Hàng ngàn người dân đỏ mắt chờ thẻ Căn cước công dân

Làm thẻ Căn cước công dân (CCCD) và được phía bưu điện đưa giấy hẹn để phát đến nhà, thế nhưng sau cả năm trời hàng ngàn người dân ở Bình Dương vẫn chưa thể nhận được thẻ.

Bất cập xảy ra tại nhiều địa phương tại tỉnh Bình Dương, trong đó chủ yếu tại TP Thuận An – nơi tập trung đông công nhân và người lao động của tỉnh này. Việc chậm trễ phát thẻ căn cước công dân (CCCD) cho người dân đã gây ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt của người dân trong thời gian qua.

Theo phản ánh của nhiều người dân ở TP Thuận An, sau khi đi làm thẻ CCCD, người dân được hướng dẫn sử dụng dịch vụ chuyển phát thẻ đến tận nơi của bưu điện với mức phí từ 26.000 đồng/người.

Theo đó, sau khi người dân được cơ quan công an cấp thẻ CCCD thì phía bưu điện sẽ chuyển đến theo địa chỉ người dân cung cấp trong biên nhận. Với những người không sử dụng dịch vụ chuyển phát của bưu điện thì được cơ quan công an đưa giấy hẹn đến trụ sở để nhận.

Tuy nhiên, sau nhiều tháng chờ đợi, thậm chí cả năm người dân vẫn chưa thể nhận được thẻ CCCD với các lý do khác nhau từ phía bưu điện và cơ quan công an.

Hang ngan nguoi dan do mat cho the Can cuoc cong dan
Cầm giấy hẹn gần một năm nhưng anh Tự vẫn chưa nhận được thẻ CCCD - Ảnh: X.A

Phải "gõ cửa" nhiều đơn vị, hơn một năm mới nhận thẻ

Anh Trương Văn Tự (SN 1997, quê Thanh Hóa, tạm trú phường An Phú, TP Thuận An) cho biết, ngày 18/6/2021 anh đến địa điểm làm thẻ CCCD của Công an TP Thuận An tổ chức tại phường An Phú. Sau khi làm xong thủ tục, anh được Công an TP Thuận An đưa giấy hẹn đến trụ sở để nhận nhưng bỏ trống thời gian hẹn nhận thẻ.

Sau nhiều tháng chờ đợi, anh Tự nhiều lần đến Công an TP Thuận An để hỏi thì đơn vị này nói chưa có thẻ. Quá sốt ruột, sau gần một năm tính từ thời điểm làm thẻ, anh Tự tiếp tục đến Công an TP Thuận An để hỏi thì được cán bộ tại đây hướng dẫn đến Bưu điện TP Thuận An để nhận.

Thế nhưng, khi anh đến Bưu điện TP Thuận An thì nhân viên tại đây chỉ cho anh điền thông tin vào “Giấy tra cứu thông tin phát thẻ CCCD” rồi yêu cầu anh về nhà, chờ phía bưu điện liên hệ mới được đến nhận. Đến nay, anh Tự vẫn chưa nhận được sự liên hệ từ phía bưu điện để nhận thẻ.

Trường hợp khác là ông Trịnh Văn Hải (SN 1964, ngụ TP Thuận An) cũng phải “đỏ mắt” chờ hơn một năm mới lấy được thẻ CCCD.

Cụ thể, vào ngày 8/6/2021, ông Hải làm thẻ CCCD do Công an TP Thuận An tổ chức. Do nhà ở xa nên ông Hải đăng ký dịch vụ chuyển thẻ đến nhà của bưu điện với phí 26.000 đồng và cung cấp đầy đủ thông tin như họ tên, số nhà, số điện thoại cá nhân,…

Những tưởng khi có thẻ CCCD sẽ được phía bưu điện chuyển đến nhà nhưng ông Hải phải chờ hơn một năm, sau nhiều lần chạy tới chạy lui nhiều nơi thì mới cầm được thẻ CCCD của mình.

Theo ông Hải, trong hơn một năm qua, ông và gia đình phải “gõ cửa” nhiều đơn vị, từ cơ quan công an TP, công an phường, bưu điện từ thành phố tới phường, liên hệ qua số điện thoại các đơn vị này công khai để nhận thẻ nhưng vẫn “bặt vô âm tín”. Trong thời gian này, công việc của ông bị gián đoạn hoàn toàn, không thể làm các thủ tục hành chính và giải quyết công việc. Phải đến ngày 15/6 thì ông Hải mới nhận được thẻ của mình sau hơn một năm trầy trật.

Hang ngan nguoi dan do mat cho the Can cuoc cong dan-Hinh-2

Sau gần một năm ông Hải mới nhận được tin nhắn chuẩn bị phát thẻ CCCD, và hơn 1 tháng sau thẻ mới tới được tay - Ảnh: X.A

Ngoài hai trường hợp nêu trên, hiện đang có hàng ngàn người cũng gặp phải hoàn cảnh tương tự, không biết thẻ CCCD của mình đang ở đâu, lúc nào được phát.

Nguyên nhân chậm trễ?

Lãnh đạo Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Bình Dương (PC06) cho rằng, nguyên nhân dẫn đến việc chậm cấp phát thẻ CCCD cho người dân là do tình hình dịch bệnh trước đây phức tạp, phải giãn cách xã hội nên khó khăn trong việc cấp thẻ.

Ngoài ra, do tình hình dân cư biến động liên tục, lịch sử quản lý giấy tờ thủ tục giấy còn nhiều bất cập dẫn đến các giấy tờ tùy thân của người dân mâu thuẫn, sai lệch với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia nên cần điều chỉnh khi cấp CCCD. Một bộ phận người dân làm CCCD một nơi, thường trú một nơi khác nên việc phối hợp điều chỉnh, cập nhật thông tin gặp nhiều khó khăn.

Việc sai lệch thông tin trong dữ liệu dân cư và thông tin khi cấp CCCD còn do người dân khai sai, khai nhầm, cán bộ nhập nhầm, có sự cập nhật điều chỉnh sau khi đi thu nhận hồ sơ cấp CCCD. Do nhiều người dân không đăng ký tạm trú dẫn đến việc kiểm tra, xác minh và cập nhật thông tin đúng gặp khó khăn.

Trao đổi với PV, đại diện Bưu điện TP Thuận An cho hay, hiện nay đơn vị đang gặp khó trong việc phát thẻ CCCD cho người dân.

Theo vị này, những trường hợp người dân có đầy đủ thông tin và được phía công an cấp thẻ CCCD thì phía bưu điện đã tiến hành phát, chỉ tồn đọng lại các trường hợp không có thông tin trên cơ sở dữ liệu của bưu điện.

Trong thời gian qua, nhiều người dân do nóng lòng lâu ngày không nhận được thẻ nên đến bưu điện để hỏi gây nên tình trạng quá tải, trong số này có nhiều người còn chưa được cơ quan công an cấp thẻ CCCD do nhiều lý do khác nhau, bưu điện cũng đã hướng dẫn người dân đến cơ quan công an để tra cứu thông tin.

Hiện tại Bưu điện Thuận An đang tồn đọng khoảng 5.000 thẻ CCCD. Để tránh tình trạng quá tải, bưu điện sẽ phát các phiếu tra cứu thông tin để người dân điền thông tin, sau đó phía bưu điện sẽ tổng hợp và rà soát, nếu có thẻ CCCD của người dân tại bưu điện thì đơn vị sẽ liên hệ để phát cho người dân.

Năm 2022, CCCD gắn Chip sẽ thay thế giấy tờ cá nhân

Theo Đề án vừa được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt, CCCD gắn Chip sẽ từng bước thay thế giấy tờ cá nhân, ví điện tử, thanh toán không tiền mặt.

Thủ tướng vừa ký quyết định phê duyệt đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là đề án).

Nam 2022, CCCD gan Chip se thay the giay to ca nhan
Trong năm 2022, CCCD gắn Chip sẽ thay thế nhiều giấy tờ cá nhân. 

YouTuber Duy Thường vừa bị tạm giữ trong vụ hỗn chiến là ai?

YouTuber Duy Thường là một trong những nam YouTuber chuyên sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau như YouTube, TikTok,…

YouTuber Duy Thuong vua bi tam giu trong vu hon chien la ai?

Ngày 15/6, Cơ quan điều tra Công an huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) cho biết, đã khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự YouTuber Duy Thường (tên thật là Đào Văn Thường) và 11 thanh niên để điều tra vụ hỗn chiến tại xã Lan Mẫu, làm 2 người bị thương, nghi là do súng tự chế bắn đạn hơi. 

YouTuber Duy Thuong vua bi tam giu trong vu hon chien la ai?-Hinh-2

Theo tìm hiểu, Thường sở hữu kênh YouTube có hơn 1 triệu lượt đăng ký. Trước khi bị tạm giữ, Thường chưa có tiền án, tiền sự. 

Dùng CCCD giả rút tiền ngân hàng: Nhà băng và nhà mạng đều bị lừa

Dùng căn cước công dân (CCCD) giả để rút tiền ngân hàng, cắt dán ảnh làm CCCD giả một cách tinh vi đến nỗi mắt thường khó phân biệt được là một số thủ đoạn mới của nhóm tội phạm mới này.

Trong 1 năm từ tháng 5/2020 đến tháng 5/2021 trên cả nước đã có hơn 2.500 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, tương đương gần một nửa số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản là lừa qua mạng với số tiền hàng nghìn tỷ đồng. Đây là thống kê của Cục An ninh Mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an.

Tội phạm mạng giờ đây không chỉ lừa người dân mà nghiêm trọng hơn còn lừa cả ngân hàng và cả các nhà mạng để chiếm đoạt tiền của người khác với nhiều thủ đoạn mới, rất tinh vi.

Mới đây, Cơ quan công an đã triệt phá nhiều ổ nhóm lừa đảo rút tiền ngân hàng bằng CCCD, CMND giả. Hành vi phạm tội được đánh giá là rất nguy hiểm của tội phạm công nghệ cao.

Dùng CCCD giả để rút tiền ngân hàng

Với thủ đoạn đánh cắp thông tin cá nhân, số điện thoại, hình ảnh, chữ ký của nhiều người qua mạng xã hội, nhóm đối tượng này đã làm giả CCCD của những người có khuôn mặt có nhiều điểm gần giống với khuôn mặt của 1 đối tượng trong nhóm.

Dung CCCD gia rut tien ngan hang: Nha bang va nha mang deu bi lua

Người dân không cho mượn hay đăng tải thẻ CCCD, CMND lên mạng xã hội

Sau đó, chúng sử dụng những CCCD giả này đến các ngân hàng yêu cầu thay đổi số điện thoại, nhận mã OTP , chiếm quyền sử dụng tài khoản của các nạn nhân.

Tại cơ quan công an, đối tượng được phân công trực tiếp mang CCCD giả ra ngân hàng rút tiền khai nhận, đã thực hiện trên 10 vụ rút tiền tại ngân hàng, chiếm đoạt hơn 17 tỷ đồng.

Thủ đoạn cắt dán ảnh làm CCCD giả

Để thực hiện hành vi lừa đảo, rút tiền ngân hàng bằng CCCD giả, nhóm đối tượng này cũng đã làm giả nhiều CCCD bằng cách dán ảnh của 2 đối tượng trong nhóm. Sau đó mang ra các ngân hàng làm thủ tục mở tài khoản. Với thủ đoạn, mỗi tài khoản đăng ký 2 số điện thoại: 1 để nhận mã OTP và 1 để nhận thông báo biến động số dư tài khoản. Các đối tượng rao bán các tài khoản này trên mạng xã hội. Khi gặp khách có nhu cầu mua, chúng chuyển thẻ ATM cho khách và giữ lại số điện thoại biến động số dư.

Mỗi khi thấy tiền chuyển vào tài khoản, ngay lập tức chúng sẽ ra ngân hàng làm thủ tục rút tiền. Trước khi bị bắt, các đối tượng này đã mở 30 tài khoản tại nhiều ngân hàng khác nhau.

Trung tá Đỗ Thị Phương Thanh - Khoa Cảnh sát điều tra, Học viện Cảnh sát nhân dân cho biết: "Tinh vi ở đây là các đối tượng đã chuẩn bị và phân chia vai trò của các đối tượng khác nhau trong cái vụ việc này. Các đối tượng cũng đã liên lạc với các nơi có khả năng làm giả giấy tờ tài liệu. Bằng mắt thường, trong nhiều trường hợp, chúng ta cũng không có đủ những căn cứ hay khả năng để phân biệt được khi mà những qui định liên quan đến CMND phải do những đơn vị chức năng, sử dụng những thiết bị kỹ thuật mới có thể kiểm tra được".

Theo điều 341 của Bộ luật Hình sự, chỉ riêng hành vi làm giả CCCD đã đủ yếu tố để cấu thành tội làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức. Mức phạt cao nhất có thể lên đến 7 năm tù.

Chủ động phòng ngừa tội phạm lừa đảo rút tiền ngân hàng

Hiện nay, các ngân hàng nhận diện khách hàng chỉ căn cứ vào chữ ký mẫu và đặc điểm khi đối chiếu trên CCCD. Khi giấy tờ bị làm giả, về mặt nghiệp vụ, nhân viên ngân hàng khó nhận diện được.

Ngoài ra, theo quy định của ngân hàng, khách hàng muốn rút được tiền, chỉ phải đối chiếu gương mặt, chữ ký với thông tin có trong hồ sơ. Tuy nhiên, có một số trường hợp, giao dịch viên, chấp nhận những chữ ký không đúng hoặc đề nghị khách hàng ký lại, thậm chí là đưa mẫu chữ ký cũ để khách hàng nhìn và ký lại cho đúng. Đây chính là kẽ hở khiến các đối tượng lừa đảo dễ dàng qua mặt để thực hiện hành vi phạm tội.

Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa tội phạm dùng CCCD giả để rút tiền ngân hàng:

Về phía người dân:

- Không cho mượn hay đăng tải thẻ CCCD, CMND lên mạng xã hội, tạo điều kiện cho đối tượng lấy cắp thông tin, chỉnh sửa thay ảnh nhằm mục đích vay tiền hoặc rút tiền trong tài khoản của mình.

- Không mua bán hay sử dụng các tài khoản ngân hàng được rao bán trên mạng xã hội, tránh việc tiếp tay cho các đối tượng lừa đảo.

- Trong trường hợp sử dụng tài khoản qua mạng, cần liên kết với ngân hàng để xác thực.

Về phía ngân hàng:

- Cần đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, sử dụng mã vân tay, soi kỹ dấu giáp lai trên CCCD để phân biệt thật giả.

- Liên kết với Trung tâm dữ liệu của Bộ Công an, trích lục các thông tin từ các cơ quan có thẩm quyền để đối chiếu CCCD khách hàng mang đến.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng nên tổ chức các buổi tập huấn liên quan đến nhân viên giao dịch hoặc khách hàng để cập nhật những phương thức thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm dùng giấy tờ, con dấu, chữ ký giả lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Về phía cơ quan công an:

- Cần tiến hành công tác điều tra, xác minh, phong tỏa ngay lập tức đối với các vụ việc sử dụng CMND giả lừa rút tiền ngân hàng.

Để ngăn chặn hành vi dùng CCCD giả rút tiền ngân hàng, cần có biện pháp ngăn chặn việc làm giả giấy tờ cá nhân, trước hết từ phía ngân hàng, nhà mạng cần tăng cường công tác bảo mật thông tin khách hàng, kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký dịch vụ tài khoản ngân hàng, đăng ký kích hoạt sử dụng thuê bao điện thoại.