện giao thông để kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn ra vào địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các ngành, đơn vị, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh theo chức năng được phân công tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mang các sản phẩm từ thịt lợn vào tỉnh mà không được kiểm soát, nghiêm cấm vận chuyển lợn từ các tỉnh có dịch vào tỉnh; tập trung tuyên truyền hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện rắc vôi bột khử trùng chuồng trại, hướng dẫn sử dụng trang thiết bị, biện pháp phòng chống dịch; hạn chế tái đàn để tránh mầm bệnh xâm nhập vào; tiến hành họp và cam kết với chủ cơ sở giết mổ, Ban quản lý các chợ thực hiện tốt việc quản lý chất lượng nguồn thực phẩm; cập nhật hàng ngày tình hình dịch bệnh; các biện pháp về phòng, chống dịch bệnh tả lợn châu Phi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Toàn tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch để dịch bệnh không lan vào tỉnh.

Từ thầy giáo làng thành trùm giang hồ

Bỏ nghề, Khoa "Thầy giáo" mở quán cà phê ôm, lập băng nhóm quy tụ hàng chục kẻ sẵn sàng đâm chém. Nhận lệnh của trùm giang hồ, hai đàn em đã tham gia vụ đâm chết doanh nhân giữa Sài Gòn.

Mâu thuẫn trong việc làm ăn với ông Đặng Xuân Sỹ (Phó giám đốc Công ty TNHH Hoàng Hải), Ngô Quang Chướng, Giám đốc Công ty thuê Vũ Văn Luân (Luân "Con") tìm người đánh dằn mặt ông Sỹ. Do có nợ ân tình, nhận Chướng là anh kết nghĩa nên kẻ giang hồ máu lạnh này đã đồng ý. Cuối tháng 9.2009, biết cha mẹ ông Sỹ từ Bắc vào thăm, Chướng bảo Luân cho đàn em đến tận nhà đe dọa, nếu ông này không rút đơn tố cáo sẽ bị lấy mạng.