Hai hàng không mẫu hạm Mỹ tới Biển Đông

Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 24/1 cho biết hai tàu sân bay USS Carl Vinson và USS Abraham Lincoln cùng một số tàu hải quân khác đã tới Biển Đông.

Lầu Năm Góc công bố hai nhóm tàu sân bay trên sẽ thực hiện các bài huấn luyện tác chiến chống ngầm, tác chiến trên không và ngăn chặn lực lượng đối phương trên biển để tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Các hoạt động trên sẽ được thực hiện ở vùng biển quốc tế và tuân thủ với luật pháp quốc tế, Lầu Năm Góc bổ sung.

Hai hang khong mau ham My toi Bien Dong

Tàu sân bay USS Carl Vinson tới thăm Đà Nẵng, tháng 3/2018. Ảnh: Reuters.

“Các hoạt động như trên cho phép chúng ta tăng cường khả năng chiến đấu, cam kết với các đồng minh và đối tác, cũng như thể hiện quyết tâm của lực lượng hải quân nhằm đảm bảo ổn định khu vực và chống lại các ảnh hưởng xấu”, chuẩn đô đốc J.T. Anderson, lãnh đạo nhóm tàu sân bay USS Abraham Lincoln, tuyên bố.

Mỹ đưa hai tàu sân bay đến Biển Đông chưa đầy hai tuần sau khi Bộ Ngoại giao nước này xuất bản nghiên cứu nhằm bác bỏ nhiều yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có yêu sách về “quyền lịch sử” trên Biển Đông mà Bắc Kinh vẫn tuyên truyền.

Hai tàu sân bay USS Carl Vinson và USS Abraham Lincoln cũng vừa tham gia cuộc tập trận với Hải quân Nhật Bản ở Biển Philippines hôm 23/1, theo Reuters.

Thông tin của cuộc tập trận trên được thông báo cùng với thời điểm Đài Loan ghi nhận nhiều máy bay Trung Quốc xâm nhập vùng nhận diện phòng không của vùng lãnh thổ này gần quần đảo Đông Sa, Đông Bắc Biển Đông. Phía Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về sự việc.

Anh cuống cuồng tìm xác F-35B rơi, sợ lọt vào tay Nga!

Việc tiêm kích F-35B rơi xuống vùng biển quốc tế, đồng nghĩa với việc cả Nga và Trung Quốc đều có quyền thực hiện tìm kiếm chiếc tiêm kích này.

Anh cuong cuong tim xac F-35B roi, so lot vao tay Nga!
 Hôm 17/11 vừa rồi, một phi công RAF đã điều khiển một tiêm kích F-35B cất cánh từ hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth thuộc Hải quân Hoàng gia Anh và lao thẳng cả 100 triệu USD này xuống vùng biển quốc tế ở Địa Trung Hải.
Anh cuong cuong tim xac F-35B roi, so lot vao tay Nga!-Hinh-2
 Được biết, vụ rơi máy bay này diễn ra khi chiến đấu cơ F-35B cất cánh thường ngày theo khuôn khổ của Chiến dịch Fortis, chiến dịch đã được Anh khởi động từ hồi tháng 5/2021.

Vụ máy bay Nhật đánh bầm dập tàu sân bay USS Hornet của Mỹ

Ngày 26/10/1942, tàu sân bay USS Hornet tham gia trận chiến quyết định số phận của mình ở quần đảo Santa Cruz...

Vu may bay Nhat danh bam dap tau san bay USS Hornet cua My
Được hạ thủy ngày 14/12/1940, USS Hornet là tàu sân bay cuối cùng của Mỹ được sản xuất trước khi nước này tham gia Thế chiến II. Nó có cuộc đời khá ngắn ngủi khi bị lực lượng không quân Nhật Bản nhấn chìm sau chưa đầy 2 năm hoạt động.
Vu may bay Nhat danh bam dap tau san bay USS Hornet cua My-Hinh-2
Ngược dòng thời gian, vào ngày 17/8/1942, tàu sân bay USS Hornet được điều đi bảo vệ các vùng biển dẫn đến Guadalcanal tại quần đảo Solomon đang nằm trong sự giành giật quyết liệt giữa Mỹ và Nhật. Đến giữa tháng 9, nó là tàu sân bay duy nhất chưa bị hư hại ở khu vực này.

Những mốc son chói lọi của lực lượng hàng không mẫu hạm Anh

Với HMS Queen Elizabeth và HMS Price of Wales, Hải quân Hoàng gia Anh là một số ít quốc gia trên thế giới, sở hữu nhiều hơn 2 hàng không mẫu hạm.

Nhung moc son choi loi cua luc luong hang khong mau ham Anh
 Với 2 tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales mới này, Vương Quốc Anh đã đạt được cột mốc quan trọng trong năm nay, với việc lần đầu tiên, Anh cho tiến hành các cuộc tập trận đồng thời giữa hàng không mẫu hạm mới của mình đồng thời với các máy bay phản lực tân tiến.
Nhung moc son choi loi cua luc luong hang khong mau ham Anh-Hinh-2
 Và khuôn khổ của các cuộc tập trận với 2 tàu sân bay mới của Anh đã diễn ra ở 2 phía đối lập thế giới, giúp Anh tiến tới cột mốc thứ hai, khi điều này đang phản ánh được tầm ảnh hưởng của mình khi vươn ra toàn cầu, điều mà Vương Quốc Anh luôn hướng đến.