Hình ảnh Trung Quốc mở rộng “cướp” đất trái phép ở Hoàng Sa

(Kiến Thức) - Trung Quốc không chỉ tiến hành cải tạo đất phi pháp ở Trường Sa, mà còn mở rộng bồi đắp phi pháp tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Hành động ngang ngược cướp đất phi pháp ở Hoàng Sa của Trung Quốc đã được Tờ The Diplomat vừa công bố bằng chứng hình ảnh vệ tinh mới nhất.
Hinh anh Trung Quoc mo rong “cuop” dat trai phep o Hoang Sa
 Ảnh vệ tinh độ phân giải cao chụp ngày 17/3 cho thấy công trình bồi đắp đất trái phép của Bắc Kinh trên đảo Phú Lâm.
Trước đó, các hình ảnh chất lượng cao chụp hôm 17/3 cho thấy, đảo Phú Lâm (vốn do Trung Quốc chiếm đóng phi pháp từ năm 1956) đang chứng kiến một cuộc mở rộng đường băng và các cơ sở sân bay trên quy mô lớn.
Chỉ trong vòng năm tháng gần đây, một bãi đáp 2.400 mét đã hoàn toàn được thay thế bằng đường băng bê tông kiên cố dài 2.920 mét. Chưa kể, bóng dáng của một sân đỗ mới cùng những tòa nhà lớn liền kề cũng đang dần hiện diện nơi đây. Trung Quốc không chỉ tiến hành cải tạo đất trái phép ở quần đảo Trường Sa, mà còn ngang nhiên thực hiện điều tương tự ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Hinh anh Trung Quoc mo rong “cuop” dat trai phep o Hoang Sa-Hinh-2
 Ảnh chụp trên đảo Quang Hòa.
Trong khi đó, các hình ảnh vệ tinh cho thấy, diện tích dải đất bồi đắp phi pháp bao quanh đảo Quang Hòa, mà Bắc Kinh dùng vũ lực chiếm đóng trái phép hồi năm 1974, đã tăng xấp xỉ 50% kể từ hồi tháng 4/2014.
Tờ The Diplomat cũng nêu rõ, tại đảo Quang Hòa có một đơn vị đồn trú quân sự, bốn vòm radar, một xưởng sản xuất bê tông và một cảng gần đây mới được mở rộng thông qua hoạt động nạo vét. Bức tường gia cố đang được xây dựng bao quanh dải đất bồi đắp đó. Trên đảo Duy Mộng (ở phía đông bắc đảo Quang Hòa), các tòa nhà mới cũng xuất hiện.

Mỹ: Biển Đông nên giải quyết theo cách Đặng Tiểu Bình

(Kiến Thức) - Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger cho rằng, Mỹ và Trung Quốc nên cẩn trọng theo cách của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông.

Trong cuộc gặp gỡ với báo giới ở Singapore ngày 28/3, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger dưới thời Tổng thống Richard Nixon nói rằng, cả Bắc Kinh và Washington nên “gạt bỏ các cuộc tranh luận” xoay quanh cuộc tranh chấp ở Biển Đông. “Cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã giải quyết một vài vấn đề của ông ấy dựa trên phương châm rằng không nhất thiết mọi điều đều phải xử lý ở thế hệ hiện tại. Có lẽ chúng ta hãy để việc đó cho thế hệ sau, nhưng đừng làm cho nó trở nên xấu đi”, ông Kessinger nói.
My: Bien Dong nen giai quyet theo cach Dang Tieu Binh
 Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ, năm nay 91 tuổi, được nhìn nhận là “kiến trúc sư” trong chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc năm 1972 của Tổng thống Nixon, mở ra trang mới trong mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Nhà lập pháp Philippines hiến kế ngăn Trung Quốc trên Biển Đông

(Kiến Thức) - Trong một cuộc trao đổi, thành viên đảng đối lập Philippines, Neri Colmenares hiến kế để ngăn hành vi hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Giữa bối cảnh hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đang đẩy nhanh hoạt động cải tạo đất trái phép ở Đá Vành Khăn (thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam), thành viên đảng đối lập Bayan Muna kêu gọi Tổng thống Benigno Aquino III củng cố tốt hơn nữa các khu vực mà Manila đang kiểm soát (trái phép) trên Biển Đông.