Hàng trăm người bị bắt trong các cuộc biểu tình lan rộng tại Mỹ

Hàng trăm người biểu tình đã bị bắt giữ ở nhiều thành phố khác ở Mỹ bao gồm New York, Oakland, Chicago, Los Angeles và Atlanta.

Các cuộc biểu tình phản đối việc cảnh sát sát hại một người da màu ở thành phố Minneapolis thuộc bang Minnesota tiếp tục lan rộng trên khắp nước Mỹ. Hàng trăm người đã bị bắt giữ trong các vụ đụng độ với cảnh sát.
Hang tram nguoi bi bat trong cac cuoc bieu tinh lan rong tai My
 Biểu tình đòi công lý cho người đàn ông ở thành phố Minneapolis là George Floyd bị cảnh sát ghì chết. Ảnh: Reuters.
Derek Chauvin, viên cảnh sát đã ghì cổ người đàn ông da màu George Floyd khiến người này tử vong, đã bị buộc tội giết người mức độ 3 và ngộ sát mức độ 2. Tuy nhiên, gia đình nạn nhân không đồng tình và muốn tăng mức án dành cho viên cảnh sát này.
Tổng chưởng lý bang Minnesota Keith Ellison cho biết quá trình buộc tội cảnh sát viên Derek Chauvin mới chỉ bắt đầu. Theo ông Ellison, viên cảnh sát này có thể sẽ phải đối mặt thêm các tội danh khác và có thể có những người khác cũng sẽ bị buộc tội. Gia đình nạn nhân đã yêu cầu buộc tội Dereck Chauvin giết người mức độ 1 và 3 nhân viên cảnh sát khác tại hiện trường cũng phải bị bắt giữ.
Phát biểu với báo giới ngày 30/05, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr cho biết các phần tử cấp tiến bạo lực đã lợi dụng những tiếng nói biểu tình hòa bình để gây ra bạo loạn ở nhiều thành phố trên toàn nước Mỹ.
Ông William Barr nhấn mạnh:“Trách nhiệm trong vụ việc này phải được làm rõ và đang được làm rõ thông qua hệ thống pháp lý hình sự ở cả cấp tiểu bang và liên bang. Tiểu bang đã đưa ra các tội danh ban đầu và quá trình này sẽ tiếp tục được thực hiện cho tới khi công lý được thực thi.
Các nhóm cấp tiến và kích động ngoài bang đã lợi dụng tình hình để theo đuổi các mục tiêu bạo lực và riêng rẽ của mình. Ở nhiều nơi, các hoạt động bạo lực được lên kế hoạch, tổ chức và dẫn dắt bởi các nhóm cực đoan cánh tả và vô chính phủ, sử dụng các cách thức giống như Antifa. Nhiều người trong số này đã tới từ những nơi khác để kích động bạo lực”.
Bộ trưởng William Barr cho biết ngăn chặn bạo lực là trách nhiệm của lãnh đạo địa phương và tiểu bang, tuy nhiên chính phủ liên bang sẽ tiếp tục hỗ trợ và sẽ thực thi các biện pháp cần thiết để bảo đảm luật pháp liên bang.
Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi các thống đốc và thị trưởng cứng rắn hơn với người biểu tình hoặc chính phủ liên bang sẽ can thiệp và thực hiện những biện pháp cần thiết bao gồm sử dụng sức mạnh quân sự và bắt giữ người biểu tình. Ông Trump nhấn mạnh, việc kích động bạo lực là một tội danh liên bang.
Các cuộc biểu tình đã nổ ra ở ít nhất 30 thành phố trên toàn nước Mỹ. Tại thủ đô Washington, nhiều người biểu tình đã tập trung gần khu vực Nhà Trắng, nơi đã bị phong tỏa trong thời gian ngắn tối ngày 29/05.
Hang tram nguoi bi bat trong cac cuoc bieu tinh lan rong tai My-Hinh-2
 Để ứng phó với tình hình, các đơn vị quân cảnh sẵn sàng cho tình huống được điều động tới thành phố Minneapolis. Ảnh minh họa: Reuters.
Tại thành phố Minneapolis, nơi diễn ra vụ sát hại ông George Floyd, quan chức cấp cao lực lượng vệ binh quốc gia bang Minnesota, Tướng Jon Jensen cho biết sẽ huy động tổng lực 2.500 vệ binh quốc gia để tham gia bảo đảm an ninh.
Tướng Jensen cho biết đây là lần huy động tổng lực vệ binh quốc gia của bang đầu tiên kể từ Chiến tranh thế giới thứ II. Tướng Jensen cũng thông tin bang Minnesota cũng đang kêu gọi thêm các nguồn lực cấp quốc gia và bản thân ông đã có các cuộc nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ.
Hàng trăm người biểu tình đã bị bắt giữ ở nhiều thành phố khác ở Mỹ bao gồm New York, Oakland, Chicago, Los Angeles và Atlanta. Một số thành phố đã áp dụng lệnh giới nghiêm và cho phép huy động lực lượng vệ binh quốc gia để đối phó với các cuộc biểu tình đang trở nên bạo lực hơn. Tình hình biểu tình được dự báo sẽ tiếp tục trong các ngày cuối tuần và có thể còn lan rộng ở Mỹ.

Cận cảnh San Francisco những ngày im ắng giữa “bão” COVID-19

(Kiến Thức) - Trong những ngày dịch bệnh COVID-19 hoành hành, thành phố San Francisco vắng vẻ lạ thường, khác hẳn với cảnh đông đúc, nhộn nhịp vốn có.

Can canh San Francisco nhung ngay im ang giua “bao” COVID-19
 San Francisco được ghi nhận là thành phố chống dịch COVID-19 hiệu quả tại Mỹ. Được biết, Thị trưởng San Francisco London Breed đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại San Francisco vào cuối tháng 2/2020, dù khi đó thành phố này vẫn chưa xác nhận trường hợp nào nhiễm COVID-19. (Nguồn ảnh: AP)

Can canh San Francisco nhung ngay im ang giua “bao” COVID-19-Hinh-2
 Tiếp đến, Thị trưởng London Breed yêu cầu đóng cửa các doanh nghiệp, đồng thời ban hành chỉ thị “trú ẩn tại chỗ”, yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trên toàn thành phố.

Can canh San Francisco nhung ngay im ang giua “bao” COVID-19-Hinh-3
Những bức ảnh dưới đây ghi lại cảnh tượng vắng lặng ở thành phố San Francisco trong thời gian dịch bệnh hoành hành khắp nước Mỹ. 

Can canh San Francisco nhung ngay im ang giua “bao” COVID-19-Hinh-4
 Phố Market không một vóng người ở San Francisco ngày 17/4.

Can canh San Francisco nhung ngay im ang giua “bao” COVID-19-Hinh-5
Những chiếc ô tô đỗ trên phố Hyde ngày 7/5. Phía xa xa là bến tàu Hyde Street và đảo Alcatraz. 

Can canh San Francisco nhung ngay im ang giua “bao” COVID-19-Hinh-6
Người dân ở San Francisco tuân thủ các quy định phòng, chống dịch COVID-19. 

Can canh San Francisco nhung ngay im ang giua “bao” COVID-19-Hinh-7
 Sân golf Lincoln Park ở San Francisco vắng lặng ngày 1/5.

Can canh San Francisco nhung ngay im ang giua “bao” COVID-19-Hinh-8
 San Francisco trở thành thành phố chống dịch "kiểu mẫu" tại Mỹ.

Can canh San Francisco nhung ngay im ang giua “bao” COVID-19-Hinh-9
Khu vực Bến Ngư Phủ ở San Francisco trong bức ảnh chụp ngày 24/4. 

Can canh San Francisco nhung ngay im ang giua “bao” COVID-19-Hinh-10
 Bức tượng ca sĩ Tony Bennett bên ngoài khách sạn Fairmont bị đóng cửa giữa mùa dịch COVID-19, ngày 17/4.

Can canh San Francisco nhung ngay im ang giua “bao” COVID-19-Hinh-11
 Những tòa nhà "im lìm" trong con phố Lombard vắng vẻ hôm 24/4.

Can canh San Francisco nhung ngay im ang giua “bao” COVID-19-Hinh-12
Các cửa hàng ở Bến Ngư Phủ vắng tanh ngày 24/4. 

Cận cảnh công việc của nhân viên tang lễ trong cuộc chiến chống COVID-19

(Kiến Thức) - Hãng thông tấn Reuters mới đây đăng tải loạt ảnh phần nào cho thấy sự vất vả của các nhân viên tang lễ trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.

Can canh cong viec cua nhan vien tang le trong cuoc chien chong COVID-19
Số ca tử vong vì COVID-19 tăng nhanh khiến nhiều nhà xác và nhà tang lễ bị quá tải. Những bức ảnh dưới đây phần nào cho thấy sự vất vả của các nhân viên tang lễ trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Ảnh: Carlos Acuna, 52 tuổi, làm việc tại nhà hỏa táng San Isidro ở Mexico ngày 20/5. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Can canh cong viec cua nhan vien tang le trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-2
Alisha Narvaez, 36 tuổi, và Nicole Warring, 33 tuổi, làm việc tại một nhà tang lễ ở Harlem, khiêng thi thể người tử vong vì COVID-19 xuống tầng hầm, nơi lưu giữ các thi thể chờ làm tang lễ, tại Manhattan, New York, Mỹ, ngày 2/4. 

Can canh cong viec cua nhan vien tang le trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-3
 Các công nhân đào mộ mặc đồ bảo hộ tại Vila Formosa, nghĩa trang lớn nhất Brazil, tại Sao Paulo, ngày 2/4.

Can canh cong viec cua nhan vien tang le trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-4
Nhân viên của một nhà tang lễ di chuyển cỗ quan tài chứa thi thể người tử vong vì COVID-19 tại khu Iztapalapa ở Mexico ngày 30/4. 

Can canh cong viec cua nhan vien tang le trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-5
Một nạn nhân COVID-19 được chôn cất tại nghĩa trang ở Jakarta, Indonesia, ngày 22/4. 

Can canh cong viec cua nhan vien tang le trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-6
Nhân viên nhà tang lễ mặc đồ bảo hộ chuẩn bị đưa quan tài của Antonio Freitas ra khỏi nhà trong khu Tancredo Neves ở Manaus, Brazil, ngày 7/5. 

Can canh cong viec cua nhan vien tang le trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-7
 Quan tài chứa thi thể Antonio Marciano, 65 tuổi, được bọc lại trước khi chôn cất tại nghĩa trang công cộng Duque de Caxias, gần thành phố Rio de Janeiro, Brazi, ngày 5/5.
Can canh cong viec cua nhan vien tang le trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-8
 Bên trong một nhà tang lễ ở khu Queens, New York, Mỹ, ngày 26/4.

Can canh cong viec cua nhan vien tang le trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-9
 Đoàn xe của nhà tang lễ được sử dụng để vận chuyển quan tài chứa thi thể nạn nhân COVID-19 đến nghĩa trang ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 31/3.

Can canh cong viec cua nhan vien tang le trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-10
 Thân nhân và các nhân viên nhà tang lễ khiêng quan tài của một người đàn ông 51 tuổi tử vong vì COVID-19 tại nghĩa trang ở Cape Town, Nam Phi, ngày 12/5.

Can canh cong viec cua nhan vien tang le trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-11
 Hai nhân viên làm việc tại một nhà hỏa táng ở Nezahualcoyotl, ngoại ô Mexico City, trong bộ đồ bảo hộ hôm 16/5.

Can canh cong viec cua nhan vien tang le trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-12
 Thi thể Abba Kyari, một quan chức Nigeria tử vong vì COVID-19, được an táng tại nghĩa trang Gudu ở Abuja ngày 18/4.

Can canh cong viec cua nhan vien tang le trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-13
 Một người đàn ông tử vong vì virus SARS-CoV-2 được chôn cất tại nghĩa trang Vila Formosa, Brazil, ngày 13/5.

Can canh cong viec cua nhan vien tang le trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-14
 Nhân viên nhà xác đứng giữa những chiếc quan tài ở Brussels, Bỉ, hôm 9/4.