H&M bị tố dùng lao động là tù nhân TQ đóng gói sản phẩm

Nhà bán lẻ thời trang H&M cùng 2 đại gia sản xuất khác cho biết đang tiến hành điều tra các thông tin liên quan tới cáo buộc sử dụng lao động tù nhân ở Trung Quốc.

Hãng bán lẻ thời trang H&M (Thuỵ Điển) và C&A (Hà Lan) cùng với nhà sản xuất đồ gia dụng nổi tiếng của Mỹ 3M mới đây bị cáo buộc sử dụng tù nhân tại Trung Quốc để đóng gói sản phẩm trong một bài báo của tờ Financial Times.
Trong bài báo trên, một điều tra viên người Anh tên là Peter Humphrey – người bị tù giam tại Trung Quốc – nói rằng ông đã chứng kiến các bạn tù của mình đóng gói sản phẩm mang tên thương hiệu của các công ty này.
3M, H&M và C&A bị tố sử dụng lao động tù nhân tại Trung Quốc. Ảnh: CNN.
 3M, H&M và C&A bị tố sử dụng lao động tù nhân tại Trung Quốc. Ảnh: CNN.
Ông Humphrey bị bắt tại Trung Quốc vào năm 2013, khi công ty tư vấn rủi ro của ông thu thập trái phép dữ liệu cá nhân của công dân Trung Quốc trong quá trình làm việc cho các khách hàng doanh nghiệp. Ông một mực phủ nhận các cáo buộc nhưng cuối cùng bị kết án 2 năm tù giam vào năm 2014.
"Những người cùng trại giam với tôi đã đóng gói bao bì sản phẩm và tôi nhận ra vài thương hiệu nổi tiếng 3M, C&A, H&M", ông Humphrey cho biết trong bài báo trên Financial Times.
Ông Humphrey cũng nói các công ty trên có thể cũng không biết rằng sản phẩm của họ được đóng gói bởi tù nhân. "Các tù nhân Trung Quốc được trả khoảng 120 nhân dân tệ (19 USD) mỗi tháng cho thành quả lao động của mình", ông Humphrey cho biết thêm.
Đây là con số rất nhỏ so với mức lương trung bình của ngành công nghiệp sản xuất khổng lồ của Trung Quốc.
Phản ứng trước thông tin này, 3M - được biết đến với các sản phẩm nổi tiếng như băng dính chịu lực Scotch Tape hay giấy ghi chú Post it, nói rằng công ty này “không liên quan hay có hoạt động sản xuất trong điều kiện bóc lột lao động, và chúng tôi không biết có bất cứ nhà cung cấp nào của 3M tại Trung Quốc sử dụng tù nhân”.
"Chúng tôi đang thực hiện nghiêm túc các cam kết và đang tiến hành điều tra thông tin của ông Humphrey”, công ty có trụ sở tại Minnesota, Mỹ cho biết trong một thông cáo.
H&M cũng cho rằng các cáo buộc của ông Humphrey là sai sự thật và nói đang nghiêm túc xem xét chúng.
"Chúng tôi đang tìm hiểu các thông tin chi tiết hơn cùng với đội ngũ tại Trung Quốc của mình, để tiến hành một cuộc điều tra”, hãng thời trang Thuỵ Điển cho biết đồng thời nói thêm, rằng việc sử dụng lao động là tù nhân “vi phạm nghiêm trọng các quy định mà các nhà cung cấp của chúng tôi phải tuân thủ”.
Trong khi đó, C&A khẳng định không biết việc chuỗi cung ứng của mình tại Trung Quốc có sử dụng lao động tù nhân hay không, nhưng sẽ “cố gắng lấy thêm thông tin về vụ việc để tiến hành một cuộc điều tra chính thức”.
Công ty Hà Lan cũng cho biết có các quy trình để xác định liệu việc thực hiện các hợp đồng phụ có sử dụng lao động ép buộc hay không.
Trong bài báo trên Financial Times, ông Humphrey không nêu rõ các tù nhân tại trại giam của ông có bị ép thực hiện việc đóng gói cho các nhãn hiệu trên hay không.
Bộ Tư pháp Trung Quốc không đưa ra phản hồi các câu hỏi liên quan tới vấn đề lao động tù nhân. Trong khi đó, nhà tù Thượng Hải, nơi ông Humphrey bị giam giữ, từ chối đưa ra bình luận.
Vài năm gần đây, chính phủ Mỹ đã vào cuộc nhằm chống lại tình trạng ép buộc tù nhân lao động tại Trung Quốc và một số nước khác. Theo một báo cáo vào năm ngoái của Uỷ ban đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung – tổ chức được thành lập bởi Quốc hội Mỹ, để giám sát mối quan hệ giữa hai quốc gia, cho biết Trung Quốc vẫn đang sử dụng mạng lưới tù nhân và ép buộc họ tham gia sản xuất hàng hoá xuất khẩu.

Hoa bưởi đầu mùa giá “chát” 200.000 đồng/kg hút khách Hà Nội

(Kiến Thức) - Hoa bưởi đầu mùa đã trở thành món hàng đặc trưng sau Tết Nguyên đán ở Hà Nội. Hoa bưởi không bán theo bó, theo bông mà bán theo cân, giá bán cũng khá đắt đỏ: 200.000 - 250.000 đồng/kg.

Hoa bưởi đầu mùa đang trở thành món hàng hot sau dịp Tết Nguyên đán ở Hà Nội. Hoa bưởi được bán nhiều nhất trên các phố Hàng Ngang, Đồng Xuân, Xã Đàn, đường Phạm Ngọc Thạch…
 Hoa bưởi đầu mùa đang trở thành món hàng hot sau dịp Tết Nguyên đán ở Hà Nội. Hoa bưởi được bán nhiều nhất trên các phố Hàng Ngang, Đồng Xuân, Xã Đàn, đường Phạm Ngọc Thạch… 
Những xe hàng rong chở đầy hoa bưởi đầu mùa.
  Những xe hàng rong chở đầy hoa bưởi đầu mùa. 
Hương hoa bưởi tháng 3 lan tỏa khiến nhiều người đi đường tỏ ra thích thú và dừng lại mua.
Hương hoa bưởi tháng 3 lan tỏa khiến nhiều người đi đường tỏ ra thích thú và dừng lại mua. 
Giá hoa bưởi hiện được bán với mức từ 200.000 đến 250.000 đồng/kg tùy chất lượng.
Giá hoa bưởi hiện được bán với mức từ 200.000 đến 250.000 đồng/kg tùy chất lượng. 
Riêng hoa bưởi đã rụng khỏi cành được bán rẻ hơn, khoảng 150.000 đồng/kg.
Riêng hoa bưởi đã rụng khỏi cành được bán rẻ hơn, khoảng 150.000 đồng/kg. 
Theo những người bán hàng, hoa bưởi được lấy từ các vườn ở Hòa Bình, Cầu Diễn (Hà Nội).
Theo những người bán hàng, hoa bưởi được lấy từ các vườn ở Hòa Bình, Cầu Diễn (Hà Nội).
Ngoài bưởi ta còn có hoa bưởi Mỹ Polo.
 Ngoài bưởi ta còn có hoa bưởi Mỹ Polo. 
Hầu hết hoa được lấy từ cây bưởi tơ, hay bưởi lứa đầu sắp ra quả.
Hầu hết hoa được lấy từ cây bưởi tơ, hay bưởi lứa đầu sắp ra quả. 
Vì lứa quả đầu nếu đậu bằng hoa này sẽ chua và nhạt hơn các lứa sau nên nhà vườn thường tỉa hoa đi bán. Và đây nhanh chóng trở thành món hàng "đặc trưng" hút khách Hà Nội.
Vì lứa quả đầu nếu đậu bằng hoa này sẽ chua và nhạt hơn các lứa sau nên nhà vườn thường tỉa hoa đi bán. Và đây nhanh chóng trở thành món hàng "đặc trưng" hút khách Hà Nội.
Khách không chỉ mua để ướp trà, bột sắn hoặc lấy tinh dầu...
Khách không chỉ mua để ướp trà, bột sắn hoặc lấy tinh dầu... 
...nhiều người còn mua về để trong nhà cho thơm hay khách nước ngoài mua vài chùm để chơi vì thấy lạ.
...nhiều người còn mua về để trong nhà cho thơm hay khách nước ngoài mua vài chùm để chơi vì thấy lạ.
  
Vì vậy mà hoa bưởi đầu mùa luôn đắt khách, ai cũng muốn mua một ít để chuẩn bị đón tháng 3 về.
Vì vậy mà hoa bưởi đầu mùa luôn đắt khách, ai cũng muốn mua một ít để chuẩn bị đón tháng 3 về.   
Video: "Hương hoa bưởi tháng 3 Hà Nội". Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Tiết lộ ít ai ngờ về hàng hiệu Zara và H&M

Được coi là những thương hiệu thời trang bình dân trên thế giới, nhưng khi về Việt Nam, Zara và H&M làm nhiều người thất vọng về mẫu mã, chất liệu và giá cả.

Sau khi ra mắt rầm rộ tại TP.HCM, Zara và H&M lại tạo nên cơn sốt tại Hà Nội. H&M Hà Nội báo số lượng khách mua sắm vượt cả tại TP.HCM với 13.000 lượt trong ngày đầu tiên.

Soi “sức khỏe” loạt dự án BĐS lớn tại Hà Nội vừa đổi chủ

(Kiến Thức) - Thị trường Hà Nội vừa ghi nhận nhiều thương vụ chuyển nhượng dự án bất động sản lớn, quy mô tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng như dự án CT2 –Usilk City, gần đây là Kosmo Tây Hồ…

Theo thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội, năm vừa qua thị trường Hà Nội đã ghi nhận nhiều thương vụ chuyển nhượng dự án bất động sản lớn, quy mô tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Trong đó đáng chú ý là dự án CT2 –Usilk City, một phần dự án Dophin Plaza và gần đây là Kosmo Tây Hồ…

1. Kosmo Tây Hồ
Theo Quyết định số 7956/QĐ-UBND ngày 15/11/2017 của UBND thành phố Hà Nội đã cho phép Công ty TNHH MTV Ứng dụng công nghệ mới và du lịch - NEWTATCO chuyển nhượng Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco (tên thương mại là Kosmo Tây Hồ) tại phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội cho Công ty TNHH Bất động sản Tây Hồ View.
Phối cảnh dự án Kosmo Tây Hồ. Ảnh: Internet.
Phối cảnh dự án Kosmo Tây Hồ. Ảnh: Internet. 
Kosmo Tây Hồ có tổng diện tích đất 10.895m2, gồm 3 khối tháp 21-35 tầng với tổng số 648 căn hộ. Tổng mức đầu tư 1.354 tỷ đồng, trong đó vốn tự có 301 tỷ đồng và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác khoảng 1.052 tỷ đồng. Dự án đang được triển khai đầu tư và dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 3/2019.
2. Dophin Plaza
Theo Quyết định số 7168/QĐ-UBND của UBND thành phố ban hành ngày 13/10/2017, Công ty CP TID chủ đầu tư dự án Dophin Plaza (số 28 đường Trần Bình, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã chuyển nhượng giai đoạn 2 cho Công ty Cổ phần Dolphin 2 Việt Nam.
Phần chuyển nhượng thuộc giai đoạn 2 của dự án là toà tháp cao 25 tầng và 2 tầng hầm, có tổng mức đầu tư 235 tỷ đồng. Dự án dự kiến hoàn thành vào quý 4/2019.
Dự án Dolphin Plaza. Ảnh: muabannhadat.
 Dự án Dolphin Plaza. Ảnh: muabannhadat.

Trước đó, dự án Dolphin Plaza từng gây xôn xao dư luận vì bị chủ đầu tư đem thế chấp tại Ngân hàng PvcomBank cầm cố - ngân hàng từng hỗ trợ lãi suất cho khách hàng khi mua dự án.

Câu chuyện bắt nguồn từ bà Nguyễn Thị Hương, chủ nhân một căn hộ tại dự án chung cư trên, sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đã làm các thủ tục để thế chấp căn hộ tại Agribank chi nhánh Bắc Hà Nội.

Tuy nhiên, tại đây bà Hương nhận được thông tin “Dolphin Plaza đã bị chủ đầu tư mang thế chấp”. Có sự tham gia của báo chí, buổi tối cùng ngày, trường hợp của bà Hương mới được giải quyết.

Sau đó, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đình Lâm, Chủ tịch HĐQT Pvcombank đã xác nhận chung cư cao cấp Dolphin Plaza đang được thế chấp tại ngân hàng này.

3. Dự án Tòa nhà hỗn hợp AZ Lâm Viên
Ngày 21/8/2017, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 5771/QĐ-UBND về việc cho phép Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Lâm Viên chuyển nhượng toàn bộ dự án Tòa nhà hỗn hợp AZ Lâm Viên tại số 107 Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho Công ty Cổ phần Bất động sản AZ.
Dự án AZ Lâm Viên Complex khi đang thi công dở. Ảnh: Texo.com.
 Dự án AZ Lâm Viên Complex khi đang thi công dở. Ảnh: Texo.com.
Quy mô dự án cao 29 tầng, không kể 02 tầng hầm, theo quyết định cho phép chuyển nhượng, quy mô sử dụng đất là 2.467 m2. Trong đó 1.954m2 nằm ngoài chỉ giới đường đỏ để xây dựng tòa nhà hỗn hợp, sân, đường nội bộ, cây xanh, trạm biến áp, bãi đỗ xe, tầng hầm; 513m2 đất nằm trong chỉ giới đường đỏ để làm vỉa hè, đường giao thông sử dụng chung cho khu vực, sau khi xây dựng xong bàn giao cho cơ quan chuyên ngành quản lý, sử dụng vào mục đích công cộng. Dự án AZ Lâm Viên sau nhiều lần tái khởi động thì lại tiếp tục tạm dừng.
4. Dự án Khu đô thị mới Văn Khê mở rộng
Tháng 3/2017 thành phố Hà Nội cũng đã chính thức cho phép Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long chuyển nhượng một phần dự án Khu đô thị mới Văn Khê mở rộng (Tòa CT2-105 thuộc lô đất CT2) tại phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội cho Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát Thủ đô. Cụ thể, diện tích lô đất chuyển nhượng là 10.675,1m2, diện tích xây dựng công trình là 4.305,69 m2.
Dự án Usilk City sau khi được chuyển nhượng. Ảnh: NDH.
 Dự án Usilk City sau khi được chuyển nhượng. Ảnh: NDH.
Dự án gồm 1 khối nhà 50 tầng và phần diện tích tầng hầm nằm trong phạm vi lô đất chuyển nhượng, tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng. Sở Xây dựng cũng đã chấp thuận điều chỉnh tiến độ của dự án này, theo đó dự kiến quý I/2018 sẽ hoàn thành công tác thi công hoàn thiện công trình và sân vườn, cảnh quan.
Mời quý độc giả xem video "Hàng loạt dự án BĐS dùng chiêu đổi tên để đẩy hàng". Nguồn: VTV1.