Hoàng gia Thái Lan phê chuẩn ông Prayut Chan-o-cha làm Thủ tướng

Theo truyền thông Thái Lan, Đại tướng Prayut Chan-o-cha đã tiếp nhận Lệnh của Hoàng gia phê chuẩn ông làm Thủ tướng tiếp theo của Thái Lan.
 

Ông Prayuth Chan-ocha đã chính thức được hoàng gia phê chuẩn làm Thủ tướng nhiệm kỳ mới của Thái Lan sau một buổi lễ diễn ra tại toà nhà chính phủ nước này vào chiều hôm nay 11/6. 
Với tư cách là ứng viên Thủ tướng Thái Lan của đảng Palang Pracharat, ông Prayuth Chan-ocha được Quốc hội Thái Lan bầu làm thủ tướng nhiệm kỳ mới của nước này vào tuần trước và được nhà vua phê chuẩn. Đây là nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp của ông Prayuth. Tuy nhiên, ở nhiệm kỳ trước, ông Prayuth lên nắm quyền thông qua cuộc đảo chính quân sự lật đổ bà Yingluck vào năm 2014.
Hoang gia Thai Lan phe chuan ong Prayut Chan-o-cha lam Thu tuong
 Thủ tướng Prayuth Chan-ocha. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Sau khi được phê chuẩn, ông Prayuth đã có một bài phát biểu ngắn trên truyền hình toàn quốc, ông tuyên bố sẽ làm việc tốt hơn và lắng nghe hơn tiếng nói của người dân. 
“Tôi sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình để giúp đất nước phát triển về kinh tế và xã hội, chống tham nhũng và nâng cao phúc lợi cho người dân, giảm bất bình đẳng và đảm bảo một chính phủ minh bạch, hiệu quả. Tôi cũng sẽ thúc đẩy một môi trường hoà bình, nâng cao nguồn nhân lực, khuyến khích thế hệ trẻ đóng góp cho sự phát triển của đất nước”, ông Prayuth nói.
Trong bài phát biểu của mình, ông Prayuth cũng khẳng định đặc biệt quan tâm phát triển lĩnh vực nông nghiệp và thương mại, thúc đẩy đoàn kết dân tộc. Đồng thời trung thành và bảo vệ Hoàng Gia, điểm dựa tinh thần của nhân dân Thái Lan.
Nhiệm kỳ tiếp theo của ông Prayuth trên cương vị là thủ tướng dân sự của Thái Lan được dự báo là khó khăn hơn. Trong một diễn trước đó, kết quả thăm dò dư luận do Đại học Suan Dusit, tiến hành từ ngày 6-8/6 sau khi Quốc hội bỏ phiếu bầu tân Thủ tướng, cho thấy có tới 73,65% người được hỏi tin rằng Chính phủ liên minh do đảng Palang Pracharath lãnh đạo sẽ không thể đi hết nhiệm kỳ 4 năm. Số còn lại (26,35%) nói rằng chính phủ của ông Prayuth sẽ hoàn thành nhiệm kỳ bởi Hiến pháp đã được sửa đổi.

Đâu là nguồn cơn cuộc khủng hoảng chính trị ở Hong Kong?

(Kiến Thức) - "Dự luật dẫn độ là mối đe dọa nguy hiểm đối với quyền tự do và cuộc sống của chúng ta kể từ năm 1997, khi Anh trao trả lại Hong Kong cho Trung Quốc", nhà hoạt động Martin Lee nói.

Dau la nguon con cuoc khung hoang chinh tri o Hong Kong?
 Hơn 1 triệu người đã tham gia vào cuộc biểu tình ở Hong Kong ngày 9/6 nhằm phản đối dự luật cho phép dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc. Có thể nói, đây là cuộc biểu tình quy mô lớn nhất kể từ khi Hong Kong được Anh trao trả lại cho Trung Quốc năm 1997. (Nguồn ảnh: Reuters)

Dau la nguon con cuoc khung hoang chinh tri o Hong Kong?-Hinh-2
 Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga khẳng định dự luật là cần thiết để xóa bỏ "lỗ hổng pháp lý tồn tại từ lâu", chấm dứt tình trạng tội phạm bị truy nã từ đại lục đến "trú ẩn" ở Hong Kong. 

Dau la nguon con cuoc khung hoang chinh tri o Hong Kong?-Hinh-3
 Tuy nhiên, những người phản đối dự luật dẫn độ cho rằng, nếu được thông qua, luật mới sẽ cho phép Trung Quốc đại lục gia tăng kiểm soát hệ thống pháp lý của Hong Kong, làm suy yếu hệ thống luật pháp tại đặc khu hành chính này. 

Dau la nguon con cuoc khung hoang chinh tri o Hong Kong?-Hinh-4
 Có thể thấy, cuộc biểu tình có sự tham gia của nhiều thành phần, bao gồm các doanh nhân, luật sư, sinh viên hay các nhà hoạt động,...và ở mọi độ tuổi, cả người già và trẻ nhỏ.

Dau la nguon con cuoc khung hoang chinh tri o Hong Kong?-Hinh-5
 Những người tham gia cuộc tuần hành không chỉ phản đối dự luật dẫn độ, mà còn muốn lên tiếng về sự thiếu minh bạch của chính quyền và quyền tự do cá nhân của họ ngày càng bị xói mòn.

Dau la nguon con cuoc khung hoang chinh tri o Hong Kong?-Hinh-6
 "Dự luật này nguy hiểm không chỉ đối với các nhà hoạt động. Chúng tôi không phải là nhà hoạt động. Ngay cả khi là công dân bình thường, thì chúng tôi cũng không thể đứng nhìn Trung Quốc làm xói mòn tự do của chúng tôi", ông Lee Kin Long, 46 tuổi, cho biết.

Dau la nguon con cuoc khung hoang chinh tri o Hong Kong?-Hinh-7
 Còn các hiệp hội doanh nghiệp lo ngại rằng dự luật sẽ gây tổn hại đến danh tiếng của Hong Kong như một trung tâm tài chính. Các nhóm tự do báo chí cũng lên tiếng phản đối. Không ít người hoài nghi những người bất đồng chính kiến có khả năng sẽ bị xét xử không công bằng.

Dau la nguon con cuoc khung hoang chinh tri o Hong Kong?-Hinh-8
 Theo Lee Cheuk-yan - một nhà hoạt động ở Hong Kong, tương lai của đặc khu hành chính này đang bị đe dọa.

Dau la nguon con cuoc khung hoang chinh tri o Hong Kong?-Hinh-9
 "Người dân Hong Kong muốn bảo vệ sự tự do của chúng ta, tự do ngôn luận, pháp quyền, hệ thống tư pháp và nền tảng kinh tế của chúng ta vốn thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Nếu các nhà đầu tư nước ngoài mất niềm tin vào Hong Kong bởi dự luật này, thì nền kinh tế của Hong Kong cũng sẽ bị hủy hoại", nói.

Dau la nguon con cuoc khung hoang chinh tri o Hong Kong?-Hinh-10
Pun Tin-chi một giáo viên đã nghỉ hưu, 70 tuổi, chia sẻ ông không tin chính quyền nói thật về bản chất của dự luật dẫn độ này.

Dau la nguon con cuoc khung hoang chinh tri o Hong Kong?-Hinh-11
 "Dự luật này là mối đe dọa nguy hiểm đối với quyền tự do và cuộc sống của chúng ta kể từ năm 1997, khi Anh trao trả lại Hong Kong cho Trung Quốc", tờ Wall Street Jourrnal dẫn lời nhà hoạt động Martin Lee.

Dau la nguon con cuoc khung hoang chinh tri o Hong Kong?-Hinh-12
 Và cuộc tuần hành hôm 9/6 có thể được coi là nỗ lực cuối cùng của những người phản đối dự luật dẫn độ này để thuyết phục chính quyền Hong Kong tạm hoãn hoặc hủy bỏ nó. Phiên bản cuối cùng của dự luật dẫn độ sẽ được đệ trình vào ngày 13/6 và dự kiến được thông qua vào cuối tháng này.

Mời độc giả xem video về cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: CBSN)

Vì sao đàn ông Nga không ưng phụ nữ Trung Quốc?

Báo Baijiahao gần đây đã lý giải hiện tượng nhiều đàn ông Nga đến Trung Quốc làm ăn nhưng hiếm khi họ cưới các cô gái địa phương.
 

Bài báo công nhận rằng người dân Trung Quốc nay đã thường xuyên ra nước ngoài hơn và ngày càng có nhiều vị khách từ các quốc gia khác đến Trung Quốc, bao gồm khách du lịch và người nước ngoài đến làm việc.