Hãi hùng xem cảnh “tắm trắng” dừa

Những quả dừa gọt vỏ trắng nõn nà bày bán ngoài đường, tại các nhà hàng, quán giải khát nhìn rất bắt mắt, nhưng đã được tẩy trắng kinh hoàng.

Tắm thuốc tẩy, hoá chất cho dừa xiêm
4h30 sáng 27/8, tại đại lý chuyên kinh doanh dừa của bà Tr ở khu đô thị Đền Lừ (đoạn gần chợ đầu mối Đền Lừ, Hoàng Mai, Hà Nội) gần chục nhân viên đang làm việc tại đây hối hả gọt vỏ dừa để kịp giao hàng cho khách, cùng lúc một nhân viên nam (khoảng 28 tuổi) và một người phụ nữ (khoảng gần 40 tuổi) múc vội từng xô nước đổ vào hai thùng phuy đã cũ để sẵn ngay cửa ra vào. Được khoảng nửa thùng phuy nước, người phụ nữ lấy một túi bột màu trắng đổ thẳng vào thùng phuy, khuấy đều.
Những quả dừa sau khi gọt vỏ xong được bỏ thẳng vào hai thùng phuy, khoảng gần 10 phút sau, một người phụ nữ đeo găng tay vớt từng quả dừa ra bày lên bàn để bán. Cầm quả dừa vừa ngâm nước trắng tinh, bà Tr giới thiệu cho mối hàng: “Nhà chị ngâm qua rồi nên cứ yên tâm, loại này để cả tuần vẫn trắng tinh như vừa gọt vỏ”.
Cách đó không xa là đại lý chuyên kinh doanh dừa của bà Chi, đại lý của bà Chi rộng chừng 100m2 bên trong chất đầy dừa. Trưa 27/8, thấy có mối hàng mới, bà Chi hồ hởi: “Lấy về bán quán nước, làm thạch hay làm kem dừa, dừa nhà chị lấy nguyên gốc Bến Tre nên rất ngon, loại lớn 17 ngàn đồng/quả, loại bé 13 ngàn/quả đã gọt vỏ, không gọt vỏ rẻ hơn 2 ngàn đồng/quả”.
Loại hoá chất (bột màu trắng) dùng để tẩy trắng dừa (ảnh chụp tại đại lý kinh doanh của bà Chi).
Loại hoá chất (bột màu trắng) dùng để tẩy trắng dừa (ảnh chụp tại đại lý kinh doanh của bà Chi). 
Khác với cách làm thủ công như ở đại lý của bà Tr, bà Chi đầu tư hẳn một máy gọt vỏ dừa chạy bằng điện. Ngay bên máy gọt vỏ dừa là một thùng nhựa màu đỏ loại lớn bên trong đựng già nửa xô nước màu trắng đục có mùi hắc rất khó chịu, gọt xong vỏ quả dừa nào bà Chi bỏ vào xô nước quả đấy. Hàng trăm quả dừa ngâm thuốc tẩy trắng tinh nhanh chóng được các lái buôn đến vận chuyển đi tiêu thụ.

Thấy mối hàng lo lắng về khả năng bảo quản dừa, bà Chi cười sang sảng đáp: “Cứ lấy loại đã gọt vỏ về mà bán, loại này chỉ đắt hơn loại chưa gọt có 2 ngàn đồng thôi, gọt xong chị ngâm hoá chất rồi nên không lo bị đen hoặc hỏng đâu, bán không hết cứ bỏ vào tủ lạnh để cả tuần vẫn trắng tinh, cả khu vực Hoàng Mai, Hai Bà Trưng đều lấy hàng của nhà chị, mỗi ngày nhà chị bán ra cả trăm quả dừa đã tẩy trắng”.
Nói rồi, bà Chi vào kho lấy trong tủ ra một túi màu đen bên trong đựng một túi bột màu trắng. Theo quan sát, túi bột không hề có tên cơ sở sản xuất, tên nhãn hàng hay hướng dẫn sử dụng và có mùi hắc rất khó ngửi. “Bí quyết đây, không có loại này gọt xong được dăm phút là dừa đen như bị ruồi bâu, nhìn chả ai dám mua”. Theo bà Chi, loại bột đó là hoá chất dùng để tẩy trắng dừa được mua ở phố Hàng Buồm (Hoàn Kiếm) và chợ Đồng Xuân.
Tưới hoá chất thuốc tẩy đã pha trực tiếp lên dừa đã gọt vỏ.
 Tưới hoá chất thuốc tẩy đã pha trực tiếp lên dừa đã gọt vỏ. 
“Có người gọi là hoá chất tẩy trắng có người lại gọi là bột chanh, bột tẩy đường hay bột axít, cứ ra Hàng Buồm bảo mua thuốc tẩy trắng dừa là họ bán cho cả loại bột này và thuốc tẩy đi kèm. Thường thì thuốc tẩy nhà vệ sinh hoặc tẩy quần áo, bao nhiêu cũng có, loại tốt 70 ngàn đồng/kg, loại bình thường giá 40 ngàn đồng/kg. Pha một lạng bột này với một chén thuốc tẩy vào xô nước, bỏ quả dừa vào ngâm khoảng 4 phút là quả dừa có thể trắng được cả tuần”, bà Chi giới thiệu.

Để chứng minh lời mình, bà Chi đeo găng tay vớt quả dừa vừa được ngâm ra, hào hứng nói: “Đấy, trắng tinh ra rồi đây. Cứ yên tâm lấy về bán, dừa càng trắng càng được nhiều người chọn mua, nhà chị bán mấy năm nay rồi”.
Chỉ bán chứ không dám dùng
Trưa 30/8, chúng tôi tiếp tục tiếp cận một đại lý kinh doanh dừa ở phố Nguyễn An Ninh (Hà Nội). Trong kho rộng chừng 70m2 dừa xếp ngổn ngang, dù đang trưa nắng nhưng người làm tại đây vẫn hối hả gọt vỏ dừa để ngâm tẩy trắng, những chiếc xô, chậu, thùng phuy ngâm dừa tại đây ố vàng, cáu bẩn, mùi thuốc tẩy, hoá chất bốc lên hăng hắc rất khó ngửi.
Để giữ chân mối hàng, bà D - một người làm tại đây không ngần ngại: “Nhà chị ngâm tẩy trắng hết rồi không lo bị đen đâu, tẩy trắng như thế này dễ bán lắm, người mua họ thấy trắng là thích chứ không biết là mình tẩy trắng đâu mà lo”. Chúng tôi tỏ ý muốn học cách pha chế bà D cười xoà: “Dễ ợt thôi mà, muốn dừa trắng lâu thì dùng nhiều bột hoá chất và thuốc tẩy pha với ít nước, muốn trắng vừa vừa thì làm ngược lại, có thể ngâm trực tiếp dừa vào nước hoặc pha ra chậu riêng rồi tưới lên từng quả dừa”.
Dừa thâm chuẩn bị được ngâm hóa chất.
Dừa thâm chuẩn bị được ngâm hóa chất.  
Cũng theo bà D, đại lý nơi bà làm việc đã áp dụng cách tẩy trắng này từ gần 2 năm nay và rất dễ bán, ngoài bán dừa ngâm nguyên quả bà D còn làm cả thạch dừa, kem dừa. “Ngâm là để cho dễ bán chứ không dám dùng, mình dùng thì cứ quả nào chưa gọt vỏ, ngâm bổ ra mà dùng cho chắc ăn, lỡ đâu thuốc nó ngâm vào lại đau bụng”, bà D nói.

Theo chân một chuyến hàng, chúng tôi đến khu vực gần bến xe Mỹ Đình, tại đây có rất nhiều hàng quán bán dừa, những quả dừa đã gọt vỏ trắng tinh khách hàng vô tư mua về sử dụng nhưng ít ai biết được những quả dừa đó đã được tẩy trắng bằng hoá chất độc hại. Chị Hạnh (40 tuổi, trú quận Nam Từ Liêm) vô tư cho biết: “Dừa trắng đẹp thế này uống mới ngon, nhiều quả dừa đen thui ra nhìn mất cảm tình không muốn mua, còn mua mấy quả chưa gọt vỏ về mình rất lười gọt”.
Dừa ngâm hóa chất được mang đi tiêu thụ khắp nơi.
Dừa ngâm hóa chất được mang đi tiêu thụ khắp nơi.  
Cũng theo giới thiệu của bà D, chúng tôi tìm đến phố Hàng Buồm tìm mua thuốc tẩy trắng dừa. Dù đã dạo một vòng qua rất nhiều cửa hàng bán hoá chất, nhưng khi thấy khách lạ hỏi mua thuốc tẩy, nhiều chủ hàng dứt khoát: “Không có. Ai dám bán loại thuốc đấy!”. Phải qua rất nhiều cửa hàng, bày biện đủ lý do, người quen giới thiệu, chúng tôi mới được một chủ hàng thật thà: “Đây là loại hoá chất cấm bán và cấm được sử dụng vì rất nguy hiểm, chỉ bán cho mấy bà buôn dừa là khách quen lâu năm thôi, bán bừa bãi lỡ khách hàng bị ngộ độc, công an họ truy ra thì hết đường làm ăn”.

Trao đổi về vấn đề này, PGS TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, hoá chất và thuốc tẩy mà người dân đang dùng để tẩy trắng dừa là loại hoá chất rất độc hại, nếu dùng liều lượng lớn hoá chất ngấm vào trái dừa sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Còn theo một cán bộ Sở y tế Hà Nội, không nên sử dụng các loại hoá chất này trong việc tẩy trắng dừa, thuốc tẩy và hoá chất ngấm vào trong trái dừa sẽ khiến người tiêu dùng bị ngộ độc, dùng nhiều chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể gây nguy hiểm, lâu ngày có thể gây bệnh ung thư. Người tiêu dùng nên mua loại dừa chưa gọt vỏ, chưa ngâm tẩy trắng để sử dụng.

Làng miến “bẩn” Hà Nội: xài hóa chất đổi màu, chỉ bán... không ăn

(Kiến Thức) - Sau hình ảnh miến phơi ngay hố phân, theo tìm hiểu của Kiến Thức, đa số người dân xã Dương Liễu không ăn miến do mình sản xuất và muốn miến đen hay trắng... chỉ cần cho hóa chất là xong.

Để làm sự thật về những phên miến dong được phơi ngay cạnh hố nước phân đen ngòm, chuồng gà, chuồng lợn ruồi ngặng bu đầy… tại xã Dương Liễu (Hoài Đức - Hà Nội) đang khiến người tiêu dùng kinh hãi, phóng viên Kiến Thức đã thâm nhập vào xã Dương Liễu để tiếp tục tìm hiểu.
“Chỉ sản xuất miến, chứ không ăn”

9 kiến trúc trường đại học tuyệt đẹp

(Kiến Thức) - Chào mừng một năm học mới, trang Business Insider đã giới thiệu 9 kiến trúc trường đại học tuyệt đẹp trên thế giới.

1. Kiến trúc độc đáo của trường ĐH do Văn phòng kiến trúc Anh Foster & Partners thiết kế: Công trình này được đánh giá là một không gian tuyệt vời cho toàn bộ sinh viên và giáo viên của trường ĐH Yale học tập và công tác. Với các tấm cửa kính trong suốt, hành lang và không gian bên trong tòa nhà luôn tràn ngập ánh sáng. Ngoài ra, hai bên tòa nhà có phủ tấm phát quang màu xanh, mang đến cảm giác thoáng mát, dịu nhẹ.
1. Kiến trúc độc đáo của trường ĐH do Văn phòng kiến trúc Anh Foster & Partners thiết kế: Công trình này được đánh giá là một không gian tuyệt vời cho toàn bộ sinh viên và giáo viên của trường ĐH Yale học tập và công tác. Với các tấm cửa kính trong suốt, hành lang và không gian bên trong tòa nhà luôn tràn ngập ánh sáng. Ngoài ra, hai bên tòa nhà có phủ tấm phát quang màu xanh, mang đến cảm giác thoáng mát, dịu nhẹ.

Logo "cổ lỗ sĩ" của những ông lớn

(Kiến Thức) - Prudential, Johnson & Johnson, Shell Oil…là những công ty có logo lâu đời nhất thế giới.

1. Stella Artois (năm sử dụng logo lần đầu tiên: 1366, năm thành lập: 1366, doanh thu công ty mẹ: 43,2 tỷ USD, lĩnh vực: nước giải khát). Nguồn gốc của thương hiệu bia Stella Artois xuất phát từ năm 1366 khi nhà máy ủ bia Dan Hoom được thành lập tại Leuve, Bỉ. Năm 1708, chuyên gia nấu bia Sebastian Artois đã mua nhà máy này và đặt lại tên theo tên của ông. Chữ “Stella”, trong tiếng Latinh có nghĩa là “ngôi sao” và được thêm vào tên thương hiệu cho đến khi công ty giới thiệu bia theo mùa đầu tiên, “Christmas Star” năm 1926. Mặc dù đã trải qua hơn 100 năm phát triển, hình ảnh chiếc tù và trên logo vẫn không thay đổi. Stella Artois là thương hiệu bia Bỉ bán chạy nhất thế giới.

1. Stella Artois (năm sử dụng logo lần đầu tiên: 1366, năm thành lập: 1366, doanh thu công ty mẹ: 43,2 tỷ USD, lĩnh vực: nước giải khát). Nguồn gốc của thương hiệu bia Stella Artois xuất phát từ năm 1366 khi nhà máy ủ bia Dan Hoom được thành lập tại Leuve, Bỉ. Năm 1708, chuyên gia nấu bia Sebastian Artois đã mua nhà máy này và đặt lại tên theo tên của ông. Chữ “Stella”, trong tiếng Latinh có nghĩa là “ngôi sao” và được thêm vào tên thương hiệu cho đến khi công ty giới thiệu bia theo mùa đầu tiên, “Christmas Star” năm 1926. Mặc dù đã trải qua hơn 100 năm phát triển, hình ảnh chiếc tù và trên logo vẫn không thay đổi. Stella Artois là thương hiệu bia Bỉ bán chạy nhất thế giới. 

2. Twinings Tea (năm sử dụng logo lần đầu tiên: 1887, năm thành lập công ty: 1706, doanh thu công ty mẹ: 22,6 tỷ USD, lĩnh vực: nước giải khát). Thương hiệu trà Twinings Tea sử dụng duy nhất một logo với dòng chữ viết hoa bên dưới hình bờm sư tử trong suốt 227 năm qua và được coi là logo được sử dụng lâu đời nhất. Đặc biệt, công ty này luôn đóng quân tại một vị trí ở London kể từ khi được thành lập bởi Thomas Twining vào năm 1706. Trải qua hơn 10 thế hệ, Twinings đã được công nhận rộng rãi tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.

2. Twinings Tea (năm sử dụng logo lần đầu tiên: 1887, năm thành lập công ty: 1706, doanh thu công ty mẹ: 22,6 tỷ USD, lĩnh vực: nước giải khát). Thương hiệu trà Twinings Tea sử dụng duy nhất một logo với dòng chữ viết hoa bên dưới hình bờm sư tử trong suốt 227 năm qua và được coi là logo được sử dụng lâu đời nhất. Đặc biệt, công ty này luôn đóng quân tại một vị trí ở London kể từ khi được thành lập bởi Thomas Twining vào năm 1706. Trải qua hơn 10 thế hệ, Twinings đã được công nhận rộng rãi tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.

 
3. Bass Ale (năm sử dụng logo lần đầu tiên: 1876, năm thành lập công ty: 1777, doanh thu công ty mẹ: 43,2 tỷ USD, lĩnh vực: nước giải khát). Từ năm 1876, Bass Ale đã sử dụng logo hình tam giác đỏ. Tại thời điểm đó, đây là thương hiệu có bản quyền đầu tiên được cấp bởi chính phủ Anh. Chính thiết kế logo đơn giản này đã giúp Bass trở thành một trong những nhà sản xuất bia hàng đầu của Anh trong những năm 1890. Logo này phổ biến đến nỗi nó xuất hiện trong các bức họa, tiểu thuyết và cả trong vụ đắm tàu Titanic.

3. Bass Ale (năm sử dụng logo lần đầu tiên: 1876, năm thành lập công ty: 1777, doanh thu công ty mẹ: 43,2 tỷ USD, lĩnh vực: nước giải khát). Từ năm 1876, Bass Ale đã sử dụng logo hình tam giác đỏ. Tại thời điểm đó, đây là thương hiệu có bản quyền đầu tiên được cấp bởi chính phủ Anh. Chính thiết kế logo đơn giản này đã giúp Bass trở thành một trong những nhà sản xuất bia hàng đầu của Anh trong những năm 1890. Logo này phổ biến đến nỗi nó xuất hiện trong các bức họa, tiểu thuyết và cả trong vụ đắm tàu Titanic.


4. Shell Oil (năm sử dụng logo lần đầu tiên: 1904, năm công ty thành lập: 1833, doanh thu công ty mẹ: 451,2 tỷ đồng, lĩnh vực: năng lượng). Năm 1891, Marcus Samuel và công ty bắt đầu xuất khẩu dầu lửa từ London sang Ấn Độ và mang vỏ sò về bán tại trường châu Âu. Ban đầu, việc kinh doanh vỏ sò phổ biến đến mức doanh thu của nó chiếm phần lớn lợi nhuận của công ty. Do đó, năm 1897, Samuel đã thêm chữ “Shell” vào tên công ty và dùng hình ảnh chiếc vỏ sò làm logo. Hiện tại, công ty vẫn giữ hình ảnh vỏ sò 2 màu vàng và đỏ làm logo. Được biết, Shell là một trong những công ty năng lượng lớn nhất thế giới với giá trị trên thị trường lên tới 260 tỷ USD.

4. Shell Oil (năm sử dụng logo lần đầu tiên: 1904, năm công ty thành lập: 1833, doanh thu công ty mẹ: 451,2 tỷ đồng, lĩnh vực: năng lượng). Năm 1891, Marcus Samuel và công ty bắt đầu xuất khẩu dầu lửa từ London sang Ấn Độ và mang vỏ sò về bán tại trường châu Âu. Ban đầu, việc kinh doanh vỏ sò phổ biến đến mức doanh thu của nó chiếm phần lớn lợi nhuận của công ty. Do đó, năm 1897, Samuel đã thêm chữ “Shell” vào tên công ty và dùng hình ảnh chiếc vỏ sò làm logo. Hiện tại, công ty vẫn giữ hình ảnh vỏ sò 2 màu vàng và đỏ làm logo. Được biết, Shell là một trong những công ty năng lượng lớn nhất thế giới với giá trị trên thị trường lên tới 260 tỷ USD.


5. Levi Strauss & Co. (năm sử dụng logo lần đầu tiên: 1886, năm công ty thành lập: 1837, doanh thu công ty mẹ: 4,7 tỷ USD, lĩnh vực: may mặc). Logo của thương hiệu thời trang Levi’s với 2 chú ngựa. Levi’s đã sử dụng logo này lần đầu vào năm 1886. Trên thực tế, logo này phổ biến tới mức các khách hàng thường xuyên hỏi về “những chiếc quần có hình 2 chú ngựa”. Tính đến năm 2013, Levi’s có khoảng 16.000 công nhân trên toàn thế giới, chuyên sản xuất các loại quần jean, áo vét…

5. Levi Strauss & Co. (năm sử dụng logo lần đầu tiên: 1886, năm công ty thành lập: 1837, doanh thu công ty mẹ: 4,7 tỷ USD, lĩnh vực: may mặc). Logo của thương hiệu thời trang Levi’s với 2 chú ngựa. Levi’s đã sử dụng logo này lần đầu vào năm 1886. Trên thực tế, logo này phổ biến tới mức các khách hàng thường xuyên hỏi về “những chiếc quần có hình 2 chú ngựa”. Tính đến năm 2013, Levi’s có khoảng 16.000 công nhân trên toàn thế giới, chuyên sản xuất các loại quần jean, áo vét…


6. Sherwin-Williams (năm sử dụng logo lần đầu tiên: 1905, năm công ty thành lập: 1866, doanh thu công ty mẹ: 10,2 tỷ USD, lĩnh vực: hóa chất đặc biệt). Logo của Sherwin-Williams được thiết kế vào những năm 1890 bởi George Ford, nhà quảng cáo chính của công ty. Năm 1905, logo với dòng chữ “Cover the Earth” (phủ khắp hành tinh) đã thay thế hình ảnh con tắc kè hoa trước đó và trở thành logo chính thức của công ty. Sherwin-Williams, có trụ sở tại Cleveland, bang Ohio (Mỹ) là một trong những nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ sơn lớn nhất thế giới.
   
6. Sherwin-Williams (năm sử dụng logo lần đầu tiên: 1905, năm công ty thành lập: 1866, doanh thu công ty mẹ: 10,2 tỷ USD, lĩnh vực: hóa chất đặc biệt). Logo của Sherwin-Williams được thiết kế vào những năm 1890 bởi George Ford, nhà quảng cáo chính của công ty. Năm 1905, logo với dòng chữ “Cover the Earth” (phủ khắp hành tinh) đã thay thế hình ảnh con tắc kè hoa trước đó và trở thành logo chính thức của công ty. Sherwin-Williams, có trụ sở tại Cleveland, bang Ohio (Mỹ) là một trong những nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ sơn lớn nhất thế giới.

7. Heinz (năm sử dụng logo lần đầu tiên: 1869, năm công ty thành lập: 1869, doanh thu công ty mẹ: 11,5 tỷ USD, lĩnh vực: thực phẩm). Heinz lần đầu tiên gia nhập thị trường vào năm 1869. Năm 1867, Heinz giới thiệu nước sốt cà chua tới các khách hàng Mỹ. Kể từ đó, Heinz bán được khoảng 5.700 sản phẩm trên toàn thế giới. Logo của công ty bắt nguồn từ công ty Heinz & Noble Co. năm 1869. Phông chữ, kích cỡ hay hình dáng của logo gần như không thay đổi từ khi bắt đầu thành lập công ty.

7. Heinz (năm sử dụng logo lần đầu tiên: 1869, năm công ty thành lập: 1869, doanh thu công ty mẹ: 11,5 tỷ USD, lĩnh vực: thực phẩm). Heinz lần đầu tiên gia nhập thị trường vào năm 1869. Năm 1867, Heinz giới thiệu nước sốt cà chua tới các khách hàng Mỹ. Kể từ đó, Heinz bán được khoảng 5.700 sản phẩm trên toàn thế giới. Logo của công ty bắt nguồn từ công ty Heinz & Noble Co. năm 1869. Phông chữ, kích cỡ hay hình dáng của logo gần như không thay đổi từ khi bắt đầu thành lập công ty.


8. Prudential (năm sử dụng logo lần đầu tiên: 1896, năm công ty thành lập: 1875, doanh thu công ty mẹ: 41,5 tỷ USD, lĩnh vực: bảo hiểm). Chỉ một thời gian ngắn sau khi công ty được thành lập, Prudential đã giới thiệu logo với dòng chữ “Rock of Gibraltar” vào năm 1896. Biểu tượng này xuất hiện phía trên dòng chữ “Prudential có sức mạnh của Gibraltar” trên trang báo tuần. Theo trang web của công ty, đá là biểu tượng của “sức mạnh, sự ổn định, chuyên môn hóa và đổi mới”.

8. Prudential (năm sử dụng logo lần đầu tiên: 1896, năm công ty thành lập: 1875, doanh thu công ty mẹ: 41,5 tỷ USD, lĩnh vực: bảo hiểm). Chỉ một thời gian ngắn sau khi công ty được thành lập, Prudential đã giới thiệu logo với dòng chữ “Rock of Gibraltar” vào năm 1896. Biểu tượng này xuất hiện phía trên dòng chữ “Prudential có sức mạnh của Gibraltar” trên trang báo tuần. Theo trang web của công ty, đá là biểu tượng của “sức mạnh, sự ổn định, chuyên môn hóa và đổi mới”.


9. Peugeot (năm sử dụng logo lần đầu tiên: 1850, năm công ty thành lập: 1810, doanh thu công ty mẹ: 54,1 tỷ USD, lĩnh vực: máy móc tự động). Justin Blazer, một nhà chạm khắc đã thiết kế logo cho nhãn hiệu Peugeot vào năm 1847. Logo khắc họa hình ảnh con sư tử đứng trên một chiếc mũi tên. Tuy nhiên, nó đã được thay đổi nhiều lần, ví dụ như mũi tên bị xóa bỏ, tư thế của sư tử bị thay đổi. Thậm chí, công ty cũng trải qua nhiều sự thay đổi lớn. Trước đó, Peugeot là một công ty sản xuất thép. Trước khi trở thành một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, Peugeot từng hoạt động trong thị trường xe đạp.

9. Peugeot (năm sử dụng logo lần đầu tiên: 1850, năm công ty thành lập: 1810, doanh thu công ty mẹ: 54,1 tỷ USD, lĩnh vực: máy móc tự động). Justin Blazer, một nhà chạm khắc đã thiết kế logo cho nhãn hiệu Peugeot vào năm 1847. Logo khắc họa hình ảnh con sư tử đứng trên một chiếc mũi tên. Tuy nhiên, nó đã được thay đổi nhiều lần, ví dụ như mũi tên bị xóa bỏ, tư thế của sư tử bị thay đổi. Thậm chí, công ty cũng trải qua nhiều sự thay đổi lớn. Trước đó, Peugeot là một công ty sản xuất thép. Trước khi trở thành một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, Peugeot từng hoạt động trong thị trường xe đạp.

10. Johnson & Johnson (năm sử dụng logo lần đầu tiên: 1887, năm công ty thành lập: 1886, doanh thu công ty mẹ: 71,3 tỷ USD, lĩnh vực: dược phẩm). Johnson & Johnson, công ty đầu tiên ở Mỹ chuyên sản xuất quần áo vô trùng dùng trong phẫu thuật, được thành lập vào năm 1886 tại New Jersey, Mỹ. Logo độc đáo “Johnson & Johnson” bắt nguồn từ chữ ký của “cha đẻ” công ty, James Wood Johnson. Hiện Johnson & Johnson là công ty đại chúng, sản xuất các sản phẩm y tế và hàng tiêu dùng.

10. Johnson & Johnson (năm sử dụng logo lần đầu tiên: 1887, năm công ty thành lập: 1886, doanh thu công ty mẹ: 71,3 tỷ USD, lĩnh vực: dược phẩm). Johnson & Johnson, công ty đầu tiên ở Mỹ chuyên sản xuất quần áo vô trùng dùng trong phẫu thuật, được thành lập vào năm 1886 tại New Jersey, Mỹ. Logo độc đáo “Johnson & Johnson” bắt nguồn từ chữ ký của “cha đẻ” công ty, James Wood Johnson. Hiện Johnson & Johnson là công ty đại chúng, sản xuất các sản phẩm y tế và hàng tiêu dùng.