Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Hồi ức hào hùng ngày 10/10/1954 trên cầu cổ nhất Hà Nội

09/10/2024 12:25

Tròn 70 năm trước, vào ngày 9/10/1954, từng toán lính Pháp đã rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên. Họ qua ngả Bắc Ninh để đi Hải Phòng trước khi được đưa về Pháp bằng tàu biển.

Quốc Lê
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Bắc qua sông Hồng, nối liền khu nội đô lịch sử của Hà Nội với quận Long Biên, cầu Long Biên là một chứng nhân đặc biệt của cuộc Giải phóng thủ đô tháng 10/1954.
Bắc qua sông Hồng, nối liền khu nội đô lịch sử của Hà Nội với quận Long Biên, cầu Long Biên là một chứng nhân đặc biệt của cuộc Giải phóng thủ đô tháng 10/1954.
Tròn 70 năm trước, vào ngày 9/10/1954, lính Pháp đã rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên. Họ qua ngả Bắc Ninh để đi Hải Phòng trước khi được đưa về Pháp bằng tàu biển.
Tròn 70 năm trước, vào ngày 9/10/1954, lính Pháp đã rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên. Họ qua ngả Bắc Ninh để đi Hải Phòng trước khi được đưa về Pháp bằng tàu biển.
Những người lính Pháp cuối cùng đã bước trên cây cầu mà họ gọi là cầu Paul Doumer – theo tên vị Toàn quyền Đông Dương từ năm 1897 đến năm 1902 – vào khoảng 16h ngày 9/10/1954.
Những người lính Pháp cuối cùng đã bước trên cây cầu mà họ gọi là cầu Paul Doumer – theo tên vị Toàn quyền Đông Dương từ năm 1897 đến năm 1902 – vào khoảng 16h ngày 9/10/1954.
Ở chiều ngược lại của cây cầu lịch sử này, các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam hùng dũng tiến vào tiếp quản các vị trí trọng yếu của thủ đô Hà Nội.
Ở chiều ngược lại của cây cầu lịch sử này, các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam hùng dũng tiến vào tiếp quản các vị trí trọng yếu của thủ đô Hà Nội.
Trong sự kiện Giải phóng thủ đô, có một chi tiết không nhiều người biết tới. Đó là việc người Pháp chuyển giao quyền quản lý thủ đô Hà Nội cho lực lượng giải phóng đã diễn ra ở đầu cầu Long Biên phía nội thành Hà Nội.
Trong sự kiện Giải phóng thủ đô, có một chi tiết không nhiều người biết tới. Đó là việc người Pháp chuyển giao quyền quản lý thủ đô Hà Nội cho lực lượng giải phóng đã diễn ra ở đầu cầu Long Biên phía nội thành Hà Nội.
Về việc này, nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: "Năm 1954, cầu Long Biên là địa điểm ta và Pháp bắt tay nhau để chia tay, đánh dấu sự kết thúc, rút quân của Pháp ra khỏi Hà Nội”.
Về việc này, nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: "Năm 1954, cầu Long Biên là địa điểm ta và Pháp bắt tay nhau để chia tay, đánh dấu sự kết thúc, rút quân của Pháp ra khỏi Hà Nội”.
“Một sự kiện mà chúng ta ít nhớ tới, trong khi quân Pháp rút ra khỏi Hà Nội trên cầu Long Biên, có một người Pháp khác đi về phía ngược lại, đó là ông Jean Sainteny”.
“Một sự kiện mà chúng ta ít nhớ tới, trong khi quân Pháp rút ra khỏi Hà Nội trên cầu Long Biên, có một người Pháp khác đi về phía ngược lại, đó là ông Jean Sainteny”.
Jean Sainteny (1907-1978) là một chính khách và sĩ quan tình báo người Pháp. Giữ vai trò đại diện cho chính phủ Pháp tại Đông Dương, ông là người đã hoàn tất thủ tục trao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Jean Sainteny (1907-1978) là một chính khách và sĩ quan tình báo người Pháp. Giữ vai trò đại diện cho chính phủ Pháp tại Đông Dương, ông là người đã hoàn tất thủ tục trao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Hiệp định Geneve về đình chiến ở Đông Dương được ký kết ngày 20/7/1954. Theo các điều khoản Hiệp định, quân đội Pháp có 80 ngày để rút quân khỏi Hà Nội. Cầu Long Biên chính là nơi mà nội dung này được thực thi về mặt hình thức.
Hiệp định Geneve về đình chiến ở Đông Dương được ký kết ngày 20/7/1954. Theo các điều khoản Hiệp định, quân đội Pháp có 80 ngày để rút quân khỏi Hà Nội. Cầu Long Biên chính là nơi mà nội dung này được thực thi về mặt hình thức.
Ngược dòng lịch sử, cầu Long Biên được công ty Daydé & Pillé tiến hành xây dựng từ năm 1898 đến năm 1902. Như đã đề cập, cầu có tên ban đầu là cầu Paul Doumer - theo tên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.
Ngược dòng lịch sử, cầu Long Biên được công ty Daydé & Pillé tiến hành xây dựng từ năm 1898 đến năm 1902. Như đã đề cập, cầu có tên ban đầu là cầu Paul Doumer - theo tên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.
Sau khi hoàn thành, cây cầu có phần bắc qua sông dài 2.290 mét và phần cầu dẫn dài 896 mét, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40 m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Giữa lòng cầu có tuyến đường sắt. Đây được coi là một "kỳ quan kỹ thuật" ở Đông Dương đương thời.
Sau khi hoàn thành, cây cầu có phần bắc qua sông dài 2.290 mét và phần cầu dẫn dài 896 mét, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40 m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Giữa lòng cầu có tuyến đường sắt. Đây được coi là một "kỳ quan kỹ thuật" ở Đông Dương đương thời.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cầu Long Biên là mục tiêu đánh phá trọng điểm của không quân Mỹ. Cầu từng bị máy bay Mỹ ném bom tổng cộng 14 lần, nhiều đoạn bị phá hủy nặng nề, cho đến nay hình dáng ban đầu của cầu vẫn chưa được khôi phục.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cầu Long Biên là mục tiêu đánh phá trọng điểm của không quân Mỹ. Cầu từng bị máy bay Mỹ ném bom tổng cộng 14 lần, nhiều đoạn bị phá hủy nặng nề, cho đến nay hình dáng ban đầu của cầu vẫn chưa được khôi phục.
Dù không còn nguyên vẹn, cầu Long Biên vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của người Hà Nội. Không chỉ là tuyến đường dành cho tàu hỏa, người đi bộ và phương tiện hai bánh, cầu còn là điểm tham quan thu hút đông đảo du khách gần xa khi ghé thăm thủ đô.
Dù không còn nguyên vẹn, cầu Long Biên vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của người Hà Nội. Không chỉ là tuyến đường dành cho tàu hỏa, người đi bộ và phương tiện hai bánh, cầu còn là điểm tham quan thu hút đông đảo du khách gần xa khi ghé thăm thủ đô.
Mời quý độc giả xem video: Những Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân.

Bạn có thể quan tâm

Giải mã mạng lưới tội phạm rộng lớn, đáng sợ nhất Nhật Bản

Giải mã mạng lưới tội phạm rộng lớn, đáng sợ nhất Nhật Bản

Tào Tháo làm gì khiến nhà Hán không thể vực dậy?

Tào Tháo làm gì khiến nhà Hán không thể vực dậy?

Tuyệt chiêu giữ nhan sắc của Cleopatra khiến hậu thế ngưỡng mộ

Tuyệt chiêu giữ nhan sắc của Cleopatra khiến hậu thế ngưỡng mộ

Đột nhập kho báu khổng lồ vô giá ở sa mạc lớn nhất châu Á

Đột nhập kho báu khổng lồ vô giá ở sa mạc lớn nhất châu Á

Tấm bằng quân sự bằng đồng 2.000 tuổi bật mí quyền lợi lính La Mã cổ

Tấm bằng quân sự bằng đồng 2.000 tuổi bật mí quyền lợi lính La Mã cổ

Kỳ lạ ngọn núi xa tâm Trái đất hơn cả đỉnh Everest

Kỳ lạ ngọn núi xa tâm Trái đất hơn cả đỉnh Everest

Khai quật đền cổ 6.000 tuổi, hé lộ nghi lễ máu rợn người

Khai quật đền cổ 6.000 tuổi, hé lộ nghi lễ máu rợn người

Hé lộ siêu phẩm thuyền La Mã cổ đại qua hình ảnh 3D cực nét

Hé lộ siêu phẩm thuyền La Mã cổ đại qua hình ảnh 3D cực nét

Tìm thấy ADN khác lạ trên xác ướp người băng Otzi, chuyên gia sửng sốt

Tìm thấy ADN khác lạ trên xác ướp người băng Otzi, chuyên gia sửng sốt

Cây cảnh dân dã trổ hoa rực rỡ, hút may mắn đầu mùa

Cây cảnh dân dã trổ hoa rực rỡ, hút may mắn đầu mùa

Trận Troy huyền thoại, cuộc chiến thật hay chỉ là truyền thuyết?

Trận Troy huyền thoại, cuộc chiến thật hay chỉ là truyền thuyết?

Tiết lộ đáng kinh ngạc chuyện “cánh bướm gây ra bão”

Tiết lộ đáng kinh ngạc chuyện “cánh bướm gây ra bão”

Top tin bài hot nhất

Tấm bằng quân sự bằng đồng 2.000 tuổi bật mí quyền lợi lính La Mã cổ

Tấm bằng quân sự bằng đồng 2.000 tuổi bật mí quyền lợi lính La Mã cổ

23/07/2025 12:25
Tìm thấy ADN khác lạ trên xác ướp người băng Otzi, chuyên gia sửng sốt

Tìm thấy ADN khác lạ trên xác ướp người băng Otzi, chuyên gia sửng sốt

23/07/2025 06:42
Đột nhập kho báu khổng lồ vô giá ở sa mạc lớn nhất châu Á

Đột nhập kho báu khổng lồ vô giá ở sa mạc lớn nhất châu Á

23/07/2025 12:50
Khai quật đền cổ 6.000 tuổi, hé lộ nghi lễ máu rợn người

Khai quật đền cổ 6.000 tuổi, hé lộ nghi lễ máu rợn người

23/07/2025 07:30
Hé lộ siêu phẩm thuyền La Mã cổ đại qua hình ảnh 3D cực nét

Hé lộ siêu phẩm thuyền La Mã cổ đại qua hình ảnh 3D cực nét

23/07/2025 07:12

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: Số 70 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: Số 54 Phạm Huy Thông, phường Hạnh Thông, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

DMCA.com Protection Status