Hãy để nhà khoa học trẻ toàn tâm cống hiến

(Kiến Thức) - Tìm kiếm, bồi dưỡng và sử dụng đúng nhân tài, nhà khoa học trẻ luôn là một vấn đề lớn đối với mọi chế độ xã hội và ở mọi thời đại.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Chúng tôi chợt nhớ một câu nói nổi tiếng của Các Mác: “Trong khoa học làm gì có một con đường cái rộng và chỉ có người nào không sợ gian nan, cố lần mò trên những con đường mòn gồ ghề, lởm chởm của nó thì người ấy mới đạt đến đỉnh cao chói lọi của nó” (Ê - Lê - Bua IliÊna trong tác phẩm “Tuổi trẻ Các Mác”).
Tìm kiếm, bồi dưỡng và sử dụng đúng nhân tài, nhà khoa học trẻ luôn là một vấn đề lớn đối với mọi chế độ xã hội và ở mọi thời đại. Ở mỗi bước ngoặt của lịch sử thì điều này càng trở lên cấp bách, đôi khi mang ý nghĩa quyết định.
70 năm trước, ngay sau ngày tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thư kêu gọi đồng bào cả nước tiến cử người có tài, có đức ra gánh vác việc dân, việc nước. Tư tưởng trọng dụng nhân tài của Bác Hồ đã thực sự trở thành phương châm hành động của Đảng ta và được nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách nhằm cụ thể hóa việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân tài, trong đó có các nhà khoa học trẻ. Chính phủ, Bộ Khoa học & Công nghệ cũng đã dành nhiều sự quan tâm đối với các nhà khoa học trẻ. Do vậy, trong 5 năm qua, hơn 70% số các kết quả nghiên cứu công bố trên các tạp chí khoa học uy tín của quốc tế thông quan Quỹ Nafosted là của các nhà khoa học trẻ. 
Tuy nhiên, dư luận xã hội vẫn băn khoăn vì cơ chế lương, chế độ đãi ngộ với các nhà khoa học trẻ còn chưa hợp lý. Bên cạnh đó, một số cán bộ chủ chốt ở các cơ quan nghiên cứu khoa học chưa thực sự đặt lòng tin cho nên chưa mạnh dạn giao trọng trách cho các nhà khoa học trẻ.
Rất mừng là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp gỡ với trên 70 nhà khoa học trẻ tiêu biểu, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của những “người trong cuộc” để từ đó có những ý kiến chỉ đạo các cơ quan hữu quan tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực thi Luật Khoa học & Công nghệ 2013, Nghị định 40/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Chúng tôi hy vọng, các giải pháp thiết thực của Luật và các nghị định khi được triển khai đồng bộ chắc chắn sẽ tạo chuyển biến căn bản nhằm tạo ra những cơ hội thuận lợi nhất để các nhà khoa học trẻ toàn tâm, toàn ý cống hiến tài năng, trí tuệ cho đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH và hội nhập quốc tế. Đó cũng là cách làm hiệu quả nhất, là con đường ngắn nhất để mục tiêu thu hẹp khoảng cách tụt hậu giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới sớm trở thành hiện thực nhằm thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả)

Ngất ngây Lễ hội bia Oktoberfest Munich 2015

(Kiến Thức) - Một trong những lễ hội nổi tiếng nhất nước Đức là Lễ hội bia Oktoberfest Munich. Lễ hội bia Oktoberfest năm nay kéo dài từ ngày 19/9 đến ngày 4/10/2015.

Ngat ngay hinh anh Le hoi bia Oktoberfest Munich 2015
Lễ hội bia Oktoberfest được tổ chức thường niên, kéo dài 16 ngày tại Munich (CHLB Đức), từ cuối tháng 9 đến hết tuần đầu tiên của tháng 10. Lễ hội năm nay khai mạc vào ngày 19/9 và kéo dài đến ngày 4/10/2015. 

Nhà khoa học trẻ và chuyện cơm áo gạo tiền

(Kiến Thức) - Nhiều người cho rằng, lứa nhà khoa học trẻ bây giờ sướng do được tiếp cận nhiều thông tin, phương tiện tốt nhưng lại không chịu khó, chịu khổ... 

Vì thế, nhiều người làm khoa học được một thời gian ngắn đã bỏ nghề.
Tuy nhiên, ở góc độ là người nghiên cứu thực địa cũng như giảng dạy, PGS.TS Trường Xuân Lam, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, cho rằng những người đưa ra quan điểm trên cần xem xét và nhìn lại một cách thẳng thắn lý do các nhà khoa học trẻ bỏ nghề. 
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Bởi trên thực tế, hằng ngày tiếp xúc với họ, ông đã nhận thấy rằng, các nhà khoa học trẻ không hề ngại khó. Thậm chí, họ muốn thể hiện mình, nỗ lực hết mình, đưa ra nhiều ý tưởng hay và có ý nghĩa. Nhưng, thực tế không cho phép họ thực hiện nó.