Hàn Quốc gọi Triều Tiên sau 23 tháng, nói những gì?

Sáng nay, Triều Tiên và Hàn Quốc đã có cuộc điện đàm ngắn gọn do chính Bình Nhưỡng chủ động gọi đến.

Khoảng 9h sáng nay, giới chức Hàn Quốc ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm nối điện thoại đến người đồng cấp Triều Tiên ở bên kia biên giới, điều mà họ vẫn thực hiện mỗi ngày 2 lần suốt 2 năm qua dù không nhận được hồi âm.
Theo The Guardian, điện thoại reo nhưng không ai nhấc máy. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng nguyên nhân của việc này là do vấn đề…thời gian. Hồi tháng 8/2015, Triều Tiên đã điều chỉnh đồng hồ quốc gia sớm hơn Hàn Quốc 30 phút. Điều này có nghĩa là khi Hàn Quốc bắt đầu cuộc gọi lúc 9h, thì ở Triều Tiên chỉ mới 8h30 và khi đó chưa phải giờ bắt đầu làm việc.
Quan chức Hàn Quốc nhận cuộc gọi từ Triều Tiên hôm 3/1. Ảnh: AP.
 Quan chức Hàn Quốc nhận cuộc gọi từ Triều Tiên hôm 3/1. Ảnh: AP.
Đến 9h30 (giờ Hàn Quốc), một quan chức an ninh Bình Nhưỡng đã gọi đến Hàn Quốc. Theo hãng thông tấn Yonhap, khi được người đồng cấp Hàn Quốc hỏi có việc gì muốn nói không, câu trả lời của phía Bình Nhưỡng là “Không”. “Nếu có bất kì việc gì muốn thông báo, chúng tôi sẽ liên lạc” – vị quan chức Triều Tiên nói qua điện thoại và sau đó cuộc gọi kết thúc.
Trước đó, truyền thông quốc tế đưa tin vào 15h30 chiều ngày 3-1, Triều Tiên lần đầu tiên thực hiện cuộc gọi đến Hàn Quốc. Cuộc trò chuyện diễn ra trong vòng 20 phút và hai nước đã “kiểm tra các vấn đề kỹ thuật của đường dây liên lạc”, theo tuyên bố của Bộ Thống nhất Hàn Quốc.
Sau đó, vào khoảng 18h07, phía Triều Tiên một lần nữa gọi điện lại và nói: “Hôm nay như thế là đủ rồi”. Nội dung các cuộc trò chuyện vẫn chưa được tiết lộ, song phát ngôn viên của Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết hai nước đã không bàn về các cuộc đàm phán trực tiếp trong tương lai hoặc thế vận hội.
Chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đề xuất cuộc gặp với Triều Tiên vào ngày 9/1 tới. Ảnh: CNN.
 Chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đề xuất cuộc gặp với Triều Tiên vào ngày 9/1 tới. Ảnh: CNN.
Đây là những cuộc đối thoại đầu tiên giữa quan chức Triều Tiên và Hàn Quốc ở Bàn Môn Điếm, sau 23 tháng hệ thống liên lạc bị Bình Nhưỡng đóng băng để phản đối việc Hàn Quốc cho ngưng hoạt động khu công nghiệp hợp tác liên Triều Kaesong.
Theo tờ The Guardian, cuộc trò chuyện đầu tiên giữa Hàn Quốc và Triều Tiên tuy diễn ra ngắn gọn và không bàn về các vấn đề chính trị, nhưng đây được xem là bước đột phá cho mối quan hệ hai nước.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên cũng có những chuyển biến tích cực khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong bài phát biểu đầu năm tuyên bố sẵn sàng gửi phái đoàn tham dự Thế vận hội Mùa đông ở PyeongChang, Hàn Quốc. Chính quyền Tổng thống Moon Jae-in đã đề xuất một cuộc gặp cấp cao trực tiếp giữa quan chức hai nước vào ngày 9-1 tới để bàn bạc về khả năng này.
Bình Nhưỡng vẫn chưa hồi đáp đề xuất trên. Theo Yonhap, nếu cuộc gặp này diễn ra, đây là lần đầu tiên quan chức cao cấp Hàn-Triều gặp nhau kể từ cuộc đàm phán hồi tháng 12/2015.

Những bức ảnh chưa từng thấy trong chiến tranh Triều Tiên

(Kiến Thức) - Về mặt lý thuyết, Chiến tranh Triều Tiên chưa hề kết thúc và cho tới tận ngày nay vẫn còn rất nhiều góc khuất của cuộc chiến này chưa được phơi bày.

Nhung buc anh chua tung thay trong chien tranh Trieu Tien
 Về mặt lý thuyết, chiến tranh vẫn đang tiếp diễn trên Bán đảo Triều Tiên khi cả hai bên chỉ mới ký hiệp định đình chiến vào năm 1953 và có thể nổ ra lại bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: Thechive.

Phiến quân phục thù, Quân đội Nga tổn thất nặng ở Syria?

(Kiến Thức) - Bộ Quốc phòng Nga mới đây xác nhận hai quân nhân Nga thiệt mạng trong vụ pháo kích của các phần tử khủng bố nhằm vào căn cứ Khmeimim cuối tuần trước.

Theo hãng Al Masdar News ngày 4/1, Bộ Quốc phòng Nga mới đây xác nhận rằng hai quân nhân Nga thiệt mạng trong vụ pháo kích của các phần tử khủng bố nhằm vào căn cứ không quân Khmeimim (ảnh) ở tỉnh Latakia, Syria, hôm 31/12/2017. Ảnh: Sputnik.
Theo hãng Al Masdar News ngày 4/1, Bộ Quốc phòng Nga mới đây xác nhận rằng hai quân nhân Nga thiệt mạng trong vụ pháo kích của các phần tử khủng bố nhằm vào căn cứ không quân Khmeimim (ảnh) ở tỉnh Latakia, Syria, hôm 31/12/2017. Ảnh: Sputnik. 

Trước đó, South Front dẫn nguồn tin ngày 3/1 cho hay, 7 máy bay Nga, trong đó có 4 chiếc Su-24, hai chiếc Su-35 và một máy bay vận tải An-72, đã bị phá hủy trong vụ pháo kích căn cứ Khmeimim cuối tuần trước. Ngoài ra, 9 quân nhân Nga có thể đã bị thương trong vụ tấn công. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga đã bác bỏ thông tin này. Ảnh: Sputnik.
 Trước đó, South Front dẫn nguồn tin ngày 3/1 cho hay, 7 máy bay Nga, trong đó có 4 chiếc Su-24, hai chiếc Su-35 và một máy bay vận tải An-72, đã bị phá hủy trong vụ pháo kích căn cứ Khmeimim cuối tuần trước. Ngoài ra, 9 quân nhân Nga có thể đã bị thương trong vụ tấn công. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga đã bác bỏ thông tin này. Ảnh: Sputnik.

Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, tại Damascus, ngày 3/1, Quân đội Syria được cho là đã giành lại quyền kiểm soát ngôi làng Ayn Zuriqa ở vùng Đông Ghouta, đồng thời cắt đứt tuyến đường trọng yếu nối al-Nashabiyah với khu vực còn lại ở Đông Ghouta hiện do nhóm phiến quân chiếm đóng. Ảnh: SF.
Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, tại Damascus, ngày 3/1, Quân đội Syria được cho là đã giành lại quyền kiểm soát ngôi làng Ayn Zuriqa ở vùng Đông Ghouta, đồng thời cắt đứt tuyến đường trọng yếu nối al-Nashabiyah với khu vực còn lại ở Đông Ghouta hiện do nhóm phiến quân chiếm đóng. Ảnh: SF. 

Trong khi đó, nhóm phiến quân Phong trào Ahrar al-Sham đã bất ngờ tấn công căn cứ của Lực lượng Đặc nhiệm Syria (SMF) ở Harasta, phía bắc Đông Ghouta. Tuy nhiên, SMF đã đập tan cuộc tấn công này và tiêu diệt hai tay súng Ahrar al-Sham. Ảnh: SF.
 Trong khi đó, nhóm phiến quân Phong trào Ahrar al-Sham đã bất ngờ tấn công căn cứ của Lực lượng Đặc nhiệm Syria (SMF) ở Harasta, phía bắc Đông Ghouta. Tuy nhiên, SMF đã đập tan cuộc tấn công này và tiêu diệt hai tay súng Ahrar al-Sham. Ảnh: SF.

Ngoài ra, hàng chục chiến binh Ahrar al-Sham và ba chỉ huy của nhóm phiến quân này đã bỏ mạng trong các cuộc giao tranh với lực lượng chính phủ Syria xung quanh căn cứ Armored Vehicles, Đông Ghouta, vài ngày qua. Ảnh: SF.
 Ngoài ra, hàng chục chiến binh Ahrar al-Sham và ba chỉ huy của nhóm phiến quân này đã bỏ mạng trong các cuộc giao tranh với lực lượng chính phủ Syria xung quanh căn cứ Armored Vehicles, Đông Ghouta, vài ngày qua. Ảnh: SF.

Còn tại Deir Ezzor, AMN đưa tin, giao tranh ác liệt giữa lực lượng người Kurd và phiến quân IS ở khu vực bờ đông sông Euphrates vẫn tiếp diễn ác liệt. Ảnh: AMN.
 Còn tại Deir Ezzor, AMN đưa tin, giao tranh ác liệt giữa lực lượng người Kurd và phiến quân IS ở khu vực bờ đông sông Euphrates vẫn tiếp diễn ác liệt. Ảnh: AMN.

“Các cuộc giao tranh giữa người Kurd và IS tại thị trấn Abu Hammam và Haijin do nhóm khủng bố chiếm đóng đã kéo dài trong suốt gần ba tuần, với thương vong gia tăng ở cả hai phía”, nguồn tin cho hay. Ảnh: SF.
 “Các cuộc giao tranh giữa người Kurd và IS tại thị trấn Abu Hammam và Haijin do nhóm khủng bố chiếm đóng đã kéo dài trong suốt gần ba tuần, với thương vong gia tăng ở cả hai phía”, nguồn tin cho hay. Ảnh: SF.

Tại Idlib, theo hãng Fars (Iran), Quân đội Syria đã mở cuộc tấn công mới nhằm giành lại quyền kiểm soát một khu vực chiến lược ở phía đông nam tỉnh này sau khi tái chiếm các khu al-Zarzur, Sham al-Hawa và Um al-Khalakhil. Ảnh: FNA.
 Tại Idlib, theo hãng Fars (Iran), Quân đội Syria đã mở cuộc tấn công mới nhằm giành lại quyền kiểm soát một khu vực chiến lược ở phía đông nam tỉnh này sau khi tái chiếm các khu al-Zarzur, Sham al-Hawa và Um al-Khalakhil. Ảnh: FNA.

Còn tại tỉnh Hama, các tay súng khủng bố thuộc nhóm liên minh thánh chiến Hayat Tahrir al-Sham vừa tuyên bố đã phá hủy một chiếc xe tăng T-72 của Quân đội Syria bằng tên lửa dẫn đường chống tăng hôm 2/1 giữa lúc giao tranh tiếp diễn tại thị trấn Al-Rajhan. Ảnh: AMN.
Còn tại tỉnh Hama, các tay súng khủng bố thuộc nhóm liên minh thánh chiến Hayat Tahrir al-Sham vừa tuyên bố đã phá hủy một chiếc xe tăng T-72 của Quân đội Syria bằng tên lửa dẫn đường chống tăng hôm 2/1 giữa lúc giao tranh tiếp diễn tại thị trấn Al-Rajhan. Ảnh: AMN.