Hai áp lực lớn đặt Ngân hàng Nhà nước vào thế khó

Hai áp lực lớn đang thể hiện rõ, trước khi xét đến khả năng Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nới lỏng tiền tệ.

Dự kiến ngày 18/2, Chính phủ Singapore sẽ tung một gói ngân sách để hỗ trợ nền kinh tế trước ảnh hưởng tiêu cực của bệnh dịch Covid-19, ước tính có thể lên tới hơn 500 triệu USD.
Singapore là thành viên tiếp theo trong khu vực châu Á dự kiến có ứng xử cụ thể bằng chính sách tài khóa và tiền tệ.
Trước đó, dĩ nhiên là Trung Quốc, các biện pháp nới lỏng ngắn hạn để ổn định nền kinh tế trước đại dịch đã được triển khai. Thái Lan cũng đã giảm lãi suất. Malaysia cân nhắc đưa ra gói kích thích kinh tế. Nhật Bản cũng cân nhắc gói biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp…
Hai ap luc lon dat Ngan hang Nha nuoc vao the kho
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước tại Hà Nội.
Còn Việt Nam thì sao?
Đến nay, ở chính sách tài khóa, ghi nhận đầu tiên có ở quyết định miễn thuế nhập khẩu một số nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch.
Ở chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã sớm có văn bản định hướng xem xét cơ cấu lại nợ, giãn thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi suất… đối với các doanh nghiệp ở các lĩnh vực bị ảnh hưởng dịch bệnh. Nhiều ngân hàng thương mại đã vào cuộc bằng chính sách giảm lãi suất, miễn phí dịch vụ; các đầu mối trực thuộc hoặc có sở hữu Ngân hàng Nhà nước chi phối cũng đã thực hiện miễn, giảm các loại phí dịch vụ.
Nhưng về tổng thể, một bước nới lỏng tiền tệ tại Việt Nam hiện nay, theo hướng vừa đẩy mạnh bơm tiền vừa giảm rõ lãi suất, đang ở thế khó. Bởi Ngân hàng Nhà nước đang đối diện với hai áp lực lớn.
Thứ nhất, tỷ lệ đòn bẩy tín dụng đối với nền kinh tế đang có khả năng chịu tác động kép.
Theo số liệu ước tính, năm 2019 tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 13,7%, tương ứng với tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế xấp xỉ 8,2 triệu tỷ đồng. Quy mô GDP cuối 2019 ước tính quanh 6 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ đòn bẩy tín dụng với GDP theo đó đã vào khoảng 135-136%.
Tỷ lệ trên đã lên mức cao nhất từ trước tới nay. Mà đây là một trong những chỉ báo các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế quan tâm (thực tế ở kỳ đánh giá gần nhất, Ngân hàng Nhà nước đã từng phải làm việc và trao đổi cụ thể với một tổ chức xếp hạng tín nhiệm nước ngoài về chỉ báo này).
Áp lực một mặt ở sự gia tăng nói trên, mặt khác có ở tình huống tác động kép khi tăng trưởng GDP năm nay có thể suy giảm trước ảnh hưởng bệnh dịch Covid-19, khiến cân đối tỷ lệ tín dụng với GDP có thể càng bất lợi.
Thứ hai, áp lực lạm phát tăng lên những kỳ cập nhật gần đây, trong đó có lạm phát cơ bản - liên quan đến yếu tố tiền tệ.
Tháng 1/2020, lạm phát tại Việt Nam có mức tăng đột biến, cao nhất trong 7 năm qua; tương ứng, lạm phát cơ bản cũng tăng mạnh.
“Leo thang” là từ đã bắt đầu xuất hiện trong một số phân tích kinh tế gần đây, mà nó từng chỉ được dùng để nói về lạm phát giai đoạn 2010-2011.
Không chỉ riêng tháng 1/2020 có yếu tố mùa vụ (cao điểm thanh toán và tiêu dùng, lễ tết), mà tháng liền trước nữa (12/2019) đã gợi mở xu hướng tăng mạnh của lạm phát cơ bản; và tháng 2 này dự báo cũng sẽ tiếp tục thể hiện áp lực.
Như BizLIVE đề cập ở bài viết trước về kỷ luật điều hành chính sách, đặt trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19, trước khi kỳ vọng hoặc chờ đợi một sự nới lỏng tiền tệ nào đó, thay vì để tiền “ngập” trong hệ thống mà giảm lãi suất thì từ trước Tết Nguyên đán đến nay Ngân hàng Nhà nước phải liên tục (không ngắt quãng) hút bớt tiền về.
Cập nhật đến ngày giao dịch cuối tuần qua (14/2), với số dư tín phiếu lưu hành, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng tổng cộng xấp xỉ 86.000 tỷ đồng. Số dư này ngày một lớn, đương nhiên phải trả lãi suất (2,65%/năm), cũng là một điểm được chú ý về chi phí của ngân sách.

Khám phá con phố có nhiều tên gọi nhất Hà Nội

(VietnamDaily) - Ngược dòng lịch sử, phố Hàng Bông xưa nằm trên đất các thôn Kim Bát thượng, Kim Bát hạ, tổng Tiền Túc; Thương Môn Đông hạ, Yên Trung hạ, tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ.

Kham pha con pho co nhieu ten goi nhat Ha Noi
Phố Hàng Bông dài gần 1 km, là một trục phố quan trọng ở phía Nam khu phố cổ Hà Nội. Ít ai biết rằng con phố này từng mang rất nhiều cái tên khác nhau.
Kham pha con pho co nhieu ten goi nhat Ha Noi-Hinh-2
Ngược dòng lịch sử, phố Hàng Bông xưa nằm trên đất các thôn Kim Bát thượng, Kim Bát hạ, tổng Tiền Túc; Thương Môn Đông hạ, Yên Trung hạ, tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ.

Định hướng của NHNN là hạn chế cho vay các lĩnh vực rủi ro

(Vietnamdaily) - Qua Thông tư 22 có thể thấy định hướng chung của NHNN vẫn là hạn chế cho vay các lĩnh vực rủi ro, không vì xu hướng tăng trưởng chậm lại của kinh tế mà phát triển tín dụng ồ ạt cho tất cả các lĩnh vực.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 22 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực từ 1/1/2020.

Đáng chú ý nhất là thông tư trên quy định lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn lần lượt như sau: Từ 1/1/2020 đến 30/9/2020 là 40%; từ 1/10/2020 đến 30/9/2021 là 37%; từ 1/10/2021 - 30/9/2022 là 34% và kể từ 1/10/2022 là 30%.

Thủ tướng yêu cầu quản lý, sử dụng tiền mệnh giá nhỏ hợp lý trong dịp Tết

(Vietnamdaily) - Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng tiền mệnh giá nhỏ, lẻ hợp lý, tiết kiệm trong dịp Tết, đồng thời phải bảo đảm các hệ thống thanh toán hoạt động ổn định, thông suốt.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị số 33/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Canh Tý an toàn, tiết kiệm.

Thu tuong yeu cau quan ly, su dung tien menh gia nho hop ly trong dip Tet