Rúng động mạng lưới ma túy xuyên lục địa núp bóng tiệm pizza

Vụ “Pizza Connection” cho thấy sự kết hợp tội phạm truyền thống và kinh doanh hiện đại có thể tạo ra một hệ thống phân phối ma túy phức tạp và hiệu quả mức nào.

Tiệm bánh pizza - bình phong hoàn hảo

Vào tháng 11/1985, một phiên tòa đặc biệt bắt đầu diễn ra tại New York, kéo dài gần hai năm và được xem là một trong những vụ án lớn nhất trong lịch sử tư pháp Hoa Kỳ vào thế kỷ 20. Vụ án ấy, được đặt biệt danh là “Pizza Connection”, phơi bày trước công chúng một mạng lưới tội phạm phức tạp và táo bạo chưa từng có: sử dụng chuỗi tiệm bánh pizza ở Mỹ làm bình phong để buôn bán heroin trị giá hàng tỷ USD giữa Mỹ, châu Âu và Trung Đông. Đứng sau kế hoạch này là những tổ chức mafia gốc Ý – cụ thể là Cosa Nostra ở Sicily và La Cosa Nostra ở Mỹ – trong một liên minh tội phạm quốc tế chưa từng có tiền lệ.

Ngược dòng thời gian, từ những năm 1970, sau khi thị trường ma túy toàn cầu trải qua nhiều biến động, tổ chức mafia Sicilia – đặc biệt là gia tộc Cuntrera-Caruana và nhóm Corleonesi khét tiếng của Toto Riina – đã bắt đầu can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất và phân phối heroin. Thay vì chỉ đóng vai trò trung gian như trước đây, họ tổ chức các xưởng tinh chế heroin ngay tại Sicily, sử dụng morphine base nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Á. Sau đó, heroin được chuyển lậu vào châu Âu và đặc biệt là Hoa Kỳ, nơi cơn nghiện ma túy đang bùng phát dữ dội sau cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Cách thức phân phối ma túy ở Mỹ mới là điều khiến giới điều tra phải ngỡ ngàng: những gói heroin tinh khiết được vận chuyển qua các kênh buôn lậu khéo léo rồi phân phối thông qua mạng lưới các tiệm bánh pizza do người Ý điều hành, trải dài từ New York, New Jersey đến Chicago, Florida và thậm chí cả Trung Tây nước Mỹ. Những tiệm pizza này không chỉ đóng vai trò “mặt tiền” để che giấu giao dịch, mà còn là điểm tập kết, phân chia và tái phân phối heroin đến từng khu phố, từng đại lý nhỏ lẻ. Đây là một chiến lược thông minh và đầy tính toán: thay vì dùng các băng nhóm đường phố dễ bị theo dõi, mafia sử dụng những cơ sở kinh doanh trông có vẻ vô hại và dễ tạo lòng tin với cộng đồng.

Tommaso Buscetta, ở giữa, là thủ lĩnh Mafia Sicilia đầu tiên trở thành nhân chứng của chính phủ. Lời khai của nhân vật này là "chìa khóa" của vụ xét xử "Pizza Connection" ở New York. Ảnh: Associated Press.

Cuộc chiến 10 năm

Cuộc điều tra về mạng lưới này bắt đầu từ giữa những năm 1970, khi lực lượng chống ma túy Mỹ (DEA) phối hợp cùng FBI và cảnh sát Ý phát hiện những đầu mối buôn lậu heroin có liên quan đến giới mafia Sicilia. Tuy nhiên, phải đến năm 1984, sau một chiến dịch điều tra kéo dài gần 10 năm, các nhà chức trách mới đủ bằng chứng để tiến hành một cuộc truy tố quy mô lớn. Một phần quan trọng của vụ án đến từ lời khai của Tommaso Buscetta, một cựu thành viên mafia Sicilia bị bắt ở Brazil và dẫn độ về Ý, người sau đó trở thành "pentito" – kẻ phản bội tổ chức – lần đầu tiên cung cấp cho chính quyền một cái nhìn đầy đủ về cơ cấu, luật lệ và tội ác của Cosa Nostra. Buscetta không chỉ cung cấp thông tin về nội bộ mafia Sicilia, mà còn vạch trần mối quan hệ của họ với mafia Mỹ trong kế hoạch buôn bán heroin.

Phiên tòa “Pizza Connection” chính thức bắt đầu vào ngày 22/10/1985 tại tòa án liên bang Manhattan, với 22 bị cáo – hầu hết là người gốc Sicily – bị truy tố vì tội âm mưu buôn bán ma túy, rửa tiền, và tham gia tổ chức tội phạm có tổ chức. Đứng đầu danh sách bị cáo là Gaetano Badalamenti, cựu thủ lĩnh tối cao của mafia ở Palermo, người bị cáo buộc là kiến trúc sư của toàn bộ mạng lưới buôn bán heroin này. Badalamenti, từng bị mafia Sicilia loại khỏi quyền lực sau khi mất cuộc đấu quyền lực với nhóm Corleonesi của Riina, đã chuyển sang tập trung vào buôn lậu ma túy thông qua các mối quan hệ ở Mỹ.

Tranh vẽ một phiên xử án trong vụ “Pizza Connection“. Ảnh: The New York Times.

Vụ án diễn ra trong một tòa án được bảo vệ nghiêm ngặt, với nhân chứng ẩn danh, thẩm phán được bảo vệ bởi cận vệ vũ trang, và các biện pháp an ninh chặt chẽ chưa từng có. Phiên tòa kéo dài gần 17 tháng – lâu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ vào thời điểm đó – với hàng ngàn trang tài liệu, bản ghi âm điện thoại được nghe lén, và nhiều nhân chứng quan trọng. Trong đó, nổi bật là lời khai của Buscetta, cùng với Salvatore Contorno – một cựu sát thủ mafia khác cũng trở thành pentito – cung cấp thông tin chi tiết về cách thức tổ chức, phân phối, và vận chuyển heroin từ Sicily đến tận các đường phố ở Brooklyn.

Bước tiến lớn chống tội phạm xuyên quốc gia

Ngày 10/3/1987, bồi thẩm đoàn tuyên bố 18 trong số 22 bị cáo có tội. Badalamenti bị kết án 45 năm tù và bị phạt 125.000 USD. Các bị cáo khác cũng nhận những bản án từ vài năm đến hàng thập kỷ. Phiên tòa đã giáng một đòn mạnh vào mạng lưới ma túy quốc tế của mafia, và đánh dấu bước tiến lớn trong nỗ lực của Hoa Kỳ và Ý trong việc phối hợp chống lại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

Tuy nhiên, dù là một chiến thắng pháp lý vang dội, vụ án “Pizza Connection” cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Mạng lưới buôn bán ma túy không hề chấm dứt hoàn toàn sau phiên tòa. Các nhánh mới lại mọc lên, tinh vi và kín đáo hơn. Mafia Sicilia tiếp tục cuộc đấu tranh máu lửa ở quê nhà trong thập niên 1980–1990, với hàng trăm vụ giết người nhằm kiểm soát quyền lực, đặc biệt là dưới triều đại của Toto Riina – kẻ thù không đội trời chung của Badalamenti.

Vụ án “Pizza Connection” không chỉ là một câu chuyện về tội phạm ma túy, mà là bài học lịch sử cho thấy sự kết hợp giữa tội phạm truyền thống và kinh doanh hiện đại có thể tạo ra một hệ thống phân phối ma túy phức tạp và hiệu quả đến mức nào. Và nó cũng cho thấy: trong thế giới ngầm, nơi mọi thứ đều được che đậy bằng vẻ bình thường – kể cả một lát bánh pizza – thì sự tỉnh táo, kiên nhẫn và hợp tác quốc tế là những vũ khí thiết yếu để lật tẩy bóng tối.

Bí ẩn thế kỷ về cái chết của ông trùm Las Vegas năm 1947

Cái chết bất ngờ của ông trùm Bugsy, đến nay vẫn là bí ẩn chưa có lời giải, đã khép lại thời kỳ hoang dại của mafia và giấc mơ hoang đường mang tên Las Vegas.

Vào tối ngày 20/6/1947, trong căn biệt thự sang trọng tại Beverly Hills, California, Benjamin “Bugsy” Siegel – một trong những tay gangster hào nhoáng và khét tiếng nhất nước Mỹ – bị ám sát bằng một loạt đạn súng trường tự động bắn qua cửa sổ. Cái chết của ông không chỉ là một vụ thanh toán rúng động trong giới tội phạm có tổ chức, mà còn là dấu chấm hết cho một kỷ nguyên hoang dại, hào nhoáng và mơ mộng của thế giới ngầm thời hậu Thế chiến II.

Bugsy Siegel là một nhân vật nổi bật, nổi tiếng không chỉ bởi sự tàn nhẫn mà còn vì phong cách sống khác biệt hoàn toàn so với các trùm mafia truyền thống. Sinh năm 1906 tại Brooklyn, New York, trong một gia đình nhập cư gốc Do Thái, Siegel từ rất sớm đã dấn thân vào con đường tội phạm. Khi còn là thiếu niên, ông kết giao với Meyer Lansky – một người sau này trở thành "kế toán trưởng" của thế giới ngầm Mỹ. Hai người thành lập "Băng Do Thái" (Jewish Mob), hoạt động song song và có lúc hợp tác với Mafia gốc Ý trong thời kỳ bùng nổ tội phạm những năm 1920-1930.

Chân dung Tổng thống Colombia bị mafia âm mưu ám sát

Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho biết các băng đảng mafia âm mưu thực hiện vụ ám sát ông bằng tên lửa.

Chan dung Tong thong Colombia bi mafia am muu am sat
Theo trang Colombiaone ngày 18/2, Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho biết những tên tội phạm ma túy địa phương đã lên kế hoạch ám sát ông. Theo nhà lãnh đạo này, chúng có ý định tấn công máy bay tổng thống bằng tên lửa. Ảnh: colombiaone.com.