Hàng loạt “ông lớn” viễn thông vi phạm quản lý thông tin thuê bao

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ rõ các hành vi vi phạm pháp luật đối với 7 doanh nghiệp viễn thông di động, gồm: Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnamobile, Gtel Mobile, ITel, Mobicast.

Ngày 29/9, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long đã ký đã ban hành Kết luận kiểm tra hoạt động quản lý thông tin thuê bao, xử lý SIM có thông tin thuê bao không đúng quy định, SIM sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với 7 doanh nghiệp viễn thông di động (Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnamobile, Gtel Mobile, ITel, Mobicast).
Hang loat “ong lon” vien thong vi pham quan ly thong tin thue bao
 Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long chủ trì buổi công bố kết luận thanh tra 7 doanh nghiệp viễn thông.
Kết luận kiểm tra đã chỉ rõ sai phạm các doanh nghiệp viễn thông di động trong việc quản lý thông tin thuê bao, cụ thể:
Bán SIM đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước; chấp nhận đăng ký thông tin thuê bao bên ngoài Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông; quản lý chưa chặt chẽ dẫn tới vẫn còn tình trạng thông tin thuê bao không chính xác, không đầy đủ theo quy định; cá nhân đăng ký rất nhiều SIM, cá biệt một số cá nhân đăng ký tới hàng ngàn SIM, đây là một trong các nguyên nhân của tình trạng sử dụng SIM không chính chủ. Doanh nghiệp còn để xảy ra tình trạng nhân viên của mình, nhân viên Đại lý/Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng thông tin cá nhân hoặc sử dụng thông tin của người khác để đăng ký thông tin thuê bao; để cho Đại lý/Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông cho nhau mượn tài khoản để đăng ký thông tin thuê bao; thực hiện không đúng quy trình đăng ký lại thông tin thuê bao, cấp lại SIM; sử dụng hồ sơ đăng ký thuê bao lần đầu để kích hoạt thêm SIM cho người sử dụng, không thực hiện đúng quy trình đăng ký thông tin thuê bao.
Những hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp viễn thông, Đại lý/Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông nêu trên làm ảnh hưởng, kéo dài thời điểm hoàn thành mục tiêu quản lý chính xác thông tin thuê bao, là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng SIM rác vẫn được bán trên thị trường. Ngoài ra, SIM rác còn bị các đối tượng xấu lợi dụng để phát tán tin nhắn, thực hiện cuộc gọi rác, quấy rối, lừa đảo; sơ hở trong việc cấp lại SIM của doanh nghiệp có thể bị đối tượng xấu lợi dụng để chiếm đoạt SIM, từ đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của thuê bao.
Trong đợt kiểm tra này, đây là lần đầu tiên Thanh tra Bộ TTTT phối hợp trực tiếp với các Sở TTTT (TP HCM, Cần Thơ, Bà Rịa Vũng Tàu, Nghệ An, Ninh Bình) tiến hành lập biên bản và sẽ xử phạt các chi nhánh, công ty khu vực của các DNVT và xử phạt trực tiếp Điểm CCDVVT uỷ quyền trên phạm vi toàn quốc với số lượng rất lớn 39 điểm trên toàn quốc. Đây là những đối tượng trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm.
Tổng số tiền phạt là xấp xỉ 3 tỷ đồng trong đó xử phạt DNVT và các chi nhánh 1 tỷ 155 triệu gần tương đương tổng mức Thanh tra Bộ xử phạt trong 5 năm từ 2017 (1.378 triệu); Đặc biệt trước đây, Thanh tra Bộ hầu như không xử phạt các Đại lý, Điểm CCDVT uỷ quyền nhưng lần này đã xử phạt là 1 tỷ 770 triệu.
Cùng với việc xử phạt, Bộ trưởng Bộ TTTT sẽ có văn bản nhắc nhở, chấn chỉnh người đứng đầu doanh nghiệp, yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc để tồn tại tình trạng thuê bao có thông tin không chính xác, đây là lần nhắc nhở thứ 2, nếu có nhắc nhở lần 3 sẽ có biện pháp xem xét xử lý trách nhiệm người đầu doanh nghiệp viễn thông; đồng thời yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, Sở TTTT tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm; xem xét áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động phát triển thuê bao mới và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của người đúng đầu doanh nghiệp nếu doanh nghiệp tái phạm. Đây là hình thức xử phạt hết sức nghiêm khắc, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để đảm bảo quản lý tốt thông tin thuê bao viễn thông, ngăn chặn SIM rác, cuộc gọi rác, cuộc gọi quấy rối, lừa đảo, cuộc gọi đòi nợ không đúng pháp luật thì doanh nghiệp viễn thông và người sử dụng có trách nhiệm rất lớn. Trước hết doanh nghiệp viễn thông phải nghiêm chỉnh chấp hành Nghị định số 49/2017/NĐ-CP, chủ động rà soát cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao, kịp thời phát hiện, xử lý theo quy định thuê bao có thông tin không chính xác; nhắc nhở, chấn chỉnh, chấm dứt hợp đồng đối với các Đại lý/Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông vi phạm; chủ động nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật, công nghệ để đảm bảo tiếp nhận thông tin thuê bao đầy đủ, đúng người sử dụng. Người sử dụng dịch vụ viễn thông di động cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, không mua, sử dụng SIM đã đăng ký trước thông tin thuê bao; cập nhật thông tin thuê bao đầy đủ, chính xác; tố giác đến cơ quan chức năng các tổ chức/cá nhân sử dụng thông tin của mình để đăng ký trước thông tin thuê bao, bán SIM đã đăng ký trước thông tin thuê bao.
Sau cuộc kiểm tra này, Bộ TTTT đang phối hợp với Bộ Công an tiếp tục xử lý đối với các tổ chức/cá nhân vi phạm pháp luật về quản lý thông tin thuê bao, thực hiện cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo, cuộc gọi quấy rối, lừa đảo, cuộc gọi đòi nợ không đúng pháp luật.

Khởi tố 5 đối tượng vụ hai vợ chồng cầm đầu tụ điểm ma túy

Công an tỉnh Hải Dương vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam 5 đối tượng trong vụ án hai vợ chồng nhiều tiền án cầm đầu tụ điểm ma túy phức tạp.

Thông tin mới nhất vụ 2 vợ chồng cầm đầu tụ điểm ma túy phức tạp vừa bị Đội Cảnh sát hình sự Công an huyện Gia Lộc (Hải Dương) phối hợp với Công an xã Đoàn Thượng triệt xóa, sáng 8/9, Công an tỉnh Hải Dương cho biết, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Hải Dương đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 đối tượng gồm vợ chồng Vũ Đình Thủy (SN 1973), Phùng Thị Soan (SN 1976) ở thôn Đĩnh Đào, xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc; Phạm Mạnh Thắng, ở xã Cẩm Chế và Nguyễn Đức Trung, ở xã Tân Việt cùng huyện Thanh Hà, Hải Dương.
Riêng đối tượng, Nguyễn Văn Nghĩa (ở xã Đại Sơn, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

Hành trình phá án: Xác người phụ nữ bị hiếp dâm, giấu xuống giếng

Giang nhặt 1 khúc gỗ trong vườn, đánh nhiều nhát vào đầu nạn nhân, sau đó bóp cổ, hiếp dâm, rồi kéo thi thể ném xuống giếng. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án,

Hanh trinh pha an: Xac nguoi phu nu bi hiep dam, giau xuong gieng
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 20h ngày 14/3/2022, chị chị Trịnh Thị Hồng (SN 1976, trú thôn Ia Sâm, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) điều khiển xe máy rời khỏi nhà đi đến rẫy của gia đình tại thôn Ia Sâm để tưới cà phê. Đến sáng 15/3, người thân không thấy chị Hồng trở về nên vào rẫy tìm kiếm. Tới nơi, mọi người thấy máy bơm nước vẫn hoạt động mà không có chị H., gọi điện thì không liên lạc được.
Hanh trinh pha an: Xac nguoi phu nu bi hiep dam, giau xuong gieng-Hinh-2
Nghi ngờ xảy ra điều xấu, gia đình tích cực tìm kiếm và đến 16h cùng ngày, anh Trịnh Văn Hùng (1988, em trai chị Hồng) phát hiện ở gốc cà phê gần vòi nước đang tưới có hai chiếc quần phụ nữ.

Hành trình phá án: Vào chùa cúng viếng, ra cổng đi giết người vô tội

Sau khi vào chùa cúng viếng, hung thủ đã ra tay sát hại người vô tội một cách dã man để cướp tài sản. Vụ án này được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Vao chua cung vieng, ra cong di giet nguoi vo toi

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 8h40 ngày 5/11/2019, tại khu vực ngã tư kênh Cây Dông, thuộc ấp 2A huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, người dân phát hiện 1 xác nam giới nằm bên kia đường trên người có nhiều vết máu, đầu đội mũ bảo hiểm có cài quai.

Hanh trinh pha an: Vao chua cung vieng, ra cong di giet nguoi vo toi-Hinh-2

Sau khi nhận được tin báo, Công an huyện Tháp Mười đã nhanh chóng có mặt bảo vệ hiện trường, đồng thời báo tin lên Công an tỉnh Đồng Tháp phối hợp xử lý vụ việc.