Hàng trăm tay súng Wagner đến Trung Phi bảo vệ cuộc trưng cầu dân ý sửa hiến pháp

Hàng trăm chiến binh Wagner 'dày dạn kinh nghiệm' đã tới Cộng hòa Trung Phi để bảo đảm an ninh cho cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 30/7.

Hang tram tay sung Wagner den Trung Phi bao ve cuoc trung cau dan y sua hien phap
Phù hiệu trên quân phục của thành viên Wagner. Ảnh: Kyiv Post. 
Theo trang Arab News, Cộng hòa Trung Phi, quốc gia rối ren chính trị, nơi PMC Wagner đã giúp chính phủ chống lại phiến quân, sẽ bỏ phiếu về một thay đổi hiến pháp có thể cho phép Tổng thống Faustin Archange Touadera tìm kiếm nhiệm kỳ thứ ba.
Arab News dẫn nguồn tin từ một công ty quân sự tư nhân Nga cho biết, hàng trăm chiến binh Wagner "có kinh nghiệm" đã tới Cộng hòa Trung Phi (CAR) để bảo đảm một cuộc trưng cầu dân ý về sửa đổi hiến pháp nói trên vào ngày 30/7.
“Một chiếc máy bay khác đã đến Bangui với những người hướng dẫn [lực lượng Wagner] để làm việc tại Cộng hòa Trung Phi", công ty tư nhân có tên Liên minh Các sĩ quan an ninh quốc tế (OUIS) cho biết trên Telegram.
"Việc luân chuyển theo kế hoạch vẫn tiếp tục. Hàng trăm chuyên gia giàu kinh nghiệm từ công ty Wagner đang tham gia nhóm làm việc tại CAR", tuyên bố của OUIS nói thêm, "Các hướng dẫn viên người Nga sẽ tiếp tục hỗ trợ các binh sĩ thuộc lực lượng vũ trang Trung Phi đảm bảo an ninh trước cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp dự kiến diễn ra vào ngày 30/7."
Theo chính quyền Mỹ, OUIS là công ty bình phong cho lực lượng Wagner ở Cộng hòa Trung Phi. Nó được điều hành bởi Alexandre Ivanov, công dân Nga đã bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt hồi tháng 1 năm nay.
Trong tuyên bố của mình, OUIS cho biết nhóm hướng dẫn của họ đã huấn luyện lực lượng an ninh CAR trong hơn 5 năm qua, giúp cải thiện tình hình an ninh chung của đất nước.
Trong những tuần gần đây, một số nguồn tin nước ngoài nói rằng các chiến binh Wagner đã rời CAR, nhưng thông tin này bị chính phủ Cộng hòa Trung Phi phủ nhận.
Tương lai của nhóm quân sự tư nhân do Yevgeny Prigozhin lãnh đạo đã trở nên không chắc chắn sau khi nhóm này phát động một cuộc binh biến ngắn ngủi chống lại chính phủ của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 23 và 24/6.
Các chiến binh Wagner đã chiếm giữ các địa điểm của quân đội Nga và tiến về phía Moskva trước khi rút lui theo một thỏa thuận đạt được với Điện Kremlin, do nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko làm trung gian. Theo thỏa thuận, các tay súng Wagner nổi loạn sẽ không bị Nga truy tố, được phép rời đến Belarus, hoặc tùy chọn giải ngũ trở về nhà hoặc ký hợp đồng phục vụ trong quân đội Nga.
Mới đây, hôm 15/7, Belarus cho biết, các thành viên Wagner đang huấn luyện quân đội của họ. Bộ Quốc phòng Belarus dường như đã xác nhận rằng ít nhất một số tay súng Wagner đã đến nước này.
“Gần Asipovichy, các đơn vị của lực lượng bảo vệ lãnh thổ đang được huấn luyện", Bộ trên cho biết trong một tuyên bố. “Các chiến binh của công ty quân sự tư nhân Wagner đang đóng vai trò là huấn luyện viên về kỷ luật quân sự", tuyên bố nói.
Bộ Quốc phòng Belarus sau đó nói thêm rằng họ và Wagner đã vạch ra “lộ trình trong thời gian tới về đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm” giữa các đơn vị khác nhau.
Một đoạn video do Bộ Quốc phòng Belarus công bố cho thấy các chiến binh đeo mặt nạ làm người huấn luyện trong cuộc tập trận cho binh sĩ sống trong một khu trại gần đó.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết trong bài phát biểu vào tối 15/7 rằng Kiev đang “theo dõi chặt chẽ những gì đang xảy ra ở đó (Belarus) về mặt an ninh”.

Chính phủ Nga đạt được thỏa thuận với Wagner, thủ lĩnh Prigozhin sẽ tới Belarus

Đài RT ngày 25/6 đưa tin Điện Kremlin đã đạt được thỏa thuận với Tập đoàn quân sự tư nhân Wagner, theo đó người đứng đầu lực lượng này Evgeny Prigozhin sẽ được phép tới Belarus, qua đó chấm dứt cuộc nổi loạn của lực lượng này.

Chinh phu Nga dat duoc thoa thuan voi Wagner, thu linh Prigozhin se toi Belarus
Biển quảng cáo cho lực lượng Wagner bị dỡ bỏ tại Volgograd ngày 24/6. Ảnh: Sputnik 
Đài RT ngày 25/6 đưa tin Điện Kremlin đã đạt được thỏa thuận với Tập đoàn quân sự tư nhân Wagner, theo đó người đứng đầu lực lượng này Evgeny Prigozhin sẽ được phép tới Belarus, qua đó chấm dứt cuộc nổi loạn tưởng chừng sẽ khiến cho nước Nga chìm sâu trong khủng hoảng.

Các nước châu Á đồng loạt cảnh báo mưa lũ do ảnh hưởng bão Talim

Khi bão Talim sắp đổ bộ đất liền, truyền thông nhiều nước châu Á như Thái Lan, Malaysia, Phillippines, Trung Quốc, đồng loạt phát đi những cảnh báo mưa lũ từ các cơ quan khí tượng cho người dân của họ.

Bão Talim (bão số 1) vẫn đang di chuyển trên Biển Đông và đang tiến dần về phía Tây hướng tới đảo Hải Nam của Trung Quốc.
Việc các nước châu Á đồng loạt cảnh báo mưa lũ do ảnh hưởng bão Talim cho thấy, cơn bão đầu tiên của năm 2023 trên biển Đông có diễn biến khá phức tạp.

Cận cảnh dân Trung Quốc tránh nóng trong hầm trú bom

Trước cái nóng như thiêu đốt của đợt nắng nóng tồi tệ nhất trong vài chục năm qua ở Trung Quốc, chính quyền nước này đã quyết định mở các hầm trú bom để tránh nóng.

Can canh dan Trung Quoc tranh nong trong ham tru bom

Theo Thời báo Hoàn Cầu, nhiều thành phố ở Trung Quốc đã mở các hầm trú bom để tránh nóng dành cho dân địa phương ở một số khu vực có nhiệt độ vượt quá 40 độ C. Ảnh: VCG.

Can canh dan Trung Quoc tranh nong trong ham tru bom-Hinh-2
Nhiệt độ bên trong một số hầm tránh nóng như vậy thấp hơn khoảng 10 độ C so với bên ngoài, khiến chúng trở thành địa điểm hấp dẫn để người dân đến nghỉ ngơi, chơi bóng bàn, chơi cờ, đọc sách... Ảnh: NURPHOTO/CONTRIBUTOR.
Can canh dan Trung Quoc tranh nong trong ham tru bom-Hinh-3
Tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc, có 2 hầm tránh nóng đang hoạt động 12 giờ mỗi ngày cho đến tháng 9 năm nay. Ảnh: NURPHOTO/CONTRIBUTOR.
Can canh dan Trung Quoc tranh nong trong ham tru bom-Hinh-4
Trong khi đó, 6 hầm trú bom ở thành phố Hàng Châu thuộc tỉnh Chiết Giang ở miền đông Trung Quốc đã được trang bị WiFi, đồ uống và thuốc chữa say nắng miễn phí cho người dân. Ảnh: NURPHOTO/CONTRIBUTOR.
Can canh dan Trung Quoc tranh nong trong ham tru bom-Hinh-5
Bên cạnh Vũ Hán và Hàng Châu, các hầm trú bom cũng được sử dụng làm nơi tránh nóng ở thành phố Tây An (tỉnh Thiểm Tây), thành phố Nam Kinh (tỉnh Giang Tô)... Ảnh: NURPHOTO/CONTRIBUTOR.
Can canh dan Trung Quoc tranh nong trong ham tru bom-Hinh-6
Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc đã trải qua nắng nóng bất thường trong năm nay. Ảnh: Getty.
Can canh dan Trung Quoc tranh nong trong ham tru bom-Hinh-7
Theo Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung Quốc, thủ đô Bắc Kinh của nước này đã chứng kiến nhiệt độ tăng vọt trên 40 độ C trong những tuần gần đây, và lập kỷ lục mới kể từ năm 1961. Ảnh: Getty.
Can canh dan Trung Quoc tranh nong trong ham tru bom-Hinh-8
Theo Insider, năm 2011, Trung Quốc có khoảng 40 hầm trú ẩn dưới lòng đất. Vào thời điểm đó, một số boong-ke đã mở cửa đón khách tham quan. Ảnh: Getty.
Can canh dan Trung Quoc tranh nong trong ham tru bom-Hinh-9
Vào cuối những năm 60, đầu những năm 70 của thế kỷ trước, công trình hầm tránh bom được xây dựng rầm rộ ở Trung Quốc. Ảnh: Getty.
Can canh dan Trung Quoc tranh nong trong ham tru bom-Hinh-10
Về sau, để tránh lãng phí, nhằm cùng lúc đạt 3 mục đích “chuẩn bị chiến tranh, phục vụ kinh tế, xã hội”, các địa phương ở nước này đã chuyển đổi các hầm tránh bom này thành các hầm rượu, nhà hàng, hiệu sách hay nơi tránh nóng công cộng. Ảnh: Hangzhou.         
Can canh dan Trung Quoc tranh nong trong ham tru bom-Hinh-11
Những điểm tránh nóng này thường mở cửa từ 9h-17h, cũng có nơi đến 21-22h, nhiệt độ trong hầm thường duy trì ở mức 24 độ C-26 độ C. Ảnh: Getty.
Can canh dan Trung Quoc tranh nong trong ham tru bom-Hinh-12
Một số hầm trú ẩn còn trang bị cả ti vi, lò vi sóng, wifi.., người dân có thể đến đây vừa tránh nóng, vừa nghỉ ngơi, chơi bài, xem ti vi, đọc sách hay lượt web. Ảnh: Getty.