Hàng trăm tài xế “vây” trụ sở Grab ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Hàng trăm tài xế xe ôm công nghệ đã tập trung nhau “vây” trụ sở của Grab tại phố Duy Tân (Hà Nội) để phản đối việc doanh nghiệp này tăng giá cước, sau khi áp dụng thuế GTGT trên mỗi cuốc xe.

Từ sáng ngày 7/12, hàng trăm tài xế xe ôm công nghệ đã kéo nhau đến vây kín trước trụ sở Grab ở ngõ 78 phố Duy Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) nhằm phản đối việc doanh nghiệp này tăng giá cước, sau khi áp dụng thuế GTGT trên mỗi cuốc xe từ ngày 5/12.
Hang tram tai xe “vay” tru so Grab o Ha Noi
Các tài xế GrabBike vây kín trước cửa trụ sở Grab ở ngõ 78 phố Duy Tân.
Hầu hết, các tài xế tập trung nhau ở đây là các tài xế GrabBike. Họ cho biết, hiện Grab trừ 20% của mỗi cuốc xe của tài xế. Tiếp đó là trừ tiếp 10% số tiền mà họ được hưởng.
“Ví dụ, một người chạy cuốc được 100 nghìn đồng, sẽ bị trừ mất 20 nghìn đồng tiền phí cho Công ty. Đối với số còn lại là 80 nghìn đồng, bị trừ tiếp 10% VAT (là 8.000 đồng) nữa. Thực tế còn lại chúng tôi được hưởng chỉ là 70 nghìn đồng. Việc tăng giá cước như vậy rất bất công”, một tài xế chia sẻ.
Hang tram tai xe “vay” tru so Grab o Ha Noi-Hinh-2
Các tài xế đồng loạt tắt app, yêu cầu được làm việc với đại diện Grab. 
Ghi nhận của PV cho thấy, càng về trưa lượng tài xế kéo về trụ sở Grab ở phố Duy Tân càng đông, tất cả đều tắt app và mong được làm việc với đại diện Công ty. Lực lượng Công an sở tại phải huy động lực lượng đến hiện trường để đảm bảo an ninh trật tự.
Hang tram tai xe “vay” tru so Grab o Ha Noi-Hinh-3
Tài xế cho rằng, việc Grab tăng giá cước như hiện nay là điều bất công đối với các tài xế? 
Đến khoảng 13h cùng ngày, đám đông đã được giải tán, tình hình khu vực tạm thời ổn định trở lại.
Trước đó, để đảm bảo thu nhập cho tài xế khi thuế VAT tăng theo Nghị định 126, Grab đã tăng giá 5-6% dịch vụ taxi, xe ôm công nghệ trên toàn quốc.
Cụ thể, giá cước 2km đầu tiên cho dịch vụ Grab Car 4 chỗ tại Hà Nội, Bắc Ninh, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ tăng lên 27 nghìn đồng, cao hơn 2 nghìn so với trước ngày 5/12. Mức cước này tại các thành phố khác như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng,... tăng 3 nghìn đồng lên 25 nghìn đồng.
Bên cạnh đó, Grab cũng điều chỉnh tăng giá cước mỗi km (sau 2km đầu tiên) cho dịch vụ GrabCar 4 chỗ 500-1 nghìn đồng tuỳ từng thành phố. Trong đó, 1 nghìn đồng là mức tăng lớn nhất áp dụng cho khách hàng tại Hà Nội và Bắc Ninh.
Hiện nay, giá mỗi km GrabCar 4 chỗ tại hai thành phố này là 9.5 nghìn đồng, tương đương TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Doanh nghiệp này cũng điều chỉnh giá cước dịch vụ GrabCar 7 chỗ với các tỷ lệ tăng tương đương 4 chỗ.
Với dịch vụ xe ôm công nghệ GrabBike, giá cước mỗi km (sau 2km đầu tiên) tăng từ 3.4 nghìn đồng lên 4 nghìn đồng. Còn giá cước tính theo thời gian di chuyển (sau 2km đầu tiên) tăng từ 300 lên 350 đồng mỗi phút.

Bất ngờ công việc của đại gia Việt làm trước khi giàu có

(Kiến Thức) - Trước khi sở hữu khối tài sản đồ sộ, các đại gia Việt đều bắt đầu từ những những công việc rất đặc biệt.

Bat ngo cong viec cua dai gia Viet lam truoc khi giau co
 Chủ tịch Vingroup - ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp trường kinh tế địa chất tại Moscow (Nga) vào năm 1992, ông đầu tư khoảng 10.000 USD và mở một nhà hàng tại Kharkov. 

Vay 1 tỷ làm homestay: 'Toang' cả năm, mệt mỏi trả nợ gần 20 triệu/tháng

Những năm trước, căn nhà cũ cải tạo thành homestay của chị Đỗ Thị Hòa ở một con hẻm giữa TP. Hội An, Quảng Nam rất đông khách thì nay vô cùng ế ẩm. Để kéo khách, chị còn giảm giá kịch sàn chỉ 50.000 đồng/đêm song vẫn vắng khách.

Cách đây 3 năm, cùng với sự bùng nổ khách du lịch tại TP. Hội An, người dân nơi đây đua nhau đầu tư, kinh doanh dịch vụ lưu trú theo mô hình homestay. Nhận thấy sự bùng nổ của loại hình du lịch này, tận dụng sẵn căn nhà cũ, chị Hòa đã vay mượn và dốc hết tiền được hơn 1 tỷ đồng sửa sang lại thành homestay để kinh doanh.