Hồ sơ Tập đoàn Hóa chất Nhựa bị phạt, truy thu thuế 1,13 tỷ
Tập đoàn Hóa chất Nhựa được thành lập vào tháng 10/1999, do ông Bùi Tố Minh làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm đại diện theo pháp luật.
Theo VietnamFinacen đưa tin, Cục thuế TP Hà Nội vừa có kết luận thanh tra thuế tại Công ty cổ phần Tập đoàn hoá chất Nhựa, địa chỉ toà nhà Plaschem, số 562 Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên (Hà Nội).
Theo kết luận thanh tra của Cục thuế TP Hà Nội, tổng số tiền truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp của Công ty cổ phần Tập đoàn hóa chất Nhựa là hơn 1,13 tỷ đồng. Kết luận thanh tra nêu rõ, về vi phạm hành chính, công ty bị phạt tiền số tiền hơn 168,3 triệu đồng do có hành vi kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp; phạt tiền 6,5 triệu đồng do đã có hành vi sử dụng hoá đơn bất hợp pháp.
Kết luận thanh tra thuế tại Công ty Cổ phần Tập đoàn hóa chất Nhựa. (Ảnh: VietnamFinance).
Về biện pháp khắc phục hậu quả, nộp đủ số tiền thuế TNDN còn thiếu vào ngân sách nhà nước số tiền hơn 841,6 triệu đồng; nộp tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước số tiền gần 119,3 triệu đồng. Như vậy, tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp cuar Tập đoàn hóa chất Nhựa là hơn 1,13 tỷ đồng…
Tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp của PLASCHEM là hơn 1,13 tỷ đồng. (Ảnh: Nhà báo và Công luận).
Về Tập đoàn hoá chất Nhựa, Báo Nhà báo và Công luận dẫn thông tin trên trang website chính thức của doanh nghiệp này cho biết, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Nhựa (PLASCHEM) được thành lập vào tháng 10/1999, là một trong những tập đoàn kinh tế đa ngành lớn tại Việt Nam.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh chính của công ty là bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu.
Theo VietnamFinance, ngày 27/12/2023, PLASCHEM có vốn điều lệ 2.999,8 tỷ đồng. Cổ đông góp vốn không được đề cập.
Ông Bùi Tố Minh tại lễ khởi công dự án sân golf tại Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: ANTT/NĐT).
Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của PLASCHEM là ông Bùi Tố Minh. Ngoài các pháp nhân nói trên, được biết ông Bùi Tố Minh còn đứng tên đại diện một số doanh nghiệp khác như:
Công ty Cổ phần Pusamcap Sapa, Công ty Cổ phần Sân golf Silk Path Lào Cai, Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Hạ tầng Plaschem, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Plaschem, Công ty TNHH Khu công nghiệp Gò Công Tiền Giang, Công ty Cổ phần Điện Mặt trời miền Trung MK.
Thông tin về công ty thành viên của PLASCHEM. (Ảnh chụp màn hình).
Theo giới thiệu trên website https://plaschem.vn, trên hành trình 20 năm phát triển, PLASCHEM đã mở rộng mô hình kinh doanh và tập trung vào bốn lĩnh vực chính: Bao bì, bạt nhựa khổ lớn, kinh doanh dịch vụ vận tải, khách sạn, văn phòng cho thuê, kinh doanh bất động sản, đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.
Về công ty thành viên, trong lĩnh vực hạ tầng Khu công nghiệp có Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Khu công nghiệp Plaschem Hà Nam. Trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn nghỉ dưỡng, sân golf, gồm có các công ty: Công ty TNHH dịch vụ quản lý Silk Path Hotel & Resorts; Công ty TNHH Khách sạn Silk Path; Công ty cổ phần sân golf Silk Path; Công ty cổ phần Du lịch Xanh - Huế VNECO; Công ty cổ phần Pusamcap Sapa và Công ty cổ phần Á Châu Cần Thơ.
Theo An ninh tiền tệ/Người đưa tin, PLASCHEM hiện sở hữu hai nhà máy bao bì bạt nhựa Tú Phương tại Gia Lâm (Hà Nội). Đây là nhà máy đầu tư dây chuyền sản xuất hạt nhựa đầu tiên theo công nghệ nước ngoài vào năm 2001.
Đến năm 2012, nhà máy sản xuất bao bì Jumbo Tú Phương cũng được thành lập tại xã Dương Xá, Gia Lâm (Hà Nội) chuyên sản xuất các sản phẩm bao Jumbo - dùng để chứa đựng, lưu trữ và vận chuyển sản phẩm, nguyên vật liệu có tải trọng từ 500 kg đến 3.000 kg.
Đầu năm 2013, Tập đoàn mở rộng sản xuất vào khu vực phía Nam bằng việc xây dựng Nhà máy sản xuất bao AD* Star Tú Phương tại tỉnh Long An với tổng số vốn đầu tư là 15 triệu USD, tổng diện tích 20.000m2, sản lượng 13 triệu bao/ tháng (156 triệu bao/năm)…
Từ con gái Minh Nhựa, soi thói quen tiêu tiền xa xỉ của ái nữ đại gia Việt
(Kiến Thức) - Các tiểu thư, công tử nhà đại gia thế giới đã quá nổi tiếng với thói tiêu tiền như nước. Còn điểm chung của một số tiểu thư con nhà đại gia Việt là sở hữu xe sang, mua đồ hiệu xa xỉ và tận hưởng những chuyến du lịch sang chảnh.
Mấy ngày nay, cộng đồng mạng xôn xao bức ảnh hot girl tạo dáng bên siêu xe Pagani Huayra 80 tỷ và dàn sneaker yeezy đắt đỏ. Thân thế cô nàng được tiết lộ sau đó chính là tiểu thư nhà đại gia Minh Nhựa. Ảnh: Vietnamnet.
“Chân dung” ông chủ của 26 biệt thự Khai Sơn Hill xây không phép
(Kiến Thức) - Tự ý xây dựng 26 căn biệt thự khi chưa được cấp phép, chủ đầu tư dự án Khai Sơn Hill Long Biên có thân thế thế nào là điều dư luận đang xôn xao hiện nay.
Dự án Khu nhà ở thấp tầng TT1 – Biệt thự Khai Sơn Hill (Khai Sơn Hill) đang gây xôn xao dư luận khi nghiễm nhiên xây dựng 26 căn biệt thự dù chưa được cấp phép xây dựng. Chủ đầu tư của dự án này là Công ty Cổ phần Khai Sơn Chi nhánh Hà Nội có địa chỉ tại số 22 Ngõ Huế, phường Ngô Thì Nhậm, Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội).
Theo website http://khaison.vn, Công ty cổ phần Khai Sơn – Chi Nhánh Hà Nội là văn phòng đại diện của Công ty cổ phần Khai Sơn có địa chỉ tại tỉnh Bắc Ninh, được thành lập ngày năm 1994 với số vốn điều lệ ban đầu là 828 triệu đồng. Công ty Khai Sơn do 3 thành viên sáng lập: Ông Trần Trung Kha, bà Nguyễn Thị Loan và ông Nguyễn Văn Nghiêm. Ban đầu, công ty này chủ yếu sản xuất gạch, tấm lợp fibro xi măng.
Thông tin trên Nhadautu.vn cho hay, năm 2008, Công ty Khai Sơn tăng vốn điều lệ lên 365 tỷ đồng và năm 2011 tiếp tục tăng lên 448 tỷ đồng. Hiện nay, công ty này đã tăng vốn lên gần 1.000 tỷ đồng và do ông Trần Quang Khai (con trai ông Trần Trung Kha) làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.
Công ty Khai Sơn bắt đầu gây chú ý trên thị trường bất động sản từ việc đầu tư vào dự án Khu đô thị Khai Sơn – Thuận Thành thuộc địa phận xã Xuân Lâm, Thuận Thành, Bắc Ninh.
Đáng nói là, ngày 23/1/2007, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh mới có Quyết định số 118/QĐ-UBND phê duyệt kết quả đấu thầu với kết quả Công ty Khai Sơn trúng thầu, tuy nhiên, trước đó vào thời điểm cơn sốt đất năm 2005, Công ty Khai Sơn đã “cầm đèn chạy trước ô tô” bằng việc tự đền bù giải phóng mặt bằng và bán đất cho người dân.
Nhiều chợ đầu mối vắng khách, tiểu thương đóng cửa sớm
Nhiều chợ đầu mối ở Hà Nội vắng hoe, 2 giờ chiều tiểu thương đã đóng cửa. Nguyên nhân là do doanh nghiệp chuyển sang bán trên kênh thương mại điện tử.
Tết Nguyên đán là mùa mua sắm cuối năm song tình trạng cửa hàng kinh doanh đóng cửa lại diễn ra trên nhiều tuyến phố trung tâm như Kim Mã, Phố Huế, Giảng Võ… và thực trạng này diễn ra ở cả những phố cổ sầm uất của quận Hoàn Kiếm.
Hàng hóa ế ẩm, tiểu thương ngóng người mua
Những căn nhà mặt tiền cho thuê với giá từ vài chục triệu tới hàng trăm triệu đồng/tháng, nay bỏ trống… chờ khách tới thuê.
Nguyên nhân khiến tiểu thương trả mặt bằng là do kinh doanh offline ế ẩm nên chuyển lên online.
Tại Hội nghị Tổng kết ngành Công Thương mới đây, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Chu Xuân Kiên, chia sẻ qua đi kiểm tra tình hình thị trường thấy rằng hiện nay đường phố Hà Nội cửa hàng, cửa hiệu đóng cửa, cho thuê nhiều.
"Tới chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm) thấy vắng hoe, 2 giờ chiều nhiều tiểu thương đã đóng cửa, chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm) cũng vậy" - ông Kiên cho hay. Nguyên nhân là do doanh nghiệp chuyển sang bán trên kênh thương mại điện tử.
Theo số liệu khảo sát, trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến tới 4 lần/ tháng. Với thị trường gần 100 triệu dân, chiếm 1,23% dân số thế giới, lại nằm cạnh các thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN… cho thấy tiềm năng phát triển thương mại điện tử của Việt Nam còn rất lớn.
Theo thống kê, Việt Nam hiện có 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa, 9.000 chợ truyền thống, 54.008 doanh nghiệp bán lẻ và 208.995 doanh nghiệp bán buôn.