Hải quân Mỹ có thể làm gì khi xảy ra chiến tranh?

(Kiến Thức) - Nếu không thể điều khiển được các tàu chiến an toàn trong tình huống hàng hải dân sự bình thường, thì Hải quân Mỹ có thể làm gì khi xảy ra chiến tranh?

Hải quân Mỹ có thể làm gì khi xảy ra chiến tranh chính là câu hỏi mà nhà báo kỳ cựu Finian Cunningham đặt ra trong bài viết đăng trên trang mạng Sputnik ngày 21/8/2017. Nhà báo Finian Cunningham (sinh năm 1963 ở Belfast, Bắc Ireland) đã viết nhiều về các vấn đề quốc tế. Trong hơn 20 năm qua, ông từng làm việc trên cương vị biên tập viên và bình luận viên cho nhiều tổ chức truyền thông lớn - trong đó có các nhật báo The Mirror, Irish Times và the Independent.
Hai quan My co the lam gi khi xay ra chien tranh?
Tàu khu trục USS John S McCain bị một tàu chở dầu đâm móp sườn ở vùng biển gần Singapore. Ảnh: Reuters 
Trong vụ tai nạn gần đây nhất , tàu khu trục USS John S McCain đã va chạm với một tàu chở dầu gần Singapore. Theo nhà báo Finian Cunningham, đây là vụ tai nạn lớn thứ tư liên quan đến Hải quân Mỹ trong năm nay và tất cả đều ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Mười thủy thủ Mỹ mất tích và có lẽ đã bị chết trong vụ tàu khu trục USS John S McCain bị tàu chở dầu đâm móp sườn này.
Một nhà bình luận quân sự Mỹ đặt câu hỏi với CNN: “ Làm thế nào mà một tàu khu trục hải quân hiện đại được trang bị nhiều hệ thống radar và thiết bị tiên tiến …lại không thể phát hiện và tránh va chạm với một tàu chở dầu 30.000 tấn chậm chạp di chuyển với tốc độ 10 hải lý/giờ?”.
Tàu khu trục USS John S McCain được trang bị hệ thống chống tên lửa Aegis, được coi là đỉnh cao của công nghệ Mỹ. Có 14 tàu như vậy được Hạm đội 7 Mỹ điều hành ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Các tàu này được cho là một phần quan trọng của hệ thống phòng thủ bảo vệ Mỹ và các nước đồng minh trước các loại tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên.
Nếu những tàu chiến tối tân của Hải quân Mỹ không thể tránh được va chạm các tàu chở hàng chậm chạp, thì chúng làm sao có thể phát hiện và tiêu diệt các tên lửa đạn đạo siêu âm xuyên qua tầng bình lưu của đối phương. Sự kém cỏi của các lực lượng Mỹ chỉ làm tăng thêm căng thẳng ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vốn đã nóng bỏng bởi cuộc đối đầu hạt nhân giữa Washington và Bình Nhưỡng.
Vụ va chạm gần đây nhất giữa một tàu khu trục Aegis của Mỹ với tàu chở dầu chính là lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng tai nạn có thể xảy ra ngay cả với các hệ thống vũ khí được cho là tinh vi nhất. Do tình trạng đối đầu Mỹ-Triều Tiên hiện nay, cách tiếp cận “chấp nhận rủi ro” của Mỹ đối với CHDCND thông qua các cuộc tập trận ở Hàn Quốc là điều khó hiểu.
Trong hai tuần tới, cuộc tập trận khổng lồ giữa các lực lượng Mỹ và quân đội Hàn Quốc/Nhật Bản có nguy cơ dẫn đến một cuộc chiến toàn diện với Triều Tiên. Nếu chiến tranh bùng phát, có lẽ nó sẽ liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân, với hậu quả thảm khốc về con người và hệ sinh thái.
Những vụ tai nạn vừa qua của Hải quân Mỹ khiến người ta ngày càng lo lắng về những tình huống bất ngờ có thể dẫn đến chiến tranh. Đó chính là lý do vì sao Trung Quốc và Nga kêu gọi tất cả các bên tránh leo thang quân sự và ưu tiên các giải pháp đối thoại ngoại giao trong khu vực Đông Bắc Á.
Trong khi đó, Washington tuyên bố rằng tàu chiến của Hải quân Mỹ có mặt ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương để đảm bảo "tự do hàng hải".
Trước vụ va chạm mới nhất của tàu khu trục USS John S McCain trong tuần này với một tàu chở dầu ngoài khơi Singapore, một tàu khu trục Aegis của Mỹ (USS Fitzgerald) hồi đầu tháng 6 đã bị một tàu chở hàng rời Nhật Bản đâm bẹp. Vụ việc đó đã dẫn đến cái chết của 7 thủy thủ Mỹ. Chỉ mới tuần trước, các chỉ huy của tàu khu trục USS Fitzgerald đã bị sa thải vì “thiếu năng lực”, trong một cuộc điều tra hải quân.
Trong tháng 5, một tàu tên lửa dẫn đường của Mỹ đã va chạm với tàu đánh cá của Hàn Quốc. Tai nạn thứ tư trong năm nay là vụ một tàu chiến Mỹ bị mắc cạn trong khi tiến gần Nhật Bản.
Hậu quả chết người của tình trạng “thiếu năng lực” này một phần là do sự hiện diện quân sự chưa từng có của quân đội Mỹ tại một trong những tuyến vận tải thương mại đông đúc nhất thế giới. Gần 25% khối lượng hàng hoá toàn cầu được vận chuyển qua Eo biển Malacca và Biển Đông. Hơn 200 tàu hàng chở qua eo biển Malacca rộng 2,8 km mỗi ngày, gần nơi mà tàu khu trục Mỹ USS John S Mc Cain va chạm với tàu chở dầu trong tuần này.
Với các vụ va chạm biển cả do tàu Hải quân Mỹ gây ra, người ta đặt vấn đề nghi vấn về tính hiệu quả của chiến dịch “tự do hàng hải” mà Washington đang theo đuổi.
Nhà báo Finian Cunningham kết luận: Nguy cơ nghiêm trọng nhất đến từ các lực lượng Mỹ là tình trạng thiếu năng lực trong việc xử lý các hệ thống vũ khí công nghệ cao tại một khu vực dễ bùng phát một cuộc chiến tranh hạt nhân. Bất kỳ sự thiếu thận trọng nào của Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đều có thể dẫn đến hậu quả khôn lường trên thế giới.

Các thành phố của Nga “thay da đổi thịt” sau 70 năm

(Kiến Thức) - Dưới đây là bộ ảnh ấn tượng cho độc giả thấy các thành phố của Nga “thay da đổi thịt” ra sao trong 70 năm qua.

Cac thanh pho cua Nga “thay da doi thit” sau 70 nam

Hình ảnh ga đường sắt ở thành phố Stalingrad sau vụ không kích của phát xít Đức năm 1942. Ảnh: ER.

Mỹ tiếp tục tuần tra Biển Đông, phớt lờ Trung Quốc

(Kiến Thức) - Một đại diện của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Sputnik hôm 2/7 rằng hành động tuần tra Biển Đông của Hoa Kỳ phù hợp luật pháp quốc tế và sẽ được tiếp tục.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối việc tàu khu trục USS Stethem tuần tra Biển Đông, tiến vào vùng biển ngoài khơi đảo Tri Tôn thuộc Quần đảo Hoàng (mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam trong năm 1974). Theo Phát ngôn viên Lục Khảng, hành động nói trên của Mỹ đã vi phạm luật pháp Trung Quốc cũng như luật pháp quốc tế, khiêu khích nghiêm trọng về chính trị và quân sự.

Ảnh hiếm về dòng tộc Sa hoàng Nga

(Kiến Thức) - Loạt ảnh màu dưới đây khắc họa chân dung một số nhân vật nổi tiếng trong dòng tộc Sa hoàng Nga.

Anh hiem ve dong toc Sa hoang Nga
 Sa hoàng Nga Nikolai II trong bộ quân phục năm 1912. Được biết, Nikolai II là vị Sa hoàng cuối cùng trong lịch sử nước Nga. Ảnh: ER.

Anh hiem ve dong toc Sa hoang Nga-Hinh-2
 Sa hoàng Nga Nikolai II bên Hoàng hậu Alexandra Fyodorovna. Bà là cháu gái của Nữ hoàng Anh Victoria. Ảnh: ER.

Anh hiem ve dong toc Sa hoang Nga-Hinh-3
 Ảnh chụp Sa hoàng Alexander III năm 1893. Ông là vị Sa hoàng áp chót của Đế quốc Nga, tại vị từ ngày 13/3/1881 tới khi qua đời năm 1894. Ảnh: ER.

Anh hiem ve dong toc Sa hoang Nga-Hinh-4
Ksenia Romanova, con gái của Sa hoàng Alexander III. Ảnh: ER.
Anh hiem ve dong toc Sa hoang Nga-Hinh-5
Nữ Đại công tước Olga và Tatyana Romanova năm 1913. Ảnh: ER.
Anh hiem ve dong toc Sa hoang Nga-Hinh-6
Alexei Romanov, con trai duy nhất của Sa hoàng Nikolai II, năm 1930. Ảnh: ER.

Anh hiem ve dong toc Sa hoang Nga-Hinh-7
Hình ảnh nữ công tước Elisaveta Sheremeteva. Ảnh: ER.
 
Anh hiem ve dong toc Sa hoang Nga-Hinh-8
Nữ Đại Công tước Elizabeth Feodorovna của Nga. Bà là vợ của Đại Công tước Sergei Alexandrovich - con trai của Sa hoàng Alexander II. Ảnh: ER. Ảnh: ER.

Anh hiem ve dong toc Sa hoang Nga-Hinh-9
 Trong hình là nữ Đại Công tước Alexandra Feodorovna. Bà là vợ của Sa hoàng Nikolai II. Ảnh: ER.

Anh hiem ve dong toc Sa hoang Nga-Hinh-10
 Nữ Đại Công tước Tatyana năm 1913. Ảnh: ER.
Anh hiem ve dong toc Sa hoang Nga-Hinh-11
 Nữ Đại công tước của Nga Maria Vladimirovna hồi nhỏ. Ảnh: ER.