Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

SPOTLIGHT

Photo

Hình ảnh ấn tượng của sứ mệnh trở lại Mặt Trăng

29/11/2022 16:40

Chuyến bay Artemis I mở đầu hành trình trở lại Mặt Trăng của NASA sau khi sứ mệnh Apollo kết thúc cách đây nửa thế kỷ.

Theo Phúc Thịnh/Zing
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Hệ thống Phóng Không gian (SLS) được phóng thành công vào rạng sáng 16/11 (giờ Mỹ), mang theo tàu vũ trụ Orion cho sứ mệnh Artemis I, kéo dài 25,5 ngày. Đây là chuyến bay không người lái, khởi đầu sứ mệnh trở lại Mặt Trăng của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sau 50 năm. Đợt phóng diễn ra tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy, Florida sau nhiều lần trì hoãn.
Hệ thống Phóng Không gian (SLS) được phóng thành công vào rạng sáng 16/11 (giờ Mỹ), mang theo tàu vũ trụ Orion cho sứ mệnh Artemis I, kéo dài 25,5 ngày. Đây là chuyến bay không người lái, khởi đầu sứ mệnh trở lại Mặt Trăng của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sau 50 năm. Đợt phóng diễn ra tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy, Florida sau nhiều lần trì hoãn.
Hình ảnh được chụp ít lâu sau khi phóng SLS, cho thấy một trong 4 tấm pin Mặt Trời của Orion lúc tàu vũ trụ tách khỏi tên lửa. Theo Gizmodo, những tấm pin được gắn vào European Service Module, bộ phận cung cấp điện, nước, oxy và điều chỉnh nhiệt độ trên khoang tàu.
Hình ảnh được chụp ít lâu sau khi phóng SLS, cho thấy một trong 4 tấm pin Mặt Trời của Orion lúc tàu vũ trụ tách khỏi tên lửa. Theo Gizmodo, những tấm pin được gắn vào European Service Module, bộ phận cung cấp điện, nước, oxy và điều chỉnh nhiệt độ trên khoang tàu.
Khoảnh khắc Orion tách khỏi Interim Cryogenic Propulsion Stage (ICPS). Đây là tầng trên của tên lửa SLS, chứa động cơ đẩy tàu vũ trụ tiếp cận quỹ đạo quanh Mặt Trăng. Trong khi tên lửa đẩy và thùng nhiên liệu của SLS đã rơi xuống biển sau khi phóng, ICPS quay quanh quỹ đạo Mặt Trời cho đến khi ngừng hoạt động.
Khoảnh khắc Orion tách khỏi Interim Cryogenic Propulsion Stage (ICPS). Đây là tầng trên của tên lửa SLS, chứa động cơ đẩy tàu vũ trụ tiếp cận quỹ đạo quanh Mặt Trăng. Trong khi tên lửa đẩy và thùng nhiên liệu của SLS đã rơi xuống biển sau khi phóng, ICPS quay quanh quỹ đạo Mặt Trời cho đến khi ngừng hoạt động.
Tàu vũ trụ Orion tiếp cận bề mặt Mặt Trăng vào ngày 21/11, ảnh chụp cho thấy Trái Đất phía xa. Orion cũng bay qua Tranquility Base, nơi Neil Armstrong và Buzz Aldrin đặt chân lên Mặt Trăng ngày 20/7/1969. Đây là lần đầu tiên sau 50 năm, NASA đưa tàu vũ trụ tiếp cận Mặt Trăng từ khi sứ mệnh Apollo kết thúc.
Tàu vũ trụ Orion tiếp cận bề mặt Mặt Trăng vào ngày 21/11, ảnh chụp cho thấy Trái Đất phía xa. Orion cũng bay qua Tranquility Base, nơi Neil Armstrong và Buzz Aldrin đặt chân lên Mặt Trăng ngày 20/7/1969. Đây là lần đầu tiên sau 50 năm, NASA đưa tàu vũ trụ tiếp cận Mặt Trăng từ khi sứ mệnh Apollo kết thúc.
Ảnh trắng đen của Trái Đất được chụp ngày 17/11 bởi camera điều hướng quang học của Orion. Thiết bị này sẽ giúp tàu vũ trụ định hướng trong không gian tốt hơn, bằng cách chụp ảnh Trái Đất và Mặt Trăng ở các pha khác nhau. Đây là công nghệ đang được NASA thử nghiệm để tiếp tục nâng cấp cho các sứ mệnh Artemis tiếp theo.
Ảnh trắng đen của Trái Đất được chụp ngày 17/11 bởi camera điều hướng quang học của Orion. Thiết bị này sẽ giúp tàu vũ trụ định hướng trong không gian tốt hơn, bằng cách chụp ảnh Trái Đất và Mặt Trăng ở các pha khác nhau. Đây là công nghệ đang được NASA thử nghiệm để tiếp tục nâng cấp cho các sứ mệnh Artemis tiếp theo.
Module chứa pin Mặt Trời của Orion đang xoay. Video được ghi bởi một trong các camera gắn tại đầu module. Tàu vũ trụ này trang bị tổng cộng 16 camera khác nhau.
Module chứa pin Mặt Trời của Orion đang xoay. Video được ghi bởi một trong các camera gắn tại đầu module. Tàu vũ trụ này trang bị tổng cộng 16 camera khác nhau.
Một camera khác trên cụm pin Mặt Trời chụp lại khoang tàu vũ trụ Orion vào 19/11, ngày thứ 3 của sứ mệnh. Những hình ảnh này được chụp thường xuyên để kiểm tra tình trạng tàu vũ trụ trong quá trình di chuyển đến Mặt Trăng. NASA được cho đã gặp một số vấn đề nhưng theo đánh giá, tàu vũ trụ vẫn hoạt động “vượt ngoài mong đợi”.
Một camera khác trên cụm pin Mặt Trời chụp lại khoang tàu vũ trụ Orion vào 19/11, ngày thứ 3 của sứ mệnh. Những hình ảnh này được chụp thường xuyên để kiểm tra tình trạng tàu vũ trụ trong quá trình di chuyển đến Mặt Trăng. NASA được cho đã gặp một số vấn đề nhưng theo đánh giá, tàu vũ trụ vẫn hoạt động “vượt ngoài mong đợi”.
Khoang tàu Orion trong sứ mệnh Artemis I chỉ có các hình nộm mô phỏng phi hành gia. Một con búp bê Snoopy (lơ lửng dưới màn hình) được dùng làm vật chỉ báo không trọng lực. Đến ngày thứ 5 của sứ mệnh, tàu vũ trụ đã di chuyển 374.467 km.
Khoang tàu Orion trong sứ mệnh Artemis I chỉ có các hình nộm mô phỏng phi hành gia. Một con búp bê Snoopy (lơ lửng dưới màn hình) được dùng làm vật chỉ báo không trọng lực. Đến ngày thứ 5 của sứ mệnh, tàu vũ trụ đã di chuyển 374.467 km.
Ảnh Mặt Trăng chụp bởi camera điều hướng quang học của Orion ngày 21/11, trước khi tàu vũ trụ tiếp cận Mặt Trăng với khoảng cách gần nhất. Tại thời điểm chụp ảnh, Orion di chuyển với tốc độ 3.425 km/h.
Ảnh Mặt Trăng chụp bởi camera điều hướng quang học của Orion ngày 21/11, trước khi tàu vũ trụ tiếp cận Mặt Trăng với khoảng cách gần nhất. Tại thời điểm chụp ảnh, Orion di chuyển với tốc độ 3.425 km/h.
Ảnh chụp bởi Orion cho thấy Trái Đất nhỏ bé giữa không gian sâu thẳm. Judd Frieling, Giám đốc phụ trách chuyến bay Artemis I cho biết các nhân viên tại Trung tâm Vũ trụ Johnson, nơi điều hành sứ mệnh đã "choáng ngợp" khi nhìn thấy hình ảnh gửi về từ Orion. Ngay cả kỹ sư không lưu cũng "hoàn toàn kinh ngạc" khi tàu vũ trụ tiếp cận bề mặt Mặt Trăng.
Ảnh chụp bởi Orion cho thấy Trái Đất nhỏ bé giữa không gian sâu thẳm. Judd Frieling, Giám đốc phụ trách chuyến bay Artemis I cho biết các nhân viên tại Trung tâm Vũ trụ Johnson, nơi điều hành sứ mệnh đã "choáng ngợp" khi nhìn thấy hình ảnh gửi về từ Orion. Ngay cả kỹ sư không lưu cũng "hoàn toàn kinh ngạc" khi tàu vũ trụ tiếp cận bề mặt Mặt Trăng.
Orion tiếp cận thành công bề mặt Mặt Trăng vào ngày 21/11, vị trí cách bề mặt khoảng 130 km. Đây là giai đoạn quan trọng của quá trình đổi hướng để tàu vũ trụ đi vào quỹ đạo. Một động cơ khác sẽ được kích hoạt để hỗ trợ quá trình này.
Orion tiếp cận thành công bề mặt Mặt Trăng vào ngày 21/11, vị trí cách bề mặt khoảng 130 km. Đây là giai đoạn quan trọng của quá trình đổi hướng để tàu vũ trụ đi vào quỹ đạo. Một động cơ khác sẽ được kích hoạt để hỗ trợ quá trình này.
Một video ấn tượng khác khi Trái Đất dần lộ diện phía sau Mặt Trăng, được quay vào ngày thứ 6 của sứ mệnh. Sau khi vào quỹ đạo, Orion tiếp tục di chuyển trong khoảng một tuần, trước khi trở lại Trái Đất bằng cách đáp xuống Thái Bình Dương vào ngày 11/12. NASA sẽ tiếp tục chia sẻ hình ảnh được gửi từ camera của tàu vũ trụ.
Một video ấn tượng khác khi Trái Đất dần lộ diện phía sau Mặt Trăng, được quay vào ngày thứ 6 của sứ mệnh. Sau khi vào quỹ đạo, Orion tiếp tục di chuyển trong khoảng một tuần, trước khi trở lại Trái Đất bằng cách đáp xuống Thái Bình Dương vào ngày 11/12. NASA sẽ tiếp tục chia sẻ hình ảnh được gửi từ camera của tàu vũ trụ.
Hình ảnh được chụp vào ngày thứ 9 của sứ mệnh, cho thấy Trái Đất và một tấm pin Mặt Trời của Orion. Artemis I là bước khởi đầu cho sứ mệnh đưa con người trở lại Mặt Trăng của NASA. Cơ quan này dự kiến đưa phi hành gia lên chuyến bay Artemis II, dự kiến phóng vào năm 2024. Đến 2025, chuyến bay Artemis III sẽ đưa con người đáp xuống bề mặt Mặt Trăng lần tiếp theo sau 50 năm.
Hình ảnh được chụp vào ngày thứ 9 của sứ mệnh, cho thấy Trái Đất và một tấm pin Mặt Trời của Orion. Artemis I là bước khởi đầu cho sứ mệnh đưa con người trở lại Mặt Trăng của NASA. Cơ quan này dự kiến đưa phi hành gia lên chuyến bay Artemis II, dự kiến phóng vào năm 2024. Đến 2025, chuyến bay Artemis III sẽ đưa con người đáp xuống bề mặt Mặt Trăng lần tiếp theo sau 50 năm.

Bạn có thể quan tâm

MC Hoàng Linh trước lùm xùm bị phạt

MC Hoàng Linh trước lùm xùm bị phạt

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Top tin bài hot nhất

Hé lộ danh tính gái xinh được ví như thiên thần sân cầu lông

Hé lộ danh tính gái xinh được ví như thiên thần sân cầu lông

17/07/2025 07:00
Xuất thân bần nông, Chu Nguyên Chương trị quốc thế nào?

Xuất thân bần nông, Chu Nguyên Chương trị quốc thế nào?

17/07/2025 06:42
NASA tung ảnh Mặt trời gần nhất từng có, gây choáng ngợp

NASA tung ảnh Mặt trời gần nhất từng có, gây choáng ngợp

16/07/2025 14:40
Hóa thạch lười đất khổng lồ có thể khiến lịch sử viết lại

Hóa thạch lười đất khổng lồ có thể khiến lịch sử viết lại

16/07/2025 12:20
Dự đoán ngày mới 18/7/2025 cho 12 con giáp: Dậu bộn tiền

Dự đoán ngày mới 18/7/2025 cho 12 con giáp: Dậu bộn tiền

17/07/2025 07:34

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: Số 70 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: Số 54 Phạm Huy Thông, phường Hạnh Thông, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

DMCA.com Protection Status