
Tào Tháo (155 - 220) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán và thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Là người lắm mưu nhiều kế, Tào Tháo có thể ban các chính lệnh để sai khiến chư hầu, làm chủ Trung Nguyên, chiếm phần lớn nhất và có thế lực mạnh nhất trong các chư hầu.

Tào Tháo làm được những điều này là nhờ khống chế được thiên tử - Hán Hiến Đế - trong tay. Trong bối cảnh nhà Hán tuy đã suy nhưng vẫn được lòng mọi người dân trong thiên hạ.

Vậy nên, Tào Tháo khống chế Hán Hiến Đế như một con rối, đưa tới Hứa Xương, tự mình chuyên quyết việc triều đình.

Hán Hiến Đế từng vài lần muốn phản kháng, được một số quan lại ủng hộ nhưng cuối cùng đều bị Tào Tháo phát hiện. Những người ủng hộ Hán Hiến Đế nắm lại quyền lực đều bị Tào Tháo "loại bỏ".

Tào Tháo là người thông minh nên dù rất muốn giết Hán Hiến Đế để đoạt ngôi nhưng không làm. Bởi lẽ, nếu giết Hán Hiến Đế thì chư hầu trong thiên hạ sẽ không nghe theo Tào Tháo nữa. Khi ấy, con đường chính trị của Tào Tháo sẽ càng khó khăn hơn rất nhiều khi bị mất lòng dân.

Thay vì giết Hán Hiến Đế, Tào Tháo nảy ra ý định khác từ lâu. Đó là không thể để Hán Thất khôi phục thế lực như trước.

Tào Tháo làm điều này bằng cách gả con gái của mình cho Hán Hiến Đế nhằm giảm bớt quyền uy của Hán Thất dựa vào huyết thống.

Hán Hiến Đế biết rõ mục đích của Tào Tháo nhưng không thể làm gì khác, chỉ có thể thuận theo để bảo toàn tính mạng.

Sau khi Tào Tháo chết, con trai ông là Tào Phi kế nghiệp. Ngay sau khi lên nắm quyền, Tào Phi ép Hán Hiến Đế thoái vị, lập lên nhà Tào Ngụy và xưng đế. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Hé lộ nền văn minh đã mất tích qua tàn tích khảo cổ.