
Hầu hết hoàng đế Trung Quốc thường có hàng chục cho tới hàng ngàn phi tần, mỹ nữ trong hậu cung. Những tuyệt sắc giai nhân này chăm lo đời sống tình ái của nhà vua, giúp duy trì nòi giống.

Đối với những phi tần sinh được hoàng tử hay công chúa, họ sẽ được nhà vua ban thưởng hậu hĩnh, có địa vị cao trong cung và tận hưởng cuộc sống xa hoa quyền quý.

Tuy nhiên, không ít phi tần kể từ khi nhập cung chưa từng có cơ hội được hoàng đế sủng hạnh. Dù vậy, họ vẫn phải giữ đúng bổn phận, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của hoàng tộc nếu không muốn bị trị tội vì phạm lỗi.

Sau khi hoàng đế băng hà, tân vương sẽ lên ngôi, thừa kế quyền lực và sự giàu có. Tân vương cũng phải "xử lý" hậu cung của vua trước theo nhiều cách khác nhau.

Trong số này, sau khi hoàng đế băng hà, tân vương sau khi lên ngôi sẽ chủ trì việc tổ chức tang lễ. Một trong những tập tục được thực hiện trong tang lễ của nhiều hoàng đế Trung Quốc thời xưa là tuẫn táng.

Theo đó, tân vương sẽ chọn một số phi tần để tuẫn táng cùng nhà vua quá cố để tiếp tục hầu hạ ông hoàng đó ở thế giới bên kia. Phi tần được chọn để tuẫn táng thường là những người không có con, chưa từng được ân sủng.

Tuy nhiên, đôi khi, một số phi tần đắc sủng cũng phải tuẫn táng nếu có lệnh của tân vương.

Tiếp đến, một số phi tần trong hậu cung của hoàng đế quá cố có thể sẽ phải xuất gia, quy y cửa Phật. Mục đích của việc này là nhằm đảm bảo trinh tiết của những phi tần từng hầu hạ hoàng đế đã băng hà.

Ngoài ra, một số phi tần may mắn hơn nếu "lọt vào mắt xanh" của tân hoàng. Khi ấy, họ sẽ được giữ lại hậu cung và có cơ hội được nhà vua mới sủng hạnh và có cuộc sống vinh hoa phú quý.

Cuối cùng, một số phi tần được tân vương cử đi canh giữ lăng mộ của hoàng đế quá cố. Khi ấy, họ sẽ làm việc này đến lúc chết và trải qua những ngày tháng cô đơn, buồn bã, không có người quan tâm. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.