Hé lộ khả năng chiến đấu của vũ khí laser trên tàu chiến Mỹ

(Kiến Thức) - Hiện nay, hải quân là Quân chủng duy nhất của Quân đội Mỹ phát triển thành công các loại vũ khí laser sẵn sàng cho thực chiến. Trong khi đó Lầu Năm Góc phát triển không chỉ một mà tới ba loại vũ khí năng lượng cao khác nhau.
 
 

Mặc dù đã có nhiều đột phá trong công nghệ phát triển các loại vũ khí sử dụng tia năng lượng cao, điển hình là tia laser. Tuy nhiên, giới chuyên gia quân sự vẫn cho rằng, về tổng thể, kỹ thuật phát triển của vũ khí laser trên biển của Mỹ vẫn chưa hoàn thiện.
Bản thân Hải quân Mỹ cũng thừa nhận, để có thể vũ khí hóa vũ khí năng lượng định hướng và pháo điện từ vẫn còn “một chặng đường rất dài”, vũ khí laser và pháo điện từ vẫn cần phải nỗ lực rất lớn mới có thể triển khai lên tàu chiến mặt nước. Nguyên nhân là bởi vì, loại vũ khí công nghệ cao này phụ thuộc rất nhiều vào các kỹ thuật then chốt.
Hiện nay, Hải quân Mỹ chủ yếu đã phát triển được vũ khí laser thể rắn, vũ khí laser điện tử tự do và vũ khí laser thể lỏng. Trong đó, vũ khí laser thể rắn phát triển nhanh nhất, đã tiếp cận tới trình độ thực chiến hóa. 
He lo kha nang chien dau cua vu khi laser tren tau chien My
Ở thời điểm hiện tại, tàu chiến là phương tiện duy nhất của Hải quân Mỹ phù hợp với việc trang bị các loại vũ khí sử dụng tia năng lượng cao. Ảnh: Military
Nội soi vũ khí laser của Hải quân Mỹ
Hệ thống vũ khí laser trên biển của Mỹ về cơ bản do thiết bị laser năng lượng cao; hệ thống kiểm soát và phóng chùm tia; hệ thống bắt bám lấy đường ngắm chuẩn có độ chính xác cao tạo thành.
Trong đó, thiết bị laser năng lượng cao là nòng cốt, sử dụng để tạo ra chùm tia laser năng lượng cao. Hệ thống bắt bám lấy đường ngắm chuẩn có độ chính xác cao, sử dụng để bắt bám và theo dõi mục tiêu, định hướng cho chùm tia lấy đường ngắm chuẩn và phóng tia lade, đồng thời tiến hành đánh giá tổn thất gây ra cho mục tiêu.
Hệ thống kiểm soát và phóng chùm tia có vai trò định hướng phóng ra chùm tia do thiết bị laser tạo ra, đồng thời thông qua tự thích nghi, bổ sung điều chỉnh để loại bỏ những ảnh hưởng của hiệu ứng khí quyển đối với chùm tia laser, bảo đảm có được chùm tia laser chất lượng cao bắn tới mục tiêu, đạt được hiệu quả phá hủy sát thương cao nhất, thiết bị chủ yếu của nó là gương phản xạ kích thước lớn có công suất phản xạ cao, chịu được bức xạ của tia laser năng lượng cao.
He lo kha nang chien dau cua vu khi laser tren tau chien My-Hinh-2
Một vũ khí laser đang được Mỹ thử nghiệm trên tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Ảnh: Wikipedia 
Khả năng tác chiến 
Quy trình tác chiến cơ bản đối với vũ khí laser khi sử dụng đánh chặn tên lửa chống hạm hoặc máy bay chiến đấu đó là: Đầu tiên, radar cảnh báo sớm tầm xa sẽ bắt bám theo mục tiêu, chuyển những thông tin liên quan đến tên lửa chống hạm hoặc máy bay chiến đấu về cho trung tâm chỉ huy điều khiển.
Trung tâm này sau khi xử lý thông tin mục tiêu sẽ hướng dẫn hệ thống bắt bám lấy đường ngắm chuẩn có độ chính xác cao để bám và khóa mục tiêu, sau đó hướng dẫn hệ thống kiểm soát và phóng chùm tia lấy đường ngắm chuẩn chính xác đối với mục tiêu; khi mục tiêu bay đến vị trí phù hợp, trung tâm chỉ huy điều khiển ra lệnh tấn công, kích hoạt vũ khí phóng tia laser để đánh chặn mục tiêu.
Kỹ thuật then chốt
Kỹ thuật kiểm soát chùm tia là kỹ thuật liên quan đến việc thực hiện dò tìm, bắt bám, nhận biết và lấy đường ngắm chuẩn mục tiêu, đồng thời chiếu chùm tia laser một cách chuẩn xác, ổn định và tập trung vào mục tiêu. Kỹ thuật này chủ yếu bao gồm kỹ thuật điều khiển độ chính xác cao, kỹ thuật hiệu chỉnh nhiễu động khí quyển…
Kỹ thuật quang học tự thích ứng có thể điều chỉnh chùm tia laser một cách liên tục, nhanh chóng, chính xác trước những nhiễu loạn mà nó quan trắc được, từ đó giảm thấp ảnh hưởng của nhiễu loạn khí quyển. 
He lo kha nang chien dau cua vu khi laser tren tau chien My-Hinh-3
 Một vũ khí lasler đang được Mỹ thử nghiệm trên tàu chiến. Ảnh: Wikipedia
Kỹ thuật truyền tia laser năng lượng cao trong môi trường phức tạp trên biển. Trong quá trình truyền tia laser năng lượng cao sẽ bị hơi nước, hạt muối và tạp chất ô nhiễm khác có dày đặc trong bầu khí quyển trên biển hấp thụ và tán xạ, dẫn đến hiệu quả truyền tia laser giữa thiết bị laser và mục tiêu giảm, làm cho tầm phóng hiệu quả của vũ khí laser trên tàu chiến bị giảm xuống.
Do đó để đạt được hiệu quả tác chiến, người ta phải giảm bớt mật độ những hạt tồn tại trong bầu khí quyển trên đường truyền tia laser, làm cho bầu khí quyển trở nên “sạch sẽ” hơn.
Kỹ thuật quản lý nhiệt là vấn đề mang tính nền tảng mà tất cả vũ khí laser phải đối mặt, một khi xảy ra sự mất cân bằng trong quản lý nhiệt vật liệu của tia lade thì chất lượng chùm tia của vũ khí laser sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, từ đó sẽ giảm hiệu quả tác chiến. 

Mời độc giả xem video: Vũ khí laser của Hải quân Mỹ thể hiện sức mạnh. (nguồn CNN)

Hung thần bầu trời AC-130 sắp được trang bị vũ khí laser

(Kiến Thức) - Nếu trước đây cường kích AC-130 sở hữu hỏa lực mạnh nhất là pháo 105mm, thì sau năm 2018 nó sẽ được trang bị thêm cả pháo laser.

Hung than bau troi AC-130 sap duoc trang bi vu khi laser
Theo đó Lầu Năm Góc vừa xác nhận rằng, nước này đang có kế hoạch đưa các loại vũ khí laser lên trên một số dòng máy bay quân sự để thử nghiệm khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất của loại vũ khí này từ năm 2018. Và một trong số máy bay đó có cả mẫu cường kích AC-130 khét tiếng. Nguồn ảnh: Sputnik.

Hung than bau troi AC-130 sap duoc trang bi vu khi laser-Hinh-2
  Thông tin này cũng được chỉ huy các lực lượng tác chiến đặc biệt của Không quân MỹTướng  Marshall Webb xác nhận với Sputnik. Tuy nhiên ông này lại không cung cấp chi tiết về kế hoạch này. Nguồn ảnh: Guns.

Lạ lẫm quân phục của Quân đội Mỹ qua các cuộc chiến

(Kiến Thức) - Vào thời kỳ đầu của cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ, hầu hết các binh sĩ đơn giản chỉ mặc quần áo sẵn có của họ. Nhưng qua thời gian, quân phục của lính Mỹ dần thay đổi và được cải tiến đáng kể.

La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh
Chiến tranh Cách mạng Mỹ là cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ chống lại Đế quốc Anh, diễn ra trong khoảng thời gian 1775 đến năm 1783 với kết quả thắng lợi thuộc về người Mỹ và 13 thuộc địa giành được độc lập. Ở thời kỳ đầu cuộc chiến, hầu hết các binh sĩ đơn giản chỉ mặc quần áo sẵn có của họ. (Nguồn ảnh: BI)

La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-2
 Sau đó, quân phục của Lục quân Lục địa Mỹ được chuẩn hóa hơn. Các binh sĩ mặc quân phục được quy định vào năm 1779 với áo khoác xanh và áo gi-lê trắng bên trong.

La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-3
Trong cuộc chiến tranh năm 1812, Quân đội Mỹ đã sử dụng vải tại Philadelphia Arsenal chuyển đến các thợ may để may quân phục cho binh sĩ, đảm bảo tính đồng nhất. Trong thời kỳ này, quân phục của binh sĩ Mỹ bị ảnh hưởng nhiều bởi quân đội của các nước Châu Âu. Trong đó, chỉ các tướng lĩnh, chỉ huy mới được đi ủng cao cổ. 

La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-4
Trong cuộc chiến tranh Mỹ-Mexico, áo jacket và quần màu xanh nhạt kết hợp với mũ là quân phục của lính Mỹ khi ra chiến trường. 

La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-5
 Vào giữa thế kỷ 19, quân phục cho các binh sĩ ngày càng đơn giản và thiết thực hơn.

La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-6
 Trong cuộc nội chiến Mỹ, các binh sĩ mặc áo khoác len dài tay màu xanh lam và đội mũ.

La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-7
 Bộ quân phục dành cho binh sĩ Mỹ trong cuộc chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ.

La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-8
Trong đó, trang phục dành cho sĩ quan gồm có áo khoác, quần xanh, ủng đen và mũ. 

La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-9
Còn lính kỵ binh thường đeo một chiếc khăn quàng cổ. 

La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-10
Trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất, các binh sĩ Mỹ mặc áo khoác và quần ống túm, đi giày. 

La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-11
 Vào cuối những năm 1930, Quân đội Mỹ sử dụng quần trouser để thay thế những chiếc quần ống túm cho binh sĩ. Những chiếc áo jacket được binh sĩ Mỹ sử dụng trong thời kỳ Thế chiến II.

La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-12
 Các binh sĩ đội mũ, mặc áo khoác mùa đông dày tại Bỉ năm 1944.

La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-13
 Quân phục của lính Mỹ trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên.

La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-14
 Lính Mỹ tham chiến trong cuộc Chiến tranh Việt Nam thường đi những chiếc ủng nhanh khô để đối phó với điều kiện thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam.

La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-15
 Quân phục của lính Mỹ khi tham chiến trong khoảng thời gian 1981-2004.

La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-16
Quân phục ngụy trang màu xám và xanh của binh sĩ Mỹ trong khoảng thời gian 2004-2014. Chúng còn được làm bằng vật liệu chống cháy. 

La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-17
 Quân phục dành cho nữ gần giống với nam giới. Năm 2013, Quân đội Mỹ đã giới thiệu một phiên bản áo vest chiến thuật được thiết kế riêng cho quân nhân nữ.

La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-18
 Trang phục của lính Mỹ từ năm 2015 đến nay. Tuy nhiên, Quân đội Mỹ dự kiến sẽ cho nghỉ hưu bộ quân phục ngụy trang kiểu kỹ thuật số vào năm 2018.