Hòa Bình: Kỳ lạ xây cầu chục tỷ nhưng “quên” làm đường lên xuống

Tại xã Kim Tiến, huyện Kim Bôi (Hòa Bình), có một công trình cấp thiết là cây cầu xóm Cháo bắc qua suối Rộc được xây dựng bằng bê tông cốt thép sừng sững, đứng giữa dòng nước. Thế nhưng, kỳ lạ thay mỗi khi nước lũ người dân muốn đi qua cầu thì buộc phải leo dây.
 

Qua tìm hiểu được biết, cầu bắc qua suối Rộc thuộc xóm Cháo được UBND huyện Kim Bôi phê duyệt lần một, với mức đầu tư 15 tỷ đồng, do UBND huyện Kim Bôi làm chủ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách huyện.
Đơn vị trúng thầu thi công là công ty TNHH xây dựng dịch vụ Huy Hà, ở phường Phương Lâm, TP.Hòa Bình, theo kế hoạch thi công cuối năm 2015, hoàn thành tháng 5/2016. Song, từ ngày hoàn thành phần cầu đến nay đã hơn 2 năm trôi qua, hạng mục quan trọng là đường dẫn lên cầu thì vẫn chưa thực hiện.
Trước khi xây cầu, người dân xã Kim Tiến đi qua suối Rộc bằng đường ngầm tràn. Tuy đường ngầm đã xuống cấp, nhưng xe cộ phương tiện vẫn đi lại an toàn. Tuy nhiên, khi nước lũ to không đi được ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Khi thấy đơn vị thi công làm cầu cứng bắc qua suối thay cho đường tràn cũ, người dân nơi đây rất phấn khởi. Để phục vụ thi công, công ty Huy Hà đã phá bỏ một đoạn đường tràn.
Đến nay, cầu xây xong đã hai năm. Đường dẫn lên cầu không có, đường tràn thì bị phá, vì vậy việc đi lại của người người dân xã Kim Tiến vốn đã khó khăn, lại càng khó khăn và nguy hiểm hơn rất nhiều, nhất là trong những ngày mưa lũ vừa qua.
Ông Bùi Trường Yên, Trưởng xóm Cháo 2, xã Kim Tiến phân trần: “Cuộc họp nào dân cũng bức xúc phản ánh, nhưng tôi cũng chỉ biết tiếp thu, báo cáo UBND xã Kim Tiến, rồi lãnh đạo xã lại tiếp thu… Thực sự, tôi rất mong cây cầu nhanh chóng hoàn thành, để người dân có cầu đi lại, mùa đông giá rét năm nay, các cháu học sinh mà phải lội suối đi học thì xót xa lắm”.
Hoa Binh: Ky la xay cau chuc ty nhung “quen” lam duong len xuong
 

Hoa Binh: Ky la xay cau chuc ty nhung “quen” lam duong len xuong-Hinh-2
 Hình ảnh khiến ai cũng nhìn cũng xót xa thay.
Theo ông Quách Đình Vận, Chủ tịch UBND xã Kim Tiến, cầu xóm Cháo, xã Kim Tiến là huyết mạch nối liền đường 12b từ thị trấn Bo đến Thác Mặt Trời. Tổng chiều dài toàn tuyến 4,6km, phục vụ đi lại của hơn 1.000 hộ dân xã Kim Tiến và phục vụ phát triển khu du lịch ,thác Mặt Trời. Cầu xóm Cháo chậm tiến độ làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Ông Vận cho biết thêm: “Khi huyện có chủ trương xây cầu mới bằng bê tông cốt thép, xã và nhân dân rất phấn khởi, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng làm đường dẫn. Khi thi công, đơn vị thi công đã phá đoạn đường ngầm thay vào đó là một cái cống, khi đi qua cống rất khó khăn và nguy hiểm, trận lũ vừa rồi đã trôi mất cống. Như vậy, con đường huyết mạch này đã bị chia cắt hoàn toàn, người dân phải tự đóng góp làm cầu tre đi tạm nhưng mỗi khi lũ lại bị cuốn trôi”.
Qua tìm hiểu được biết thêm, tại Công văn số 258A ngày 7/5/2014 của Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi khẳng định, cầu xóm Cháo, xã Kim Tiến là huyết mạch đi từ thị trấn Bo đến Thác Mặt Trời. Cầu xóm Cháo phục vụ trực tiếp cho việc đi lại lưu thông hàng hóa của 1.000 hộ dân xã Kim Tiến, cũng như nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và phát triển khu du lịch Thác Mặt Trời. Tại Công văn số 258A ngày 7/5/2014 Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cũng ghi rõ “Cầu xóm Cháo là công trình cấp thiết”.

Bên trong khu sinh thái ở Sóc Sơn được lãnh đạo xã gọi là 'nhà tạm'

Phó chủ tịch UBND xã Minh Phú (Sóc Sơn, Hà Nội) cho rằng những công trình xây dựng trên khuôn viên của Thiên Phú Lâm không phaải kiên cố mà chỉ là nhà tạm.

Ben trong khu sinh thai o Soc Son duoc lanh dao xa goi la 'nha tam'
 Với diện tích trải rộng hơn 3 ha giữa rừng phòng hộ trên địa bàn thôn Lâm Trường, xã Minh Phú (Sóc Sơn, Hà Nội), khu du lịch sinh thái Thiên Phú Lâm đi vào hoạt động từ năm 2017 và không lâu sau đã trở thành nơi thu hút đông đảo du khách.

Video: Lính thủy đánh bộ Mỹ xây cầu vượt sông cực nhanh

Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đã xây dựng một cây cầu tạm vượt sông Colorado dành cho các phương tiện bọc thép hạng nhẹ.

Video: Xem lính thủy đánh bộ Mỹ xây cầu vượt sông cực nhanh:

Phòng không Việt Nam và thách thức chiến tranh công nghệ cao

Chiến tranh công nghệ cao là cuộc chiến tranh mà vũ khí, trang bị công nghệ cao được sử dụng phổ biến, hoặc chúng là vũ khí phương tiện chủ yếu, có vai trò quyết định trong thực hiện các nhiệm vụ tác chiến.

Ngày nay với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ (CMKHCN) 4.0, hàng loạt các loại vũ khí công nghệ cao được nghiên cứu, thiết kế với ưu việt nhảy vọt về chất và tính năng kỹ chiến thuật; với những phương thức, thủ đoạn tác chiến quân sự tinh vi, kết hợp các hình thức tiến công: Tâm lý, kinh tế, ngoại giao... (phi vũ trang), nhằm nhanh chóng khuất phục đối phương.