Mỹ tiếp tục tuần tra Biển Đông, phớt lờ Trung Quốc

(Kiến Thức) - Một đại diện của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Sputnik hôm 2/7 rằng hành động tuần tra Biển Đông của Hoa Kỳ phù hợp luật pháp quốc tế và sẽ được tiếp tục.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối việc tàu khu trục USS Stethem tuần tra Biển Đông, tiến vào vùng biển ngoài khơi đảo Tri Tôn thuộc Quần đảo Hoàng (mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam trong năm 1974). Theo Phát ngôn viên Lục Khảng, hành động nói trên của Mỹ đã vi phạm luật pháp Trung Quốc cũng như luật pháp quốc tế, khiêu khích nghiêm trọng về chính trị và quân sự.
Trung Quốc đã "điều các tàu quân sự và máy bay chiến đấu để cảnh báo tàu khu trục Mỹ”.
My tiep tuc tuan tra Bien Dong, phot lo Trung Quoc
Tàu khu trục USS Stethem của Hải quân Mỹ. Ảnh: The Maritime Executive 
Đại diện bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Tất cả các hoạt động (tuần tra Biển Đông) được tiến hành theo luật pháp quốc tế và cho thấy Hoa Kỳ sẽ bay, đi biển và hoạt động ở bất cứ nơi nào có luật pháp quốc tế cho phép. Các lực lượng Hoa Kỳ hoạt động ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trên cơ sở hàng ngày”.
Vị đại diện này chỉ ra rằng Mỹ đã có một Chương trình hoạt động Tự do hàng hải (FONOP) nhằm thách thức các yêu sách hàng hải quá mức nhằm bảo vệ các quyền lợi, tự do, sử dụng không phận và vùng biển vốn dành cho tất cả các nước.
Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ nói tiếp: "Chúng tôi đang tiếp tục các FONOP thông thường, như chúng tôi thường làm trong quá khứ và sẽ tiếp tục làm trong tương lai”. Ông này nói rằng các hoạt động tuần tra Biển Đông luôn được công khai trong Báo cáo Tự do Hàng hải hàng năm của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Tháng 5 vừa qua, tàu khu trục tên lửa USS Dewey, của Mỹ đã tiến hành hoạt động tuần tra ở Biển Đông. Tàu chiến của Mỹ này đã đi vòng quanh rạn san hô ngầm Đá Vành Khăn mà Trung Quốc đã biến thành đảo nân tạo ở Quần đảo Trường Sa. Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã cáo buộc Washington quân sự hóa khu vực Biển Đông, sau chuyến đi tuần tra của tàu USS Dewey gần Đá Vành Khăn.
Cũng trong tháng 5, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc được cho là đã bay sát chiếc máy bay trính sát chống tàu ngầm P-3 Orion của Mỹ bay trên Biển Đông, với khoảng cách nguy hiểm chỉ khoảng 30 mét.

Loạt ảnh hiếm về vụ ám sát Tổng thống Kennedy

(Kiến Thức) - Vụ ám sát Tổng thống Kennedy vào năm 1963 từng gây chấn động toàn thế giới.

Loat anh hiem ve vu am sat Tong thong Kennedy
 Vợ chồng Thống đốc Texas John Connally (phía trước) ngồi cùng với vợ chồng Tổng thống Mỹ John F. Kennedy trên chiếc limousine năm 1963. Bức ảnh này được chụp chỉ vài phút trước khi vụ ám sát Tổng thống Kennedy xảy ra ở Dallas, bang Texas, ngày 22/11/1963. Ảnh: ATI.

Loat anh hiem ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-2
 Nhân viên mật vụ Mỹ Glint Hill nhảy lên chiếc limousine để làm “lá chắn” bảo vệ vợ chồng Tổng thống Kennedy sau khi những tiếng súng vang lên. Ảnh: ATI.

Loat anh hiem ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-3
 Bill và Gayle Newman nằm xuống đất và che chắn cho con của họ, chỉ vài giây sau khi Tổng thống Kennedy bị bắn. Ảnh: ATI.

Loat anh hiem ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-4
Phản ứng của một người phụ nữ trước tin tức Tổng thống Kennedy bị ám sát. Ảnh: ATI. 

Loat anh hiem ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-5
 Vợ chồng Tổng thống Kennedy tươi cười khi tới sân bay Love Field ở Dallas vào buổi sáng trong ngày ông bị ám sát. Ảnh: ATI.

Loat anh hiem ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-6
 Ảnh chụp Tổng thống Kennedy và Đệ nhất phu nhân ngồi trên chiếc limousine vẫy chào mọi người không lâu trước khi vụ ám sát xảy ra. Ảnh: ATI.

Loat anh hiem ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-7
 Tổng thống Kennedy đã mặc chiếc áo sơ mi này lúc ông bị ám sát. Ảnh: ATI.

Loat anh hiem ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-8
Hàng loạt tờ báo New York đưa tin về cái chết của Tổng thống John F. Kennedy. Ảnh: ATI. 

Loat anh hiem ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-9
 Ảnh chụp Tổng thống Kennedy ngay sau khi bị bắn. Ảnh: ATI.

Loat anh hiem ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-10
 Khoảnh khắc chiếc limousine của Tổng thống Kennedy đi xuống phố Elm ngay sau tiếng súng nổ đầu tiên. Ảnh: ATI.

Loat anh hiem ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-11
Kẻ ám sát được cho là đã bắn Tổng thống Kennedy từ cửa sổ tầng 6 của tòa nhà Texas School Book Depository. Ảnh chụp gần một tiếng sau khi vụ ám sát xảy ra. Ảnh: ATI. 

Loat anh hiem ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-12
 Đám đông người dân chờ tin tức bên ngoài bệnh viện Parkland Memorial, nơi Tổng thống Kennedy được đưa vào cấp cứu sau khi bị bắn hôm 22/11/1963. Ảnh: ATI.

Loat anh hiem ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-13
 Chân dung kẻ được cho là đã ám sát Tổng thống Kennedy, Lee Harvey Oswald. Ảnh chụp ngày 23/11/1963. Được biết, Oswald đã bị một kẻ bắn chết tại đồn cảnh sát Dallas hôm 24/11/1963. Ảnh: ATI.

Loat anh hiem ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-14
 Đoàn xe của Tổng thống Kennedy đi qua tòa nhà Texas School Book Depository ngay trước khi vụ ám sát xảy ra. Ảnh: ATI.

Loat anh hiem ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-15
Ảnh chụp phòng cấp cứu trong bệnh viện Parkland Memorial nơi Tổng thống Kennedy đã được đưa vào sau khi trúng đạn. Ảnh: ATI. 

Loat anh hiem ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-16
 Cảnh sát Dallas cầm khẩu súng trường mà Lee Harvey Oswald được cho là đã sử dụng để sát hại Tổng thống Kennedy. Ảnh: ATI.

Loat anh hiem ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-17
 Một bác sĩ tại bệnh viện Parkland Memorial phát biểu trong cuộc họp báo sau vụ ám sát Tổng thống Mỹ Kennedy. Ảnh: ATI.

Loat anh hiem ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-18
 Bên trong chiếc limousine của Tổng thống Kennedy sau khi ông bị ám sát. Ảnh: ATI.

Loat anh hiem ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-19
 Xe tang chở thi hài cố Tổng thống Kennedy rời khỏi bệnh viện Parkland Memorial trong khi đám đông người dân đứng bên đường. Ảnh: ATI.

Loat anh hiem ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-20
 Các nhân viên mật vụ Mỹ đưa linh cữu của Tổng thống John F.Kennedy lên chiếc Không lực Một tại sân bay Love Field. Ảnh: ATI.

Vì sao tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Lần thứ hai, Mỹ đã đưa một tàu chiến vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.

Ngày 30/1, một tàu chiến Mỹ đã tiến hành tuần tra Biển Đông gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974.  Đây là chuyến tuần tra Biển Đông thứ hai của tàu chiến Mỹ trong mấy tháng gần đây. Đảo Tri Tôn là một trong nhiều địa điểm có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, gây căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Vi sao tau chien My thach thuc Trung Quoc o Bien Dong?
Tàu chiến Mỹ tuần tra Biển Đông.
Mỹ  cũng có lợi ích trong khu vực, không chỉ vì  quan hệ phức tạp với Trung Quốc, mà còn vì Biển Đông là cho một tuyến đường thương mại quan trọng đối với giao lưu thương mại toàn cầu. Vì vậy, chuyến tuần tra Biển Đông lần này, tập trung vào đảo Tri Tôn,  là một phần trong chiến lược của Mỹ thúc ép Bắc Kinh tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.

TQ điều chiến đấu cơ đối phó tàu Mỹ tuần tra Biển Đông

(Kiến Thức) - Trung Quốc vội điều máy bay, tàu chiến giám sát chiến hạm USS William P. Lawrence tuần tra khu vực 12 hải lý quanh rạn san hô Đá Chữ Thập ở Biển Đông.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết hai máy bay chiến đấu và ba tàu chiến đã được huy động trong ngày 10/5 để giám sát tàu khu trục tên lửa USS William P. Lawrence của Mỹ và yêu cầu tầu này rời khỏi khu vực. Cũng trong ngày, phía Trung Quốc tố cáo việc Mỹ đưa tàu khu trục tên lửa USS William P. Lawrence đi sát Đá Chữ Thập là một mối đe dọa đối với hòa bình và chứng tỏ việc Bắc Kinh lắp đặt các thiết bị quân sự ở khu vực này là cần thiết.
TQ dieu chien dau co doi pho tau My tuan tra Bien Dong
Tàu khu trục tên lửa USS William P. Lawrence (DDG-110) tuần tra trên biển. Ảnh militaryfactory.com