Hành lang đê Hữu Hồng bị “xẻ thịt”: Chính quyền nói gì?

Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Xuân Trường cho biết, các cơ quan chuyên môn huyện đã phát hiện một số vi phạm tại tuyến đê Hữu Hồng thuộc xã Xuân Tân như việc các bãi tập kết chất đống cao, sát chân đê.

Liên quan đến sự việc hành lang đê Hữu Hồng bị “xẻ thịt” thành các bãi tập kết vật liệu cao như “núi”, trạm trộn bê tông, (đoạn đê Km 207+900 thuộc xã Xuân Tân, Xuân Trường, Nam Định), ngày 22/7 PV Báo Tri thức và Cuộc sống đã liên hệ và có buổi làm việc với ông Trần Tùng - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Xuân Trường.
Ông Trần Tùng cho biết, thời gian qua, công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn huyện vẫn thường xuyên có kế hoạch kiểm tra, đánh giá chặt chẽ, đặc biệt là các bến bãi tuyến đê Hữu Hồng. Lần kiểm tra gần nhất là khoảng tháng 5/2021. Đến nay, việc kiểm tra, rà soát vẫn đang được các cơ quan chuyên môn của huyện và địa phương tiến hành.
Thế nhưng, khi PV đề nghị ông Trần Tùng cho tiếp cận các văn bản kế hoạch kiểm tra công tác phòng chống thiên tai của các năm, thì ông Tùng lại trả lời rằng, việc kiểm tra được thực hiện “bất chợt” trước và sau mùa mưa bão, khi đi “anh em chuyên môn chỉ gọi điện cho nhau”? Sau đó, ông Tùng hứa sẽ tập hợp toàn bộ tài liệu gửi qua thư điện tử (Email) cho PV. Tuy nhiên, đến nay (09/8) PV vẫn không nhận được bất cứ hồ sơ, tài liệu liên quan nào từ phía ông Tùng.
Hanh lang de Huu Hong bi “xe thit”: Chinh quyen noi gi?
Trụ sở UBND huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. 
Trả lời về các thông tin liên quan đến hoạt động trạm trộn bê tông của Công ty cổ phần C.T, ông Trần Tùng nhấn mạnh vào thời điểm cuối năm 2019, Hạt quản lý đê Xuân Trường có lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp này do lắp đặt trạm trộn bê tông trái phép. Đồng thời, huyện cũng yêu cầu công ty phải hoàn trả mặt bằng.
“Sau đó, Công ty C.T lên tỉnh xin cấp phép lắp ghép tạm thời trạm trộn và được chấp thuận. Khi tỉnh quyết định cho cấp phép lắp ghép trạm trộn tạm thời, các cơ quan chuyên môn huyện thấy như vậy không hợp lý, không đảm bảo nhưng do tỉnh cấp nên anh em chúng tôi cũng chịu. C.T. nói lý do lắp trạm trộn tạm thời để chờ tìm địa điểm mới, để đảm bảo nhưng vẫn chưa tìm được chỗ”, ông Tùng cho hay.
Hanh lang de Huu Hong bi “xe thit”: Chinh quyen noi gi?-Hinh-2
Trạm trộn bê tông của Công ty cổ phần C.T. 
PV tiếp tục đề nghị ông Tùng cung cấp biên bản lập, xử lý vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần C.T, thời điểm trước khi được tỉnh cấp phép lắp đặt tạm thời, thì ông Tùng đổ sang Hạt quản lý đê lưu giữ hết hồ sơ.
Ngoài ra, ông Tùng cho biết thêm, khu tập kết vật liệu của Công ty cổ phần C.T đã có từ trước, còn trạm trộn bê tông lắp ghép đang phục vụ tất cả người dân trên địa bàn và lân cận chứ không phục vụ dự án nào ở xã Xuân Tân.
Ông Tùng thừa nhận thời gian qua, các cơ quan chuyên môn huyện đã phát hiện một số vi phạm tại tuyến đê Hữu Hồng thuộc xã Xuân Tân như việc các bãi tập kết chất đống cao, sát chân đê. Thế nhưng, các bãi tập kết (5-7 bãi - PV) này đều đã tồn tại từ lâu và không có phát sinh mới.
Mời độc giả xem video: Một số bãi tập kết vật liệu xây dựng, công trình nhà kiên cố “mọc” ngay hành lang đê Hữu Hồng (đoạn đê Km 207+900) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang an toàn đê và hành lang thoát lũ sông Hồng.
 
Tại buổi làm việc, PV cũng đề cập đến thông tin vì sao Công ty cổ phần Thương mại tổng hợp X.T, lại dễ dàng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu vào ngày 15/8/2001. Tại mục 6 ghi chú, diện tích đất mà Công ty cổ phần Thương mại tổng hợp X.T thuộc xã Xuân Tân nằm trong hành lang an toàn bảo vệ luồng, kè hộ bờ và cống Ngô Đồng...?
Về việc này, ông Trần Tùng nói không nắm được. PV thắc mắc, nếu ông không nắm được các thông tin tại sao lãnh đạo huyện lại chỉ đạo ông cung cấp thông tin cho báo chí? Lúc này, vị Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Xuân Trường đá trách nhiệm sang Phòng tài nguyên và Môi trường huyện và địa chính xã Xuân Tân.
Cùng ngày, PV đã liên hệ với ông Trần Thế Truyền - Hạt trưởng Hạt Quản lý đê Xuân Trường để làm rõ các thông tin liên quan. Tuy nhiên, vị này thông báo đang bận họp và sẽ chủ động liên hệ lại sau. Đến nay (ngày 09/8), PV vẫn không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ phía ông Truyền.
Thông tin thêm với PV về việc xử lý vi phạm đê điều trên địa bàn tỉnh Nam Định nói chung, xã Xuân Tân, huyện Xuân Trường nói riêng, ông Nguyễn Mạnh Trung - Trưởng Phòng quản lý đê (Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định) cho biết, ngày 16/6/2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi các huyện, thành phố Nam Định.
Nội dung văn bản nêu rõ, trên các tuyến đê thuộc địa bàn tỉnh, tình hình vi phạm pháp luật về đê điều diễn ra phức tạp. Những vi phạm thường xảy ra như: Xây dựng công trình, kinh doanh vật liệu trái phép trên bãi sông; sử dụng xe quá tải đi trên đê làm hư hỏng mặt đê; đổ phế liệu, rác thải lên mái đê, mặt đê gây ô nhiễm môi trường, là nguyên nhân phát sinh mối hoặc các ẩn họa khác đối với đê.
Đặc biệt tình trạng tập kết đất, cát với khối lượng rất lớn, có nơi chất đống cao 3 đến 4 m từ đê ra tới bờ sông; đào khai thác đất ở bãi sông hoặc đào đầm, ao nuôi trồng thủy, hải sản trong phạm vi bảo vệ đê điều, hành lang thoát lũ tại các tuyến đê sông, đê biển; dễ sạt lở đê ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn đê.
Để công trình đê điều không bị xâm hại, đảm bảo phòng chống thiên tai an toàn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định đề nghị UBND các huyện, thành phố Nam Định tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật về đê điều, chỉ đạo các ban, ngành chức năng, các xã, phường, thị trấn ven đê tập trung giải tỏa vi phạm về đê điều, thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời tình trạng xe vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê.
“Kiên quết xử lý trách nhiệm của tập thể và cá nhân để xảy ra tình trạng vi phạm trong sử dụng đất ven sông làm bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng kéo dài…”, văn bản nhấn mạnh.
Báo Tri thức và Cuộc sống tiếp tục thông tin.

Cả trăm mét sông bị Cty Thăng Long san lấp trái phép: Hạt quản lý đê Sóc Sơn nói gì?

(Kiến Thức) - Hạt trưởng Hạt quản lý đê Sóc Sơn đã lập biên bản đối với Công ty Thăng Long khi đổ đất san lấp sông, dựng trạm trộn bê tông trái phép ở ngã ba sông Công - sông Cầu.

Liên quan đến việc cả trăm mét sông ở ngã ba sông Công - sông Cầu, thuộc địa bàn xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội) bị san lấp, dựng trạm trộn bê tông trái phép để làm điểm tập kết khoáng sản cát sỏi, chiều ngày 29/3, PV Tri thức và Cuộc sống đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Bảo - Hạt trưởng Hạt quản lý đê Sóc Sơn (thuộc Chi cục phòng, chống thiên tai Hà Nội - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội).
Ca tram met song bi Cty Thang Long san lap trai phep: Hat quan ly de Soc Son noi gi?
Cả trăm mét bờ, lòng sông ở ngã ba sông Công - sông Cầu (xã Trung Giã) bị san lấp trái phép.
Bước đầu, ông Bảo cho biết mấy tuần qua Hạt quản lý đê Sóc Sơn có lập biên bản một trường hợp là Công ty Thăng Long đổ đất lấn chiếm bãi sông ở khu vực nói trên và đề nghị địa phương xử phạt.
Ca tram met song bi Cty Thang Long san lap trai phep: Hat quan ly de Soc Son noi gi?-Hinh-2
Những khối đất đát đổ lấn ra phía lòng sông với quy mô khủng.
Khi PV đề cập đến nội dung hiện trạng khu vực vi phạm, đến thời điểm này ra sao, cơ quan chức năng đã xử lý, giải tỏa hay chưa? Vị Hạt trưởng Hạt quản lý đê Sóc Sơn chỉ nói: “Cả huyện và xã vẫn đang đôn đốc để xã giải tỏa. Chức năng nhiệm vụ thì Hạt chỉ lập biên bản”.
Ca tram met song bi Cty Thang Long san lap trai phep: Hat quan ly de Soc Son noi gi?-Hinh-3
 Tại vị trí san lấp trái phép còn "mọc" lên một trạm trộn bê tông không phép vi phạm nghiêm trọng hành lang bảo vệ đê điều.
Thực tế, cả trăm mét bờ, lòng sông ở ngã ba sông Công - sông Cầu đã bị san lấp trái phép. Hoạt động này diễn ra công khai, rầm rộ với quy mô khủng, hủy hoại bờ sông, làm biến dạng mặt bằng của đất khiến đoạn dòng chảy qua đây bị thu hẹp lại, vi phạm nghiêm trọng hành lang bảo vệ đê điều. Thế nhưng, không hiểu vì sao khi sự việc đã rồi, Hạt quản lý đê Sóc Sơn mới “mò” đến lập biên bản theo như lời ông Bảo nói là làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình, rồi chính quyền địa phương thì “rục rịch” xử lý?

Rau mọc dại bờ rào ở Việt Nam được nhiều nước khác xem là thần dược

Là loại rau mọc dại mọc tại bờ rào, trong vườn, thường được người dân nhổ bỏ nhưng giờ đây nó lại đang được bán trên thị trường với giá cắt cổ, dân thành phố tranh nhau mua.

Rau càng cua còn có hàng loạt tên gọi khác như: rau tiêu, đơn kim, đơn buốt, cúc áo, quỷ châm thảo, thích châm thảo... Đây là loài thực vật thân thảo, phần nhánh cao khoảng 20 – 40 cm, thân cây chứa nhiều nước và nhớt, lá hình trái tim nhọn và có màu xanh trong.